Tổng thống Biden: Quân đội Mỹ sẽ thả hàng viện trợ xuống Gaza
Nhà Trắng cho biết hoạt động viện trợ sẽ diễn ra trong những ngày tới và tiếp tục trong những tuần tới.
Mỹ cũng xem xét thiết lập một hành lang hàng hải để vận chuyển hàng hoá viện trợ nhân đạo cho người dân Gaza.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 23/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Times of Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/3 đã công bố kế hoạch thực hiện đợt thả thực phẩm đầu tiên của quân đội Mỹ xuống Gaza, một ngày sau khi có thông tin lính Israel bị tố bắn vào đám đông người chờ viện trợ ở Thành phố Gaza, khiến ít nhất 104 người thiệt mạng và 208 người khác bị thương.
“Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa và Mỹ sẽ làm nhiều hơn nữa. Hàng viện trợ được đưa tới Gaza gần như không đủ…Mạng sống của những người vô tội, của trẻ em đang bị đe dọa. Chúng tôi sẽ không đứng yên cho đến khi có thêm viện trợ ở đó. Lẽ ra chúng ta phải đưa hàng trăm xe tải vào chứ không chỉ vài chiếc”, Tổng thống Biden nói với các phóng viên tại Nhà Trắng trước khi bắt đầu cuộc gặp với Thủ tướng Italy Giorgia Meloni.
Nhà Trắng sau đó cho biết đợt thả hàng viện trợ sẽ diễn ra trong những ngày tới và hoạt động này sẽ được nhân rộng trong những tuần tiếp theo.
Ngoài Mỹ, Jordan và Anh đã tiến hành thả hàng viện trợ vào tuần trước ở phía Bắc Gaza.
Tổng thống Biden cho biết Mỹ cũng sẽ xem xét một hành lang hàng hải khả thi để chuyển một lượng lớn viện trợ tới Gaza – nơi người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nước và thuốc men trầm trọng do chiến tranh. Một quan chức Mỹ tiết lộ hoạt động hỗ trợ vận chuyển bằng đường biển từ Síp, cách bờ biển Địa Trung Hải của Gaza khoảng 390km, đang được xem xét.
Việc chuyển hàng viện trợ tới Gaza luôn là một vấn đề gây tranh cãi trong cuộc chiến đã kéo dài 5 tháng tại vùng đất bị phong toả này.
Israel, quốc gia kiểm tra tất cả các xe tải vào Gaza từ cả hai cửa khẩu, đã đổ lỗi cho Liên hợp quốc (LHQ) vì không cung cấp hàng viện trợ đủ nhanh sau khi chúng được thông quan và dẫn đến tình trạng người cần vẫn chưa nhận được hàng hoá cấp thiết.
Về phần mình, LHQ cho biết việc phân phối viện trợ ở Gaza ngày càng trở nên khó khăn hơn. Theo dữ liệu và các quan chức của LHQ, dòng viện trợ từ Ai Cập gần như cạn kiệt trong hai tuần qua và tình trạng an ninh sụp đổ khiến việc phân phối thực phẩm khó khăn.
Video đang HOT
Nhiều xe tải đến cửa khẩu Kerem Shalom của Israel đã bị cản trở bởi người thân của các con tin Israel và những người biểu tình. Israel nhiều lần cho biết họ sẵn sàng đẩy nhanh quá trình giải phóng các xe hàng này.
Trước cuộc chiến với Hamas, Gaza dựa vào 500 xe tải chở hàng tiếp tế hàng ngày. Mỹ liên tục gây sức ép buộc Israel phải tăng cường cung cấp viện trợ kể từ khi xung đột nổ ra ngày 7/10/2023.
Cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine của LHQ (UNRWA) ngày 1/3 cho biết trong tháng 2, trung bình có gần 97 xe tải có thể vào Gaza mỗi ngày, so với khoảng 150 xe tải/ngày trong tháng 1 và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 500 xe/ngày.
Đức, Italy bình luận về khả năng chuyển giao chiến đấu cơ hiện đại cho Ukraine
Báo La Repubblica hôm 20/2 đưa tin Chính phủ Italy đang bí mật xem xét các phương án gửi máy bay quân sự tới Kiev.
Trong khi đó, Đức cho hay nước này không sở hữu những loại chiến đấu cơ mà Kiev yêu cầu viện trợ.
Máy bay ném bom chiến đấu AMX A-11 Ghibli của Không quân Italy. Ảnh: Wikipedia
Italy sắp chuyển giao chiến đấu cơ cho Kiev?
Theo nguồn tin, thoả thuận chuyển giao 5 chiếc máy bay cho Kiev có thể được ký kết trong chuyến thăm sắp tới đến thủ đô Ukraine của Thủ tướng Italy Giorgia Meloni. Lô hàng có thể bao gồm máy bay tấn công mặt đất AMX A-11 Ghibli cũ, cũng như máy bay phản lực Tornado.
Tuy nhiên, tờ La Repubblica tỏ ra hoài nghi về sáng kiến này, vì số lượng nhỏ máy bay phản lực như vậy khó có thể thay đổi tình hình trên bầu trời Ukraine.
Tờ báo cũng lưu ý Không quân Italy sẽ cho máy bay ném bom chiến đấu AMX Ghibli nghỉ hưu hoàn toàn vào cuối năm 2023. Còn việc vận chuyển Tornados hoặc Eurofighters sẽ phức tạp hơn.
La Repubblica cho biết Rome không muốn trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp máy bay do phương Tây sản xuất cho Kiev. Tờ báo giải thích rằng họ sẽ chỉ đồng ý chuyển giao chiến đấu cơ nếu các quốc gia khác làm như vậy trước. Đồng thời, Italy cũng muốn một số "đồng minh" khác như Vương quốc Anh, dẫn đầu trong nỗ lực này.
Italy được cho là sẽ không ngăn cản Vương quốc Anh gửi máy bay chiến đấu Typhoon tới Ukraine. Việc gửi gửi máy bay chiến đấu Typhoon cho Kiev sẽ cần có sự chấp thuận của tất cả các quốc gia tham gia sản xuất loại máy bay này.
Cho đến nay, Vương quốc Anh, quốc gia đi đầu trong chiến dịch cung cấp xe tăng do phương Tây sản xuất cho Ukraine, đã không vội vàng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Đầu tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với Sky News rằng Anh sẽ không sớm đưa máy bay chiến đấu tới Kiev. Ông lập luận rằng nếu quá trình chuyển giao diễn ra, khoảng 200 nhân viên của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh sẽ phải đi cùng các máy bay.
Thay vào đó, theo ông Wallace, Anh và các quốc gia phương Tây khác tập trung vào việc đảm bảo "khả năng phục hồi lâu dài" của Ukraine, thông qua các phương tiện khác, như tên lửa đất đối không hoặc máy bay không người lái, vốn có "tác dụng tương tự" máy bay chiến đấu.
Đức nói không sở hữu loại máy bay chiến đấu mà Ukraine yêu cầu
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius. Ảnh: Global Look Press/DPA
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Berlin khó có thể đáp ứng các yêu cầu của Kiev về máy bay chiến đấu, vì quân đội nước này không sở hữu các loại máy bay quân sự mà Kiev yêu cầu.
Cụ thể, khi được hỏi về khả năng chuyển giao chiến đấu cơ cho Ukraine, ông Pistorius nói rằng cho đến nay, các cuộc thảo luận về khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu chỉ đề cập đến các loại máy bay chiến đấu mà Bundeswehr không sở hữu.
"Câu hỏi đó nên dành cho các quốc gia khác chứ không phải Đức", ông Pistorius nói. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói rằng Berlin không loại trừ khả năng chuyển giao máy bay cho Kiev.
"Các hành động quân sự ở Ukraine khiến chúng ta không bao giờ có thể loại trừ bất kỳ khả năng nào", ông nói song cho rằng đề xuất này khó có thể áp dụng đối với máy bay quân sự của Đức ngay lúc này.
Quân đội Đức (Bundeswehr) hiện chủ yếu dựa vào các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Theo báo cáo năm 2021 của Airbus, Luftwaffe - Lực lượng Không quân của Đức đang sở hữu hơn 140 chiếc máy bat loại này. Được sản xuất từ đầu những năm 1990, những máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ tư này do BAE Systems của Anh, Airbus và Leonardo của Italy hợp tác sản xuất. Ngoài những chiếc Typhoon, Không quân Đức còn có gần 90 máy bay phản lực Panavia Tornado cũ hơn được phát triển từ những năm 1970.
Hồi tháng 1, ông Pistorius cũng đã thẳng thừng bác bỏ thông tin cho rằng Đức chấp thuận gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine. Ông nhấn mạnh điều đó "không khả thi" và cho rằng động thái này là quá rủi ro.
Kiev lạc quan, Nga cảnh báo đáp trả mạnh mẽ
Chiến đấu cơ F-16 trong một cuộc trình diễn hỏa lực của Lực lượng Không quân Mỹ. Ảnh: Getty Images
Kiev đã liên tục kêu gọi các quốc gia phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng hơn - như máy bay chiến đấu và tiêm kích cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang căng thẳng.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng mục đích thực sự của Kiev là những chiếc tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất. Và Mỹ đã thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị này.
Vào cuối tháng 1, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ không gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine.
Tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng, trả lời phóng viên khi được hỏi tại sao ông phản đối cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine, Tổng thống Biden nói: "Vì Mỹ nên giữ máy bay chiến đấu này trong nước. Đó hoàn toàn là tình huống khác biệt".
Trong khi đó, các quan chức Ukraine gần đây đã bày tỏ sự lạc quan, cho rằng nước này sẽ vượt qua sự phản đối của phương Tây.
Tuần trước, tờ Financial Times đưa tin Mỹ vẫn có thể cân nhắc gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Kiev hoặc "bật đèn xanh" cho việc tái xuất khẩu loại máy bay này từ các quốc gia khác sở hữu chúng.
Về phần mình, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh đang ưu tiên cung cấp cho Ukraine xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và đạn dược, và máy bay chiến đấu không phải là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Theo ông Stoltenberg, NATO vẫn đang thảo luận về việc gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine.
Trong bối cảnh đó, ôngViktor Bondare, cựu Tư lệnh Lực lượng Không quân Nga và Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về Quốc phòng và An ninh, hôm 14/2 cảnh báo rằng các hệ thống phòng không của Nga có thể phá hủy tất cả các máy bay chiến đấu của phương Tây trong vòng 2 - 3 tháng nếu chúng được chuyển giao cho Ukraine.
"Hệ thống phòng không của chúng tôi hoạt động rất hiệu quả. Chúng tôi sẽ phá hủy tất cả nguồn cung máy bay của Ukraine trong vòng 2 - 3 tháng. Ukraine cần học cách vận hành máy bay chiến đấu và quá trình này sẽ mất khoảng 6 - 12 tháng", ông Bondare trả lời câu hỏi liệu việc phương Tây gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Moskva đã nhiều lần cảnh báo việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Kiev chỉ khiến xung đột kéo dài, gây thêm nỗi thống khổ cho ngườidân, cũng như tạo ra nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.
Bầu cử Mỹ 2024: Xung đột Israel - Hamas và cuộc bỏ phiếu ở Michigan Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan vào ngày 27/2, nhưng đang chuẩn bị đối mặt với một cuộc biểu tình do người Mỹ gốc Arab dẫn đầu về cách ông xử lý cuộc chiến ở Gaza. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu cùng Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer khi...