‘Tôi sống sót qua đại dịch Covid-19 nhờ Bitcoin’
Các cơ quan quản lý thường xem Bitcoin là công cụ cho tội phạm, nhưng đối với nhiều người, đồng tiền mã hóa này lại trở thành cứu tinh trong giai đoạn khó khăn vì Covid-19.
Bài viết của tác giả Leigh Cuen đăng trên TechCrunch, nói về những người đã vượt qua đại dịch Covid-19 nhờ Bitcoin.
Kể cả một nhà kinh tế nổi tiếng như bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng chỉ trích tiền mã hóa đã tạo ra “lỗ hổng” trên lĩnh vực tài chính và được sử dụng để “đầu tư cho vui”.
Bitcoin đã giúp nhiều người sống sót qua đại dịch.
Nhưng những người như Saeed, một cư dân Iran nhập cư đến Pháp, nó lại là nguồn sống quan trọng trong khi khó tiếp cận các hệ thống tiền tệ chính thống.
Sống sót qua đại dịch
Saeed là một kỹ sư phần mềm sống ở Iran với mức lương hàng tháng chưa đến 365 USD trong hoàn cảnh kinh tế lạm phát tràn lan. Kể từ 2017, anh ấy bắt đầu làm việc tự do cho các khách hàng quốc tế và nhận tiền công bằng Bitcoin.
Đến tháng 9/2020, Saeed tiết kiệm đủ Bitcoin để đi học sau đại học ở Pháp. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến quá trình nhập cư của anh trở nên vất vả hơn rất nhiều.
“Tôi đã vượt qua tất cả và đến được một khóa học ở Pháp vào tháng 9 năm ngoái, chỉ với 1.000 euro trong túi”, Saeed nói. “HSBC, Banque Nationale de Paris, La Banque Postale đều từ chối, cuối cùng sau một tháng tôi mới tìm được nơi để mở tài khoản”.
Trong thời gian đó, Saeed đã sử dụng Bitcoin. Anh là người được lợi từ những “kẽ hở” trong hệ thống ngân hàng truyền thống. “Nhiều người ở Iran đang làm việc với các công ty công nghệ châu Âu. Có lẽ tôi không thể mua Bitcoin trực tiếp từ sàn giao dịch vì quốc tịch”.
Saeed nói rằng bà Lagarde đại diện cho lợi ích của các chủ ngân hàng và chính phủ, chứ không phải những công dân bình thường. Các quy định chặt chẽ khiến việc truy cập vào hệ thống tài chính của Saeed mất nhiều thời gian và tốn kém hơn. Anh ấy phải trả tiền cho bạn bè và đồng nghiệp để nhờ giao dịch thay.
Với những người không thể tiếp cận kênh tài chính chính thống, Bitcoin trở thành nguồn sống của họ.
Tuy nhiên, những người di cư Iran không phải là nhóm người dùng duy nhất dựa vào Bitcoin trong thời kỳ đại dịch.
Video đang HOT
Tại Anh, một người nước ngoài tên Paul mắc kẹt ở London khi các chuyến bay trở về quốc gia châu Á của anh ta bị hủy. Do sự kiểm soát chặt chẽ ở đất nước mình và những lệnh cách ly liên tục, Paul không thể rời khỏi Anh trong thời gian dài.
“Tôi đã đóng cửa công việc kinh doanh (ở châu Á) ngay trước khi đại dịch bắt đầu. Cha tôi đã qua đời, rất khó để công ty tiếp tục hoạt động”, Paul nói. “Tôi đã ở khách sạn, Airbnb trong nhiều tuần và không có địa chỉ cư trú. Nếu không có Bitcoin, tôi sẽ không còn tiền mặt. Tôi chỉ có thể rút tiền từ máy ATM trong một số tháng nhất định vì nó bị giới hạn vào các ngày lễ”.
May mắn thay, Paul đã có một ít Bitcoin từ đầu năm. Không giống như Saeed, anh ấy không cảm thấy thoải mái khi dùng tiền mã hóa nhưng cũng học hỏi nhanh chóng. Anh ấy đã sử dụng Bitcoin để mua hàng, hóa đơn điện thoại, thanh toán khách sạn, Uber, trả tiền cho người dọn căn hộ.
Đến nay, gần một năm sau khi đại dịch bùng phát, Paul vẫn không thể truy cập vào các tài khoản của mình. Thay vào đó, anh đã tải xuống Monzo, một app ngân hàng sử dụng hộ chiếu để xác minh danh tính thay vì địa chỉ cư trú. Paul trả Bitcoin cho bạn bè ở London để họ gửi tiền vào tài khoản Monzo của mình.
Đổi đời nhờ Bitcoin
Giá Bitcoin đã tăng mạnh trong 6 tháng qua. Điều này giúp cả Saeed và Paul có thêm một ít vốn và dành thời gian suy nghĩ về tương lai. Nhưng đối với những người mua Bitcoin như một hình thức đánh bạc, vận may đã đến.
Giống như nhiều người trong thời kỳ đại dịch, hoàn cảnh sống của tôi thay đổi đáng kể. Tôi đã may mắn khi bán được một vài bài thơ để đổi lấy tiền mã hóa, thường là qua tin nhắn trực tiếp và ví Bitcoin. Sau đó, thị trường tăng giá mạnh, khiến những khoản thu nhập ít ỏi đó đủ trang trải một số hóa đơn.
Sự tăng giá của Bitcoin trong năm 2020 đã giúp nhiều người đổi đời.
Một nhân viên hầu phòng đồng thời là sinh viên ở Kansas tên Hess cũng có trải nghiệm tương tự.
Giãn cách xã hội đã góp phần giết chết mối quan hệ kéo dài 6 năm và anh ấy thấy mình cần phải chuyển ra ngoài. Hess gửi tiền tiết kiệm vào Bitcoin từ đầu 2020 với hi vọng cuối năm đủ chi phí cho việc này.
“Covid-19 đã khiến tôi mất việc trong 4 tháng. Thành thật mà nói, nếu không nhờ quyết định đầu tư 70% vốn vào Bitcoin, tôi đã không có nền tảng vững chắc về tinh thần và tài chính”.
Một ví dụ khác là Lawrence Douglas, cựu giám đốc công ty an ninh ở California, đã mất việc do hậu quả của đại dịch. “Giá Bitcoin trong năm 2020 đã giúp tôi rất nhiều trong khi tìm kiếm một công việc mới”, Douglas chia sẻ.
Là một người đàn ông da đen thất nghiệp, Douglas ít có mối quan hệ để giúp ông tìm hiểu về cổ phiếu hoặc kim loại quý. Bitcoin lại là một lĩnh vực đầu tư dễ tiếp cận hơn.
Vào tháng 4/2020, Douglas mua một ít Bitcoin bằng tấm séc của mình. Đến tháng 11, ông đều đặn bổ sung thêm vào ví như một cách tiết kiệm. Giống như Paul, Douglas lần đầu tiên mua tiền mã hóa trong thời kỳ đại dịch.
Bitcoin có là kênh đầu tư vững chắc?
Trong khi giới tài chính liên tục cảnh báo về rủi ro tiềm ẩn của việc đầu tư vào tiền mã hóa nói chung và Bitcoin nói riêng, nhiều người đưa ra nhận định ngược lại.
Một số người cho rằng đầu tư vào Bitcoin giúp họ kiểm soát được tài sản của mình.
Khi tôi phỏng vấn hơn 10 người dùng Bitcoin trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ để viết bài này, hầu hết trong số họ am hiểu về tiền mã hóa. Đa số cho rằng Bitcoin đã mang lại “sự bình yên” trong cuộc khủng hoảng kéo dài một năm qua.
Ví dụ, bác sỹ gây mê Quentin Lobb cho biết: “Điểm mấu chốt là giá trị tài sản của chúng tôi đã tăng lên rất nhiều trong năm 2020 nhờ vào Bitcoin. Nó cung cấp một cảm giác an toàn tài chính, dễ chịu và thú vị”.
Một người đầu tư tiền mã hóa kỳ cựu khác, nhà môi giới bất động sản Brandon Arnold sống ở Texas, cho biết tình hình kinh tế và chính trị quốc gia đang “thử thách tinh thần” hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, việc kiểm soát một phần tài sản của chính mình (thông qua sở hữu Bitcoin) mang lại cho anh ta cảm giác an toàn.
Chắc chắn rằng việc tăng giá cũng góp phần giúp đồng tiền mã hóa này tiếp cận được nhiều đối tượng người dùng hơn, dù nó không phải là lí do duy nhất.
“Nếu tính đến rủi ro không tiếp cận được vốn của mình, thì biến động giá không thực sự quan trọng”, Paul nói. “Miễn là giá của Bitcoin không về 0, nó vẫn hữu ích hơn cho tôi so với các lựa chọn khác”.
Triệu phú Bitcoin quên mật khẩu: 'Tôi được khuyên gặp nhà ngoại cảm'
Stefan Thomas, lập trình viên người Đức gây chú ý khi sở hữu ví Bitcoin tương đương 250 triệu USD nhưng không nhớ mật khẩu.
Câu chuyện của Thomas được đăng tải trên New York Times vào 13/1. Cầm trong tay ổ cứng IronKey chứa 7.002 BTC, Thomas chỉ được thử mật khẩu 10 lần trước khi toàn bộ dữ liệu bị mã hóa. Trong bài viết, Thomas nói chỉ còn 2 lần thử, nếu nhập sai sẽ mất số Bitcoin tương đương hơn 250 triệu USD.
"Tôi chỉ nằm trên giường và nghĩ về mật khẩu. Nghĩ ra cụm từ và đến máy tính nhập thử nhưng không có kết quả. Tôi thực sự tuyệt vọng", Thomas kể.
Lập trình viên Stefan Thomas gây chú ý với câu chuyện quên mật khẩu ví Bitcoin, giờ đây trị giá hơn 250 triệu USD.
Vào thời điểm đăng bài viết, số Bitcoin trong ví của Thomas trị giá hơn 220 triệu USD. Nhưng chỉ sau 4 ngày, con số ấy là hơn 250 triệu USD.
Sau khi bài viết trên New York Times thu hút sự chú ý, Thomas đã chia sẻ nhiều hơn trong cuộc phỏng vấn với KGO-TV . Lập trình viên cho biết đã 9 năm từ khi biết mình không thể mở được tài khoản, thời gian đủ lâu để suy ngẫm.
"Tôi tuyệt vọng trong vài tuần", Thomas nhớ lại cảm giác khi biết sẽ không thể tìm được mật khẩu vào năm 2012. "Bạn sẽ tự hỏi về giá trị bản thân. Ai lại để mất thứ quan trọng như vậy chứ?".
Tuy nhiên, Thomas cho rằng "thời gian chữa lành mọi vết thương", sau nhiều năm đã nguôi ngoai khi để mất số tiền khổng lồ:
"Đó là cột mốc thực sự lớn trong đời tôi, khi nhận ra giá trị bản thân được xác định thế nào trong tương lai. Tuy nhiên, đó không phải về số tiền trong tài khoản ngân hàng".
Thomas cho biết từ khi bài viết trên New York Times gây chú ý, hàng trăm người từ khắp nơi đã liên lạc để cho anh lời khuyên:
"Một người bảo tôi đã thử nhập 'password' (mật khẩu) chưa. Nhiều người giới thiệu tôi gặp nhà ngoại cảm, nhà tiên tri. Một số khác khuyên tôi dùng nootropic (thuốc tăng cường trí nhớ)".
Cuối cuộc phỏng vấn, Thomas cho biết việc chia sẻ câu chuyện để cảnh báo người mua Bitcoin đừng mắc sai lầm tương tự. Nếu có ví tiền mã hóa, Thomas khuyên mọi người bảo vệ và nhớ mật khẩu truy cập.
Theo hãng nghiên cứu Chainalysis , khoảng 20% trong số 18,5 triệu đồng Bitcoin đang nằm trong các ví bị khóa hoặc quên mật khẩu, tương đương 124 tỷ USD. Wallet Recovery Services, công ty chuyên tìm mật khẩu ví tiền mã hóa đã nhận 70 yêu cầu trợ giúp mỗi ngày, gấp 3 lần so với tháng trước.
Năm 2013, James Howells, nhân viên IT tại Anh đã vứt nhầm ổ cứng chứa khoảng 7.500 BTC. Anh ta sẵn sàng trả 72 triệu USD để hội đồng thành phố lục tìm ổ cứng tại bãi rác.
James Howells đang xin cấp phép để đào bới bãi rác thành phố nhằm tìm lại chiếc ổ cứng chứa 7.500 BTC.
Ian Sherr, Tổng biên tập CNET News cho rằng trường hợp của Thomas không hiếm. "Cách hoạt động của Bitcoin và công nghệ này đều vì mục đích ẩn danh. Rất nhiều dữ liệu thực sự ẩn sau một mật khẩu mà bạn phải có".
Theo Sherr, không ít người mua Bitcoin từ nhiều năm trước khi đồng tiền này còn giá trị rất thấp, viết mật khẩu ra giấy rồi không còn để ý.
"Giờ thì nó đáng giá hàng triệu USD. Và họ đang cố nhớ ra mẩu giấy bị vứt đi đâu, hoặc suy nghĩ những mật khẩu có thể dùng được", Sherr khuyên mọi người nên sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu để tránh gặp phải trường hợp tương tự.
'Tôi vét ví Bitcoin được hơn 11 triệu đồng' Kể từ năm 2017, số tiền trong ví Bitcoin của người từng đầu tư vào loại tiền này tăng từ 200.000 đồng lên hơn 11 triệu đồng. Minh Hiệp ở TP. Long Khánh, Đồng Nai, người từng đầu tư vào tiền mã hóa nói rằng 4 năm trước, 0,014 Bitcoin trong ví của anh chỉ đổi được 200.000 đồng và không đủ giao...