Tôi thấy nhiều thầy cô ỷ lại, chỉ có khoảng 20% nỗ lực đổi mới

Theo dõi VGT trên

Thầy cô cần lựa chọn những nội dung phù hợp để dạy trực tuyến, nói, đọc, có thể dạy trước, phần viết dạy sau.

Trẻ em hoàn toàn có thể đọc hiểu trước khi biết viết.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với cô Đặng Thị Bảo Đức – Giáo viên dạy Toán Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (Hà Nội) về vấn đề dạy và học trực tuyến. Cô Đức cho biết: “Nếu giáo viên nói dạy học trực tuyến là khó, không thể làm được thì theo tôi đó là ngụy biện, bởi lẽ đây không phải là tình huống đột ngột mới xảy ra.

Dịch bệnh đã xuất hiện 2 năm nay rồi, các thầy cô cũng đã trải qua khá nhiều đợt dạy học trực tuyến. Bộ và sở cũng thường xuyên tập huấn công nghệ thông tin cho giáo viên, nhưng tôi nhận thấy mọi người tham dự các đợt tập huấn này theo kiểu đối phó.

Nhìn chung, giáo viên khá thụ động trông chờ ở hiệu trưởng, hiệu trưởng lại đang trông chờ sở…đó cũng là nguyên nhân giáo viên ỷ lại. Giáo viên cũng muốn ỷ lại vào phụ huynh, dạy một đứa trẻ nhưng suốt ngày lại nhắn tin cho phụ huynh nhờ nhắc nhở con. Như vậy là thầy cô không chịu để cho một đứa trẻ tự giác thực hiện hoạt động học tập của nó.

Không nên đổ tại cho đứa trẻ rằng nó bé, nó chưa biết gì và không làm được. Tôi biết có nhiều cháu học sinh lớp 2 đã có thể tự đăng nhập vào các lớp học trực tuyến, tự học, tự làm và gửi bài cho thầy cô bằng những thiết bị điện tử mà bạn đó có. Nếu thầy cô, cha mẹ hướng dẫn cẩn thận một vài lần là đứa trẻ đó hoàn toàn có thể làm được những thao tác đơn giản như vậy, chứ không phải vì bé mà trẻ không đáp ứng được yêu cầu của thầy cô”.

Tôi thấy nhiều thầy cô ỷ lại, chỉ có khoảng 20% nỗ lực đổi mới - Hình 1

Cô Đặng Thị Bảo Đức: “Nếu giáo viên nói dạy học trực tuyến là khó, không thể làm được thì theo tôi đó là ngụy biện, bởi lẽ đây không phải là tình huống đột ngột mới xảy ra”. Ảnh: NVCC.

Cô Đức chia sẻ: “Tôi thấy trong giai đoạn hiện nay, việc học trực tuyến có nhiều vấn đề cần cân nhắc, ví dụ: Dạy các con viết mà thầy cô muốn cầm tận tay để hướng dẫn thì không thể làm được trong thình hình này, nếu các con ở nhà lại nhờ bố mẹ cầm tay thì nhiều khi lại hướng dẫn không đúng.

Thầy cô hãy lựa chọn những nội dung phù hợp để giảng dạy trực tuyến, phần nghe, nói, đọc, có thể dạy trước và dạy phần viết sau. Tôi thấy trẻ em hoàn toàn có thể đọc hiểu, ghép vần trước khi biết viết, thực tế là có nhiều trẻ 5 tuổi đã đọc được truyện tranh một cách thành thạo mặc dù chưa hề biết viết.

Hoặc có thể, về phần viết chúng ta giảm bớt yêu cầu xuống bởi với yêu cầu thực tế hiện nay là quá cao, thầy cô luôn yêu cầu các con ngồi nắn nót từng nét, chính xác từng ô li, trong khi trẻ con ở nhiều nước tiên tiến mà tôi đã có dịp đến học tập, tôi thấy họ hoàn toàn tôn trọng các nét viết của từng học sinh, miễn là viết chữ A không thành chữ B, không đến nỗi quá xấu là được.

Môn tập viết của chúng ta hiện nay đang được các thầy cô làm “quá” lên so với mục tiêu chương trình, bắt các con viết chữ A phải đúng từng li, rồi nét nghiêng, thẳng giống nhau cả lớp. Thầy cô và các con mất rất nhiều công luyện chữ như vậy, nhưng khi lên cấp II lại bỏ hoàn toàn, nhiều em chữ xấu vẫn hoàn xấu. Như vậy, công cuộc luyện chữ của thầy cô lớp 1 hoàn toàn không giải quyết được vấn đề gì, trong khi yêu cầu chương trình các con hết lớp 1 là đọc thông, viết thạo mà thôi.

Thầy cô lớp 1 đã đặt sai trọng tâm giảng dạy, cần xác định rõ trọng tâm yêu cầu với lớp 1 các con cần đạt được cái gì? Ngay như nền giáo dục của Nhật Bản, Hàn Quốc họ đâu có dạy nhiều kiến thức cho các con lớp 1, nhưng họ lại chú trọng dạy nhiều về nhân cách, họ đặt ra 3- 4 tiêu chí để rèn đứa trẻ tiểu học.

Video đang HOT

Ví dụ như dạy về lòng tự trọng, sự tự giác…đó là những nhân cách mà mỗi cá nhân trong xã hội cần phải có. Còn kết thúc lớp 1 chỉ cần đọc thông viết thạo, cộng trừ đến số 5 là được. Nhiều thứ khác lúc nào lớn hơn sẽ được học vẫn chưa muộn”.

Tôi thấy nhiều thầy cô ỷ lại, chỉ có khoảng 20% nỗ lực đổi mới - Hình 2

Cô Đặng Thị Bảo Đức : “Các thầy cô lớp 1 đã đặt sai trọng tâm giảng dạy, cần xác định rõ trọng tâm yêu cầu với lớp 1 các con cần đạt được cái gì?”. Ảnh: NVCC.

Cần xây dựng nguồn học liệu chuẩn toàn quốc

Cô Đức cho biết: “Có dịp sang học tập tại Hàn Quốc, tôi nhận thấy tất cả các trường công đều được sử dụng nguồn học liệu thống nhất, nguồn học liệu này đã được làm chỉnh chu, bài bản từ việc dạy viết, dạy đọc, bài khởi động, trò chơi…bài mới và bài tập đi kèm thế nào. Giáo viên lên lớp chỉ việc truy cập vào nguồn học liệu đó và triển khai cho học sinh.

Nguồn học liệu này đã được thiết kế chuẩn cho việc dạy học ở các cấp, thích hợp cho việc học trực tiếp và học trực tuyến, phù hợp cho những người tự học, có thể áp dụng vào bất kì hoàn cảnh nào đều thích hợp. Thậm chí một số nước họ không bắt học sinh nhất thiết phải đến trường học, có thể bố mẹ dựa trên nguồn học liệu chuẩn để dạy ở nhà, miễn là đến kì thi em đó vượt qua là đạt. Có thể nói, chúng ta hiện nay đang thiếu một nguồn học liệu chuẩn như vậy, chính vì thế mà giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn, rất khó triển khai trong việc dạy và học trực tuyến.

Hơn nữa, dạy học là công việc của giáo viên, làm nghề giáo thì nhiệm vụ và trách nhiệm của mình là phải hướng dẫn được các con, chứ không phải hơi gặp khó khăn lại bắt phụ huynh hỗ trợ, thầy cô cứ nhắn tin suốt ngày, mà có phải lúc nào bố mẹ cũng ở bên cạnh con, họ còn công việc nuôi sống gia đình.

Đành rằng là phụ huynh hỗ trợ nhưng chỉ thời gian đầu thôi, họ đâu có hỗ trợ được mãi. Giáo viên cần phải tìm mọi cách để dạy được đứa trẻ đó, thầy cô cũng đi làm, cũng hưởng lương, vậy nên rất cần thầy cô cố gắng và không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Thầy cô phải quyết tâm đổi mới

Cô Đức chia sẻ: “Bản thân tôi cùng một số giáo viên khác cũng đã tổ chức khá nhiều các buổi tập huấn về truyền cảm hứng trước mùa dạy online cho rất nhiều giáo viên trên cả nước, tôi nhận thấy ở nhiều trường hiện nay chỉ khoảng 20% giáo viên có tinh thần đổi mới và chịu khó đổi mới.

Số còn lại thụ động, không muốn thay đổi, nguyên nhân là do chưa có sự sát sao, áp chế của nhà trường nên giáo viên khá bình chân ỷ vào thâm niên công tác, đã biên chế rồi thì không ai đuổi được mình. Nhiều giáo viên chưa thực sự thấy cần phải đổi mới, nghĩ rằng với cách làm cũ mình vẫn có thể dạy được, năm nào học sinh và giáo viên cũng đạt loại giỏi, vậy nên cần gì phải đổi mới? Nếu giáo viên chưa thực sự nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc thì không lâu nữa sẽ bị đào thải. Đó là với trường công lập.

Nhưng đối với trường tư thục, nếu giáo viên không chịu đổi mới sẽ bị đào thải ngay. Bắt buộc thầy cô phải thay đổi, phải dạy được, và thực tế hiện nay việc đổi mới ở các trường tư thục đang được triển khai rất mạnh.

Việc một số thầy cô không chịu học hỏi, tìm kiếm công cụ mới để phục vụ việc dạy trực tuyến, không ít giáo viên bê nguyên giáo trình dạy trực tiếp để chuyển sang dạy trực tuyến, như vậy sẽ không hiệu quả, học sinh sẽ chán nản không muốn học. Thử đặt địa vị nếu thầy cô ngồi học những tiết như vậy thì có muốn học hay không?

Lãnh đạo các nhà trường cần phải “áp lực” hơn nữa để giáo viên có động lực theo kịp tiến trình đổi mới. Thầy cô là tầng lớp tri thức dạy người mà lại không chịu học, không trau dồi kĩ năng thì làm sao mang danh đi dạy được. Tôi nghĩ đã là giáo viên thì việc tiếp cận công nghệ hoặc các phương pháp mới sẽ không có gì là quá khó. Chỉ cần thầy cô quyết tâm”.

Tôi thấy nhiều thầy cô ỷ lại, chỉ có khoảng 20% nỗ lực đổi mới - Hình 3

Cô Đặng Thị Bảo Đức và học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (Hà Nội) trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: NVCC.

Có nên tạm lùi thời gian học với lớp 1 đợi hết dịch bệnh?

Cô Đức nêu quan điểm: “Nếu nói lùi thời gian học lại, vậy thì lùi đến bao giờ khi tình hình dịch diễn biến khá phức tạp, và ai sẽ là người trả lời được câu hỏi này? Một đứa trẻ ở nhà thì bản thân bố mẹ cũng đâu có chơi được với con cả ngày. Thực tế phụ huynh ở nhà trông con cũng kêu ca, phàn nàn rất nhiều.

Nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được ở trong một tổ chức, được trò chuyện với mọi người, với thầy cô và các bạn, theo tôi đó là nhu cầu chính đáng của một đứa trẻ, lúc này các con rất háo hức. Người lớn chúng ta đừng đặt nặng yêu cầu quá cao, bắt các con phải đạt được kiến thức này, trình độ kia mà nhiều khi chỉ là được tham gia những hoạt động là các con đã thấy vui rồi.

Được thầy cô hướng dẫn khám phá, chơi trò này, trò kia… là vai trò tổ chức hướng dẫn của người giáo viên. Còn nếu đặt nặng đi học là phải đọc được chữ này, viết được chữ kia, phải viết thật đẹp trong thời gian ngắn…như vậy là đặt áp lực kiến thức lên học trò.

Kiến thức có thể học sau vì trong hoàn cảnh hiện tại, việc đó chưa quan trọng bằng việc các con có nhu cầu hoạt động có tổ chức, được giao tiếp, nhu cầu khám phá, học hỏi, trao đổi với thầy cô và bạn bè, tạo tinh thần vui vẻ, phấn khởi, đây là việc cần thiết trong lúc này.

Mỗi một đứa trẻ có một lộ trình phát triển khác nhau, thực tế tôi đón đầu học sinh lên cấp II, có một điều rất lạ khi hỏi đến em nào là em đó “rúm ró” lại, không dám nói. Tôi nghĩ bậc tiểu học đang có vấn đề gì đó, không biết các thầy cô dạy thế nào mà các em thiếu đi tính tự tin như vậy? Hầu hết các con không dám trả lời, không dám đưa ra ý kiến mặc dù là đúng, các con rất thụ động, giáo viên bảo gì các con làm thế, không bảo thì không làm.

Như vậy đã làm “thui chột” năng lực cũng như sự phát triển tự nhiên vốn có của một đứa trẻ. Theo tôi đây là sự “thất bại” của giáo dục. Chúng ta đang “cào bằng” những đứa trẻ, nhiều em có tố chất rất tốt, nhưng qua 5 năm tiểu học đã làm cho các em mất đi những tố chất đặc biệt đó”.

Hải Phòng linh hoạt kế hoạch giảng dạy trực tiếp và trực tuyến

Đón năm học 2021-2022, ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã sẵn sàng phương án dạy học trực tiếp và trực tuyến để thích ứng với diễn biến của dịch COVID-19.

Đến thời điểm này, các nhà trường, thầy, cô giáo và học sinh đều phấn khởi chuẩn bị để đến trường học tập, bắt đầu những ngày đầu tiên của năm học mới từ ngày 6/9.

Hải Phòng linh hoạt kế hoạch giảng dạy trực tiếp và trực tuyến - Hình 1

Học sinh ngồi học giãn cách đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19. Ảnh tư liệu: An Đăng/TTXVN

Mong chờ những buổi học trực tiếp

Gia đình chị Lê Thị Sen, phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân có hai con là học sinh lớp 8 và học sinh lớp 4. Những ngày qua, ba mẹ con háo hức chuẩn bị đồ dùng học tập, bọc sách vở, sẵn sàng cho một năm học mới. "Sau hơn 4 tháng học sinh Hải Phòng tạm dừng đến trường do dịch bệnh và nghỉ hè, sang tuần tới các con sẽ được trở lại trường học, gặp gỡ thầy, cô giáo và bạn bè", chị Lê Thị Sen vui vẻ chia sẻ.

Cháu Trần Khôi Nguyên, con trai chị Sen hào hứng khoe hộp bút mới, sách vở mới và kể, học trực tuyến, các bạn trong lớp vẫn trả lời câu hỏi của cô giáo, làm bài tập nhưng không vui bằng học ở trường. Khi gặp nhau trực tiếp, ngoài việc học các bạn còn kể cho nhau nghe nhiều chuyện, tham gia trò chơi cùng nhau.

Cô Trần Thị Lợi, giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Lê Chân cho biết, dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh do khi học trực tuyến, giáo viên khó có thể kèm cặp, nhắc nhở từng em. Dù đã quán triệt phương án giảng dạy năm học 2021-2022 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng là linh hoạt giữa trực tiếp và trực tuyến tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh, song cô Trần Thị Lợi luôn mong muốn, năm học này, cả thầy, cô giáo và học sinh liên tục được tương tác trực tiếp trong những giờ dạy và học.

Cùng tâm tư, cô giáo Vũ Thị Thúy Hằng, Trường Tiểu học An Lư, huyện Thủy Nguyên, Tổ trưởng chuyên môn khối 1 tâm sự: Điều lo lắng của các giáo viên lớp đầu khối năm học 2021-2022 là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 các con lớp 5 tuổi học mầm non chưa được làm quen hết với bảng chữ cái và số để bắt kịp ngay với nền nếp của học sinh lớp 1. Như vậy, các thầy, cô giáo sẽ phải dành nhiều thời gian, sức lực để truyền đạt kiến thức cũng như rèn các thói quen của học sinh bậc tiểu học cho các con.

Tận dụng "thời gian vàng"

Theo kế hoạch mới nhất của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Lễ khai giảng năm học 2021-2022 sẽ tổ chức thống nhất trên toàn thành phố vào ngày 5/9, với tinh thần trang trọng, an toàn, ngắn gọn và thiết thực. Về thời gian dạy và học, các nhà trường, cơ sở giáo dục, các trung tâm và đơn vị liên quan hoạt động trở lại từ ngày 6/9/2021.

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp, xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.

Để đảm bảo an toàn trường học trước ngày khai giảng năm học 2021-2022, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho tất cả cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên và người lao động của các nhà trường, cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan (cả công lập và ngoài công lập), bắt đầu từ ngày 1/9 và hoàn thành trước ngày 5/9, chi phí do thành phố chi trả.

Theo ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, đến thời điểm này, Hải Phòng là một trong những địa phương kiểm soát tốt dịch COVID-19, do đó học sinh của thành phố sẽ đến trường học trực tiếp. Ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đang tranh thủ "thời gian vàng" này để giảng dạy trực tiếp ở tất cả các khối lớp. Các nhà trường sẽ dạy tăng buổi để đảm bảo chương trình. Toàn ngành đều sẵn sàng để đón năm học mới.

Cùng với kế hoạch giảng dạy trực tiếp, để chủ động ứng phó với điều kiện dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã cấp tài khoản dạy và học trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams cho toàn bộ giáo viên và học sinh từ khối 3 đến khối 12 để các thầy, cô giáo và học sinh cùng làm việc trên một nền tảng. Đối với học sinh khối 1 và 2, việc học trực tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn nên các nhà trường dùng các hình thức khác như quay video các bài học gửi qua các kênh truyền thông để phụ huynh đồng hành với giáo viên hướng dẫn con học tập.

Theo thống kê sơ bộ, trong năm học 2021-2022, toàn thành phố Hải Phòng có trên 510.000 học sinh các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông. Những năm qua, Hải Phòng luôn nằm trong top đầu của cả nước về chất lượng học sinh giỏi. Hơn 20 năm liên tục, Hải Phòng có học sinh giành huy chương quốc tế. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững.

Thành tích này đến từ sự nỗ lực của các thày, cô giáo, học sinh, cha mẹ các em và không thể không kể đến sự động viên, khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần bằng những chính sách cụ thể của thành phố Hải Phòng. Trong 3 năm qua, Hải Phòng đã khen thưởng mức cao nhất là 500 triệu đồng đối với các thầy, cô giáo và học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy và học. Từ năm học 2020-2021, thành phố Hải Phòng đã triển khai chính sách hỗ trợ 100% học phí đối với toàn bộ học sinh mầm non và học sinh từ bậc học trung học cơ sở đến bậc học trung học phổ thông. Hàng năm, thành phố đều tổ chức lễ vinh danh học sinh giỏi, học sinh thủ khoa trước thềm năm học mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưngNgày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưng
11:23:34 21/01/2025
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát
09:29:11 21/01/2025
Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?
10:17:44 21/01/2025
"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức
09:36:48 21/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũNghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ
13:07:45 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 ngườiMẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người
11:25:07 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Pháp luật

15:16:40 21/01/2025
Từ một việc nhỏ có thể dàn xếp nhẹ nhàng bằng lời xin lỗi, thế nhưng người đàn ông gây ra sai lầm đã có những động thái hung hăng, thiếu văn hóa trước sự chứng kiến của nhiều người dân và du khách ở phố biển Nha Trang.
Á hậu Vbiz có động thái cực phũ với "tình tin đồn" hậu lùm xùm lợi dụng, phản ứng của đàng trai gây ngỡ ngàng

Á hậu Vbiz có động thái cực phũ với "tình tin đồn" hậu lùm xùm lợi dụng, phản ứng của đàng trai gây ngỡ ngàng

Sao việt

15:12:59 21/01/2025
Mới đây, cư dân mạng phát hiện Á hậu Bùi Khánh Linh và mỹ nam người Hàn Quốc Minuk - tình tin đồn từng gây xôn xao sau chương trình Đảo Thiên Đường - không còn theo dõi nhau trên Instagram.
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày

Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày

Thế giới

15:12:30 21/01/2025
Sắc lệnh cũng hướng dẫn Bộ Tư pháp không thực hiện hành động nào để thực thi đạo luật hoặc áp đặt bất kỳ hình phạt nào đối với bất kỳ thực thể nào vì bất kỳ sự không tuân thủ đạo luật nào .
Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái

Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái

Sao châu á

15:04:40 21/01/2025
Tối 20/1, cựu phóng viên giải trí Lee Jin Ho bất ngờ đăng video tiết lộ 1 số thông tin liên quan tới mối quan hệ ngoài luồng giữa Kim Min Hee - Hong Sang Soo, khiến netizen Hàn không khỏi phẫn nộ.
Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Netizen

15:03:15 21/01/2025
Nguyễn Xuân Son là cái tên được người hâm mộ bóng đá Việt Nam đặc biệt quan tâm khi nhập tịch và khoác áo đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2024.
Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Nhạc việt

15:01:36 21/01/2025
11 giờ sáng 21/1, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức mở bán vé Day 3 và Day 4 tuy nhiên ngay khi vừa mở bán, hệ thống lập tức lỗi.
Moana 2 vượt mốc 1 tỷ USD

Moana 2 vượt mốc 1 tỷ USD

Hậu trường phim

14:58:50 21/01/2025
Từng chỉ có kế hoạch phát hành trực tuyến nhưng Moana 2 bất ngờ trở thành bom tấn phòng vé, là phim đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2025.
Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Phim việt

14:15:31 21/01/2025
Với diễn xuất cảm xúc, Ngọc Lan và Hồng Ánh khắc họa thành công nỗi đau và sự giằng xé, khiến khán giả nghẹn ngào trong nhiều phân đoạn cao trào.
Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Thời trang

13:21:37 21/01/2025
Năm mới là khởi đầu mới cho tất cả mọi người. Trang phục mang sắc đỏ được nhiều người ưa thích diện trong dịp này như một cách để thu hút sự may mắn.
Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Sao thể thao

13:00:23 21/01/2025
Chân sút của Liverpool xứng đáng là siêu dự bị ở hạng đấu cao nhất nước Anh, khi vượt mặt (Mbeumo - 5 bàn), Haaland (5 bàn), Ayew (4 bàn) về khả năng sút tung lưới đối thủ sau phút 90.