Tổng thống Biden kỳ vọng xoay chuyển điểm yếu thành điểm mạnh nhờ lạm phát giảm
Chính trị tại Mỹ đã có bước ngoặt lớn vào ngày 12/7 với một báo cáo cho thấy giá tiêu dùng tăng ở tốc độ chậm nhất kể từ những tháng đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở bang Oregon, Mỹ ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin các thành viên đảng Cộng hòa trong thời gian qua đã chỉ trích Tổng thống Biden về chi phí hàng hóa, xăng dầu… đồng thời cho rằng gói cứu trợ đại dịch COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD cũng như việc hỗ trợ thúc đẩy xe điện của chính quyền ông Biden là nguyên nhân đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong 4 thập niên tại Mỹ.
Tuy nhiên, báo cáo về giá tiêu dùng tháng 6 cho thấy lạm phát đã giảm đáng kể mà không xảy ra tình trạng mất việc làm như một số nhà kinh tế và các lãnh đạo đảng Cộng hòa dự đoán. Giá chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.
Nhóm của Tổng thống Biden đã nhanh chóng tận dụng báo cáo lạm phát này làm bằng chứng cho thấy các chính sách của họ đã mang lại kết quả. Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng Jared Bernstein nhận định: “Lạm phát đã giảm 2/3 trong năm qua. Điều đặc biệt đáng chú ý và phù hợp với Bidenomics bởi tỷ lệ lạm phát giảm mạnh trong khi thị trường việc làm vẫn rất mạnh mẽ”.
Video đang HOT
Tổng thống Biden cũng nhanh chóng ghi nhận công lao: “Việc làm tốt và chi phí thấp hơn: Đó là tác dụng của Bidenomics”.
“Bidenomics” được cho đã “ra mắt” thông qua một bài bình luận của tờ Wall Street Journal vào đầu tháng 6 với Tổng thống Biden lập luận rằng kế hoạch kinh tế của ông hoạt động nhờ tạo ra việc làm và lạm phát giảm.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, văn phòng của Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell lại công bố bảng phân tích về mức tăng giá trong toàn bộ nhiệm kỳ của Tổng thống Biden để minh chứng rằng lạm phát vẫn là một vấn đề. Bảng phân tích trích dẫn giá vé máy bay tăng 39%, giá đồ nội thất tăng 18,8%…
Chính quyền Tổng thống Biden lại muốn cử tri tập trung vào xu hướng giảm. Một thống kê quan trọng được Nhà Trắng đo lường là trung bình có thể mua bao nhiêu gallon xăng qua lương một giờ làm việc. Các nhà lập pháp và ứng cử viên đảng Cộng hòa đã chỉ trích Tổng thống Biden về mức giá kỷ lục tại các trạm xăng vào năm 2022.
Nhưng theo phân tích nội bộ của Nhà Trắng một giờ làm việc cách đây 12 tháng chỉ có thể trả cho 5,5 gallon xăng, con số này kể từ đó đã tăng lên hơn 8 gallon. Sự gia tăng này dường như phản ánh mức giảm 27% của giá xăng so với một năm trước và tiền lương trung bình cũng tăng khoảng 5%.
Tổng thống Biden từ lâu cũng phủ nhận rằng khoản tiền cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của ông đã góp phần gây ra lạm phát. Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine là “thủ phạm chính”. Khảo sát do AP VoteCast thực hiện cho kết quả 54% cử tri được hỏi cho rằng chính sách của ông Biden khiến lạm phát cao hơn, trong khi 46% nhận định giá cả cao là do các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ông chủ Nhà Trắng.
Khi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 đang đến gần, Tổng thống Biden đã cố gắng ghi điểm nhờ kinh tế. Nhà lãnh đạo Mỹ đã có những bài phát biểu tạo mối liên hệ giữa hành động của ông với các dự án xây dựng mới và đầu tư của các công ty.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Nhà Trắng vào tháng 6 nói với các phóng viên rằng “có lý do để nghĩ rằng” lạm phát sẽ tiến gần đến mục tiêu 2% của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trước cuộc bầu cử tháng 11/2024.
Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng thừa nhận ngày 12/7 rằng nỗ lực giảm lạm phát chưa hoàn thiện. Fed sẵn sàng tăng lãi suất và giữ chúng ở mức cao cho đến khi lạm phát dường như hướng tới mục tiêu của ngân hàng trung ương. Ông Skanda Amarnath, giám đốc của tổ chức Employ America nhận định: “Khi Fed nhanh chóng tăng lãi suất, bạn không biết điều gì sẽ xảy ra”.
Đại tá Mỹ chỉ ra sai lầm của Tổng thống Biden đã làm thay đổi nước Nga
Do chính sách bành trướng hiếu chiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Đông Âu mà Nga đã xây dựng được một đội quân đáng gờm với vũ khí tối tân, cựu cố vấn Lầu Năm Góc - đại tá Douglas Macgregor cho biết trong cuộc phỏng vấn với nhà phân tích Kim Iversen trên YouTube.
Tổng thống Biden.
"Mục đích tiêu diệt Nga... thật lố bịch. Hiện giờ chúng ta không có đạn dược và binh lính để gửi đến Ukraine. Ngược lại, Moscow có 300 nghìn quân dự bị sẵn sàng tổ chức tấn công. Chúng ta không có bất cứ thứ gì giống như vậy" - chuyên gia nhận xét.
Viên sĩ quan nhắc nhở rằng quân đội Nga đã trở thành một lực lượng tấn công mạnh mẽ với một số lượng lớn vũ khí hiện đại và quân số gần một triệu người.
"Chúng ta thậm chí còn chưa tới gần được kết quả như vậy. Phải mất nhiều tháng mới có thể bắt kịp họ" - đại tá khẳng định.
Theo ông, Nga đang chiến đấu ở Ukraine bởi vì đất nước đó nằm trong phạm vi lợi ích sống còn của họ, trong khi Mỹ không có gì để làm ở khu vực nói trên.
Tổng thống Mỹ Biden lại "lỡ miệng" nói "Nga nên ngừng tấn công Nga" Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Biden "lỡ miệng", điều mà cánh báo chí có thiện cảm với ông đã cố gắng viện dẫn là hậu quả của chứng nói lắp thời thơ ấu. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lẫn lộn giữa Nga và Ukraine trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Vilnius (Litva) hôm...