Tổng kết Diễn đàn Đối thoại Shangri-La 12
Sau 3 ngày thảo luận, Hội Nghị An Ninh Châu Á thường được gọi là Đối thoại Shangri-La, đã kết thúc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng với trọng tâm hướng đến là xây dựng “ lòng tin chiến lược” được dư luận hưởng ứng khá tích cực. Việt Nam trở thành quốc gia phất cờ hiệu triệu, tập hợp và đoàn kết các quốc gia ven biển chung tay bảo vệ lợi ích và ứng xử khôn ngoan, khéo léo với quốc gia đang hầm hừ thâu tóm biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế và khu vực.
Hầu hết các học giả đều nói về bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như sau: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có một bài phát biểu ấn tượng với sự tự tin tuyệt vời. Chủ đề chính của bài phát biểu là sự cần thiết phải xây dựng lòng tin chiến lược giữa những nước chủ chốt ở Đông Nam Á, kể cả những cường quốc lớn và đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ. Với thông điệp mềm dẻo nhưng trí tuệ và sắc sảo, Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là vai trò trung tâm của ASEAN và các tổ chức đa phương lấy ASEAN làm trung tâm. Tôi cho rằng Thủ tướng đã chuẩn bị chu đáo bài phát biểu, điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của ông”.
Hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ghép từ hàng ngàn tấm hình nhỏ do độc giả gửi tới Ban biên tập.
Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng ám chỉ Trung Quốc khi nói rằng chuyện tự nhận có phần lớn chủ quyền lãnh hãi là điều không hợp lý, đồng thời kêu gọi tất cả các nước can dự vào cuộc tranh chấp phải bình tĩnh, không tạo thêm những căng thẳng gây bất lợi cho ổn định của toàn khu vực.
Đề tài được bàn tán đến nhiều ở ngày cuối của Hội nghị là việc Bắc Kinh ngoan cố nói rằng tầu chiến của họ sẽ tiếp tục tuần tra ở các vùng biển mà họ từng tuyên bố chủ quyền thuộc về mình. Điều này được Trung Tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc đưa ra trong bài phát biểu đọc ở Hội Nghị An Ninh Châu Á tại Singapore.
Tướng Thích Kiến Quốc với lý sự cùn nói rằng “ai cũng hiểu tại sao tàu chiến trung Quốc lại tuần tra ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nhắc lại Trung Quốc có chủ quyền ở 2 vùng biển này, nhấn mạnh đó là lập trường rất rõ ràng, và những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở các vùng biển này là hợp pháp, không phải tranh cãi”.
Các học giả uy tín trên thế giới lắng nghe và hưởng ứng tích cực thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phát biểu này được đưa ra để khẳng định lập trường đi ngược luật pháp quốc tế của Bắc Kinh với cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang diễn ra giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, và tranh chấp ở quần đảo Điếu Ngư ở vùng biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản.
Về trường hợp quần đảo Ryukyu của Nhật Bản trong đó có cả Okinawa và bài viết của một vài học giả Trung Quốc cho rằng chủ quyền quần đảo này thuộc về Trung Quốc, Tướng Thích Kiến Quốc nói đây chỉ thuần túy là một bài nghiên cứu, không phản ánh quan điểm của chính phủ Bắc Kinh.
Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc nhìn nhận quả có căng thẳng đang xảy ra ở một số khu vực nhưng lại bao biện chính sách của Bắc Kinh là “giải quyết vấn đề bằng đối thoại, đàm phán hòa bình”, nhưng không từ bỏ điều mà ông gọi là “những lợi ích cốt lõi cho quốc gia”.
Tướng Thích Kiến Quốc lặp lại các luận điệu đơn độc và ngoan cố
Video đang HOT
Ông còn không còn biết hổ thẹn khi nói rằng Trung Quốc không bao giờ có chính sách bành trướng ra nước ngoài và dùng quân sự để xâm lược nước khác.
Sau phát biểu của đại diện Trung Quốc, Bộ Trưởng Quốc Phòng Voltaire Gazmin của Philippines nói rằng ông mong mỏi những lời nói mang ý nghĩa xây dựng và hòa bình mà Tướng Thích Kiến Quốc đưa ra trước Hội Nghị sẽ được chứng tỏ bằng hành động.
Ông Gazmin đưa thí dụ chuyện Trung Quốc nói không hề có ý tưởng làm bá chủ khu vực Châu Á và những gì đang xảy ra ở biển Đông hoàn toàn khác biệt nhau.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Voltaire Gazmin của Philippines
Ông Ng Eng Hen, Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore nói rằng tranh chấp chủ quyền biển đảo và những nguy cơ có thể xảy ra vì cuộc tranh chấp này sẽ gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Ông Ng Eng Hen, Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore
Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam cũng nói tại Hội Nghị rằng đến giờ Đông Nam Á vẫn chưa có ổn định, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia phải bảo vệ ngư dân của nhau, và tránh sử dụng võ lực dưới bất kỳ hình thức nào với ngư dân nước khác, ý muốn nói đến chuyện tàu Trung Quốc đâm vao tàu các của Việt Nam và chuyện chính quyền Bắc Kinh ra lệnh cấm ngư dân nước ngoài không được đánh cá ở phần lớn vùng biển tại Hoàng Sa và Trường Sa, tự nhận đó là vùng biển đảo chủ quyền thuộc về Trung Quốc.
Trong phát biểu đọc trước Hội Nghị, ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nhắc lại lời cam kết sẽ xem Châu Á-Thái Bình Dương là trọng điểm chiến lược như Tổng Thống Barack Obama đã cam kết sau ngày vào Nhà Trắng.
Ông Hagel cũng nhắc lại rằng mặc dù ngân sách quốc phòng có bị cắt giảm, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến chính sách cũng như kế hoạch mà Washington sẽ thể hiện trong khu vực.
Một trong những điều cũng được ông nói tới là Hoa Kỳ sẽ bỏ thêm 100 triệu dollars cho những chương trình thao diễn chung sẽ được thực hiện với nhiều nước Châu Á.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel
Ông Hagel cũng mời các vị bộ trưởng quốc phòng ASEAN dự hội nghị được Hoa Kỳ tổ chức ở Hawaii vào năm tới và nhận lời mời sang thăm Việt Nam.
Ngay giờ của chuyến đi chưa được quyết định.
Riêng với Trung Quốc, ông Hagel nói rõ sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á không nhằm mục đích ngăn chận sự phát triển của Hoa Lục, mà chỉ để giúp xây dựng ổn định và hòa bình toàn vùng.
Ông cũng cho rằng cách tốt nhất để giải tỏa nhưng nghi kỵ mà Bắc Kinh đang có là 2 bên phải tiếp tục xây dựng quan hệ về quốc phòng. Ông cho rằng mối quan hệ này đang tiến triển tốt và trách nhiệm của cả đôi bên là phải làm tốt hơn nữa.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ mối quan ngại liên quan đến tệ trạng tin tặc tấn công các trang mạng của chính phủ và những công ty tư nhân của Mỹ, nói là có những dấu hiệu cho thấy bọn tin tặc có quan hệ trực tiếp với chính phủ và quân đội Trung Quốc, đánh cắp được nhiều tài liệu quốc phòng của Mỹ.
Theo NTD
Tướng Vịnh: Phải tự bảo vệ được mình
Bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - trưởng đoàn quốc phòng của VN - đã trả lời phỏng vấn một số báo.
- Mấy ngày nữa thì ông đi dự đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc. Xin ông cho biết nội dung chuẩn bị?
Chuẩn bị của phía Việt Nam rất kỹ và phong phú. Có bốn nội dung lớn, trong đó có nội dung về an ninh liên quan tới Trung Quốc - Việt Nam, liên quan tới quan hệ song phương trong quan hệ đa phương và sẽ tập trung bàn về vấn đề biển Đông. Đề xuất các quan điểm về mặt quốc phòng nhằm đảm bảo tuyệt đối không xảy ra xung đột trên biển Đông.
Cũng nhân dịp này, hai nước sẽ ký chính thức thỏa thuận thiết lập đường dây liên lạc giữa hai bộ quốc phòng. Đây là bước tiến mới rất có ý nghĩa trong quan hệ giữa hai nước.
- Liên quan tới các hoạt động của ngư dân trên biển thì sao thưa ông?
Vấn đề biển Đông đương nhiên sẽ gắn với vấn đề ngư dân. Quan điểm của Việt Nam là đối với ngư dân trước hết phải đảm bảo thực thi pháp luật của mỗi nước. Nhưng về mặt quốc phòng thì tuyệt đối không được sử dụng vũ lực với ngư dân. Ngược lại phải đối xử nhân đạo với ngư dân. Không chỉ thế, lực lượng quân sự quốc phòng phải có hành động giúp đỡ ngư dân, ví dụ như tránh bão hay gặp khó khăn hay trục trặc ngoài khơi.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
- Trong vấn đề biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đâu là thách thức lớn nhất?
Thách thức lớn nhất là quan điểm hai bên còn khác nhau nhiều. Phát ngôn, tuyên bố của hai bên về chủ quyền còn rất xa nhau. Cả hai bên đều rất kiên định về chủ quyền - đó là đương nhiên rồi. Việt Nam chúng ta xác định chủ quyền phải luôn tuyệt đối tuân thủ luật pháp quốc tế. Ví dụ, những chứng lý về Hoàng Sa - Trường Sa rõ ràng là Việt Nam quản lý trong lịch sử cũng như thực tế.
- Về vấn đề biển Đông, Trung Quốc gần đây nói nhiều về chuyện thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Nhưng có cảm giác đó như là bước lùi khi DOC đã được ký cách đây hơn 10 năm, trong khi Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) thì vẫn giậm chân tại chỗ?
Về nguyên tắc, khi hai bên đang đàm phán về tranh chấp chủ quyền thì một điều kiện tối thiểu là trong quá trình tiến tới thực hiện đầy đủ, thực hiện tốt DOC cũng như chuẩn bị COC, các bên phải đảm bảo ổn định, giữ nguyên trạng, không được sử dụng vũ lực. Còn COC bao giờ mới có thì còn phải chờ thời gian. Nhưng nếu các bên thực hiện cho đủ, cho đúng DOC thì anh không được sử dụng vũ lực, anh không được thay đổi nguyên trạng. Ví dụ ngư trường của tôi đây đang đánh mà anh đuổi tôi là anh thay đổi nguyên trạng, nghĩa là không được.
Giờ Trung Quốc không cho ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa, trước hết là không đúng với đạo lý. Ở Hoàng Sa, mình đánh bắt cả ngàn đời rồi mà giờ họ ra đuổi bắt là vì lý do gì? Thứ nữa là vi phạm DOC. Mình đấu tranh là sẽ trên cơ sở đó.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 12 ngày 2-6 - Ảnh: THANH TUẤN/Tuổi trẻ
- Các quan chức và học giả đều nói Trung Quốc gần đây đưa ra đàm phán COC như kiểu mồi nhử vì đổi lại họ muốn ASEAN phải ép Philippines từ bỏ vụ kiện của mình?
Không ai có thể ép buộc được. Chẳng ai ép được Philippines. Họ nói vậy thôi chứ ASEAN không bao giờ làm được điều đó. ASEAN là tổ chức hợp tác mà nguyên tắc đồng thuận là cao nhất.
Ở đây cần nói là đừng quá trông chờ nhiều vào DOC hay COC. Bảo vệ lợi ích chính đáng của một quốc gia không thể chỉ trông chờ vào hợp tác đa phương hay thiện chí của một quốc gia nào mà phải dựa vào chính mình, tự bảo vệ được mình.
Theo vietbao
Singapore ủng hộ quan điểm của Việt Nam ở Shangri-la Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ngày 2/6 tuyên bố ủng hộ lời kêu gọi của Việt Nam về việc các quốc gia cùng kí thỏa thuận "không sử dụng vũ lực trước tiên" để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN diễn ra ngày 7/5 ở Brunei, Bộ trưởng Quốc...