Tổng hợp các các dụng phụ của vắc xin quai bị mà cha mẹ nên biết
Cũng như các loại thuốc và vắc xin khác, vắc xin quai bị cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy các tác dụng phụ của vắc xin quai bị có đáng lo ngại hay không?
1. Những tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường gặp
Vắc xin quai bị phổ biến nhất hiện nay là vắc xin kép MMR và MMRV. Thông thường, chúng ít xảy ra các phản ứng phụ. Nếu có thì các triệu chứng cũng tương đối nhẹ nhàng. Những tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường gặp nhất là:
- Khó chịu, châm chích, đau và đỏ tại chỗ tiêm.
- Sốt (có hoặc không có phát ban).
- Phát ban. Sốt và phát ban trên da thường phát triển từ 5 đến 12 ngày sau khi tiêm chủng và xảy ra phổ biến hơn ở lần tiêm chủng đầu tiên.
- Nổi hạch ở má hoặc cổ.
- Vì vắc xin MMR và MMRV có chứa rubella nên Viêm khớp hoặc đau khớp cấp tính thoáng qua có thể xảy ra từ 1 đến 3 tuần sau khi tiêm chủng. Tác dụng phụ này thường phổ biến hơn ở phụ nữ sau tuổi dậy thì.
Hãy nhớ rằng, các tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường nhẹ nhàng và an toàn hơn nhiều so với việc bị mắc bệnh quai bị. Do vậy, hãy tuân thủ lịch chủng ngừa của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.
Video đang HOT
Các tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường nhẹ nhàng và ít nghiêm trọng. (Ảnh Internet)
2. Những tác dụng phụ ít phổ biến và nghiêm trọng hơn
2.1. Xuất huyết giảm tiểu cầu – tác dụng phụ của vắc xin quai bị nghiêm trọng nhưng có thể tự hồi phục
Tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi chủng ngừa bằng vắc xin MMR hoặc MMRV. Ở hầu hết trẻ em, giảm tiểu cầu sau chủng ngừa sẽ tự khỏi trong vòng 3 tháng mà không có biến chứng nghiêm trọng.
Ở những người đã bị xuất huyết giảm tiểu cầu với liều vắc xin MMR hoặc MMRV đầu tiên. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng huyết thanh để xác định xem có cần thêm một liều vắc xin nữa để phòng bệnh hay không. Nên đánh giá cẩn thận tỷ lệ rủi ro trên lợi ích trước khi xem xét tiêm chủng trong những trường hợp như vậy.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là tác dụng phụ của vắc xin quai bị có thể tự hồi phục. (Ảnh Internet)
2.2. Viêm não
Vắc xin MMR và MMRV có chứa vắc xin sởi. Mà viêm não đã được báo cáo liên quan đến việc sử dụng vắc-xin sởi với khoảng 1 phần triệu liều được phân phối ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên rủi ro này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mắc bệnh sởi tự nhiên (1 trên 1.000 trường hợp).
2.3. Co giật do sốt cao
Trong độ tuổi từ 12 đến 23 tháng, khi tiêm liều vắc xin MMRV đầu tiên trẻ sẽ có nguy cơ bị sốt và co giật trong 7 đến 10 ngày sau khi tiêm chủng. Việc tiêm vắc xin MMR và vắc-xin Varicella riêng biệt sẽ giảm nguy cơ co giật do sốt cao. Vì vậy, phụ huynh của trẻ có thể chọn phương pháp tiêm MMR V để giảm thiểu tác dụng phụ của vắc xin quai bị này.
2.4. Các tác dụng phụ của vắc xin quai bị khác
Vào giữa đến cuối những năm 1990, các nhà nghiên cứu ở Anh đã báo cáo mối liên hệ giữa vắc xin MMR và bệnh viêm ruột, vắc xin MMR và chứng tự kỷ. Các nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt và đánh giá các bằng chứng đã được thực hiện trên toàn thế giới. Và hiện có nhiều bằng chứng để bác bỏ những tuyên bố đó. Vào năm 2010, nghiên cứu ban đầu cho thấy mối liên hệ giữa vắc-xin MMR và chứng tự kỷ bị phát hiện là gian lận và đã bị rút lại.
Trong những tình huống cực kỳ hiếm, có thể xảy ra các tác dụng phụ của vắc xin quai bị nghiêm trọng hơn. Nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa, da và những cơ quan khác. Sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin MMR hoặc vắc xin MMRV cũng có thể xảy ra nhưng rất hiếm.
Tác dụng (hiệu quả) của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu?
Vắc xin quai bị thường được chỉ định tiêm cho trẻ em, trước tuổi đến trường. Vậy tác dụng của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu? Người lớn có cần tiêm nhắc lại mũi vắc xin quai bị không?
1. Vắc xin quai bị có hiệu quả như thế nào?
Hiện nay, vắc xin quai bị được sử dụng phổ biến nhất là vắc xin kép MMR và MMRV. Trong đó, tác dụng của vắc xin quai bị MMR là chống lại 3 bệnh sởi, quai bị, rubella. Tác dụng của vắc xin quai bị MMRV là chống lại 4 bệnh sởi, quai bị, rubella và thủy đậu. Hai loại vắc xin này đều được chỉ định tiêm 2 liều. Liều đầu tiên nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng tuổi. Liều thứ hai tiêm khi trẻ 4 - 6 tuổi.
Trong các nghiên cứu lâm sàng, một mũi tiêm vắc xin MMR tạo ra 95% kháng thể sởi, 96% kháng thể quai bị và kháng thể rubella ở 99% trẻ em trước đó có huyết thanh âm tính với các bệnh lý này.
Ở trẻ 12 tháng tuổi, một liều vắc xin MMRV mang lại tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh tương tự như tỷ lệ đạt được sau khi dùng đồng thời vắc xin MMR và vắc xin thủy đậu đơn. Một nghiên cứu về trẻ em được chủng ngừa 2 liều vắc-xin MMRV trong năm thứ hai của cuộc đời cho thấy độ nhạy huyết thanh đối với bệnh sởi, quai bị, rubella và varicella lần lượt là 99%, 97,4%, 100% và 99,4% vào năm thứ ba sau tiêm chủng.
Tác dụng của vắc xin quai bị đạt hiệu quả cao nhất khi được tiêm ngừa ngay từ khi còn nhỏ. (Ảnh Internet)
Theo các nghiên cứu cho thấy, tác dụng của vắc xin quai bị được ước tính đạt hiệu quả là 62% đến 91% cho 1 liều và 76% đến 95% cho 2 liều. Thống kê cũng cho thấy, 1 liều vắc xin quai bị là không đủ để ngăn ngừa bùng phát bệnh quai bị. Kể cả ở những quần thể có tỷ lệ bao phủ hơn 95% với vắc xin phòng bệnh quai bị một liều.
2. Tác dụng của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu?
Nhiều phụ huynh băn khoăn liệu tác dụng (hiệu quả) của vắc xin quai bị kéo dài trong bao lâu? Có bảo vệ trẻ suốt đời được không?
Những người được tiêm vắc xin MMR theo lịch tiêm chủng quốc gia thường được coi là được bảo vệ suốt đời chống lại bệnh sởi và bệnh rubella. Mặc dù MMR cung cấp khả năng bảo vệ hiệu quả chống lại bệnh quai bị cho hầu hết mọi người.
Nhưng khả năng miễn dịch chống lại bệnh quai bị có thể giảm theo thời gian. Và một số người có thể không còn được bảo vệ khỏi căn bệnh quai bị sau này trong cuộc đời. Các nghiên cứu huyết thanh học và dịch tễ học đã chứng minh tác dụng của vắc xin quai bị kép MMR đối với căn bệnh quai bị là giảm dần theo thời gian.
Thực tế ghi nhận một số đợt bùng phát dịch quai bị đã phát sinh ở các quần thể có độ bao phủ 2 liều cao. Khả năng miễn dịch suy yếu góp phần vào nguy cơ mắc bệnh quai bị ở những người đã được tiêm chủng. Một người bị giảm đáp ứng miễn dịch có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi rút quai bị thông qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh quai bị.
Một người bị giảm đáp ứng miễn dịch có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi rút quai bị thông qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh quai bị (Ảnh: Internet)
Mặc dù việc tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh quai bị sau độ tuổi và chủng ngừa phù hợp là không cần thiết. Nhưng trong một số trường hợp, tác dụng của vắc xin quai bị MMR liều thứ ba có thể cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn bổ sung cho những người có khả năng tiếp xúc gần với bệnh nhân quai bị trong đợt bùng phát. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn tiêm nhắc lại mũi MMR.
Vắc xin MMRV ít phổ biến hơn vắc xin MMR do thường gặp tác dụng phụ là sốt cao và co giật. Nên các nhà tiêm chủng khuyến khích tiêm MMR V (tiêm MMR cùng 1 mũi vắc xin thủy đậu đơn) hơn là tiêm 1 mũi vắc xin kép MMR. Hiện nay vẫn chưa có dữ liệu về thời gian kéo dài tác dụng của vắc xin quai bị MMRV.
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải những nguy cơ gì? Cách phòng tránh quai bị tốt nhất là tiêm vaccin MMR. Tuy nhiên, với phụ nữ bạn nên tiêm loại vaccine này trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Vậy phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải nguy cơ gì? Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể dẫn đến nguy...