Tôm sú tự nhiên “khổng lồ” rầm rộ về Sài Gòn, giá rẻ chưa từng thấy
Giá tôm sú “khổng lồ” chỉ còn 390.000 đồng/kg, đây là mức giá giảm sâu kỷ lục. Nhiều người đã tận dụng cơ hội “săn” loại tôm này về ăn.
Tôm sú “khổng lồ” loại 10 con/1kg. Ảnh: Đại Việt
Anh Minh Đức (ngụ quận 3) cho biết, anh và bạn bè đang “săn” tôm sú tự nhiên loại lớn về ăn vì giá đã giảm xuống “đáy”, chưa đến 400.000 đồng/kg. Đây là cơ hội mua tôm giá rẻ không phải lúc nào cũng có.
“Đợt này đang dịch Covid-19 nên nhiều người bán tôm sú giá mềm lắm. Tôi với một số đồng nghiệp rủ nhau đặt chung 5kg về ăn dần”, anh Đức nói.
Chị Trần Phương Liên (ngụ quận 4) chia sẻ, chị chuyên kinh doanh tôm, cua, cá online. Chị chưa bao giờ thấy tôm sú tự nhiên cỡ lớn lại rẻ như thời điểm này. Tôm sú loại 10 con/1kg đang được chị bán ra với giá chỉ 390.000 đồng/kg.
Trong khi đó, vào thời điểm trước dịch, tôm sú “cỡ đại” không dưới 450.000 đồng/kg.
“Đây là loại tôm sú sinh trưởng tự nhiên ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Mỗi lần nhập tôm, tôi chỉ mua được gần chục ký tôm “khổng lồ”. Tôm loại lớn rất hiếm nên có bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu”, chị Liên nói.
Theo chị Liên, tại thời điểm này, muốn gửi được tôm từ Cà Mau lên TPHCM cũng gặp rất nhiều khó khăn do việc hạn chế đi lại. Người nông dân phải vừa canh con nước để bắt tôm, vừa canh phương tiện để gửi tôm lên thành phố.
Video đang HOT
Tôm sú tự nhiên kích cỡ lớn có số lượng không nhiều và hiếm hoi trên thị trường.
Anh Vũ Văn Khôi, một người kinh doanh hải sản tại quận 10 cho biết, tôm sú “khổng lồ” còn có loại lớn hơn là 4 – 5 con/kg. Giá loại tôm này ở thời điểm chưa dịch khoảng 800.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn khoảng 650.000 – 700.000 đồng/kg.
“Tôm sú khổng lồ đang có mức giá không tưởng. Nhiều người thấy giá rẻ nên cũng đặt hàng trước với tôi. Thế nhưng, loại tôm lớn có số lượng rất hạn chế, bởi mỗi con tôm muốn nặng từ 100 – 250g phải mất từ 1 – 3 năm”, anh Khôi nói.
Tôm sú có vỏ mỏng, nhiều thịt hơn so với nhiều loại tôm khác nên được người sành ăn ưa chuộng.
Ông Võ Nguyễn Khánh Nguyên, một người nuôi tôm ở Bến Tre chia sẻ, tôm sú “khổng lồ” chủ yếu là tôm sống trong các hồ, đập tự nhiên và ăn thức ăn trong tự nhiên.
Đối với tôm nuôi công nghiệp thì người nuôi tôm sẽ bán tôm khi chúng đạt kích cỡ 20 – 25 con/kg.
“Con tôm nuôi lâu quá sẽ không có lời nên người nuôi sẽ bán tôm khi chúng đạt trọng lượng tiêu chuẩn. Tôm tự nhiên thì số lượng ít, kích cỡ không đều nên có giá cao hơn tôm nuôi. Tuy nhiên, nếu tôm tự nhiên loại 10 con/kg bán với giá 390.000 đồng thì đây là mức giá rất rẻ”, ông Nguyên nói.
Đại Việt
Thịt lợn đắt đỏ, hải sản thừa mứa, giá rẻ lại thưa vắng người mua
Vài ngày qua, thịt lợn là mặt hàng được người dân gom mua nhiều, giá cũng vì thế mà lên cao. Trong khi đó, không ít mặt hàng thực phẩm khác lại thừa mứa, tụt giá do nhà hàng đóng cửa.
Giá thịt lợn luôn là chủ đề nóng nhiều ngày qua. Bởi đây là loại thực phẩm dễ tiêu dùng trong thời gian dài. Tuy nhiên, do sức mua trong thời gian ngắn của người dân tăng đột biến, giá của mặt hàng này đã lên rất cao.
Tại một số chợ ở Hà Nội vào chiều 31/3 , giá đã lên tới 250 nghìn đồng/kg. Theo các tiểu thương kinh doanh thịt lợn, dù giá cao nhưng nhiều người vẫn mua 2 - 5 kg các loại.
Thịt lợn ngày 31/3 tăng cao do nhu cầu gom mua của người dân
Giá thịt lợn tăng, nhưng nhiều mặt hàng khác lại có chiều hướng tụt giá. Trong đó, đáng kể nhất là mặt hàng hải sản. Thậm chí theo anh Hoàng Huy, chủ một nhà hàng tại Quảng Ninh, hải sản tại đây thậm chí còn phải kêu gọi giải cứu vì không ai mua.
"Nhà hàng tôi đã đóng cửa từ cách đây 20 ngày, nên tôi cũng dừng nhập hải sản từ thời điểm đó. Các đầu mối cung cấp hải sản dù đã giảm giá tôm, cua, mực nhiều nhưng cũng không thể tiêu thụ", anh Huy nói.
Tôm sú mất giá vì nhiều nhà hàng nghỉ dịch
Không chỉ tại Quảng Ninh, các nhà hàng đều dừng hoạt động để tránh lây lan dịch bệnh, nên đều không nhập hải sản. Do đó, mặt hàng này chỉ có thể bán lẻ tới người tiêu dùng.
Nhưng theo chị Tuyết, một tiểu thương chuyên buôn đồ hải sản ở các tỉnh phía Bắc, giá tôm sú loại 20 con/kg thời điểm hiện tại giảm từ 520 nghìn đồng/kg về chỉ còn hơn 400 nghìn đồng.
"Cua thịt, cua gạch cũng giảm từ trên 500 nghìn đồng/kg, về còn 300 - 400 nghìn đồng/kg. Nhiều loại mực hiện cũng đang rất rẻ, nhưng sức mua lại thấp. Từ lúc dịch có chiều hướng gia tăng, tôi đã dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh", chị Tuyết nói.
Cũng theo chị Tuyết, không chỉ hải sản, các loại thực phẩm khác như lương, ốc, ếch cũng giảm giá tới 30% so với trước. Giá lươn từ 100 nghìn đồng/kg về còn 68 nghìn đồng/kg. Ốc giảm từ 100 nghìn đồng/kg về 80 nghìn đồng, nhưng cũng không có người ăn.
Lươn tụt giá 30% so với thời điểm không có dịch
Duy chỉ có mặt hàng các chép, cá trắm là tiêu thụ mạnh nhất. Tại các chợ đầu mối, giá mặt hàng này chỉ dao động từ 50 - 60 nghìn đồng/kg, nhưng luôn hết trước các thực phẩm khác.
Theo dân buôn, khác với thịt lợn, các mặt hàng kia dù ngon, bổ dưỡng nhưng đầu ra lại phụ thuộc nhiều vào các nhà hàng. Nên chỉ cần nhà hàng dừng nhập thì mọi hoạt động mua bán cũng gặp khó khăn lớn.
Mua quá nhiều thịt lợn để dự trữ sẽ khiến các bữa ăn trở nên nhàm chán. Người tiêu dùng có thể cân nhắc lựa chọn thêm các thực phẩm khác, vừa để bữa ăn phong phú vừa chung tay giúp đỡ các tiểu thương vượt qua khó khăn mùa dịch.
Thế Hưng
Trái cây 'khổng lồ' gắn mác ngoại bày bán giá rẻ trên vỉa hè Sài Gòn Lựu Mỹ, quýt Đài Loan, táo Mỹ... loại nào cũng thuộc dạng "siêu to", nhưng giá lại cực rẻ khiến nhiều người bất ngờ khi mua về chưng tết Nguyên đán 2020. Các loại trái cây như dừa, xoài, dưa hấu, táo, lê... tấp nập đổ về các chợ. Ở các chợ tự phát, chợ lề đường, hàng hóa còn tấp nập hơn...