Tôi nghĩ nhà giáo nào cũng có chung mong muốn hiệu trưởng phải thi tuyển
Thi tuyển hiệu trưởng là cách làm đột phá mới trong vài năm trở lại đây để giáo dục phát triển, nhưng vẫn còn quá ít địa phương và quá ít trường được thực hiện.
Tôi rất tâm đắc khi đọc bài “Thi tuyển công khai chức danh hiệu trưởng rất đáng hoan nghênh, cần nhân rộng” trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Đây là vấn đề mà không chỉ tôi mà nhiều giáo viên trong cả nước mong muốn để giáo dục nước nhà cất cánh hội nhập quốc tế.
Làm hiệu trưởng phải có tâm, có tầm và có tài
Trong trường học, hiệu trưởng có vai trò, trách nhiệm vô cùng quan trọng đưa nhà trường, giáo dục địa phương phát triển.
Thầy Võ Thanh Phước đã vượt qua kỳ thi tuyển và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, tác giả: TT
Hiệu trưởng có năng lực quản lý nhà trường tốt, có chuyên môn, có tâm, có tầm nhìn thì chất lượng dạy học được nâng cao, giáo viên cống hiến hết sức cho trường, tập thể đoàn kết, dân chủ trong trường học được phát huy, môi trường sư phạm thật sự lành mạnh.
Thế nhưng, thực tế còn không ít hiệu trưởng còn lộng quyền, độc đoán coi mình là “vua” một cõi.
Có nhiều nguyên nhân khiến những hiệu trưởng thiếu tâm, thiếu tầm và thiếu tài vẫn còn đang tồn tại trong các trường học.
Đó là những hiệu trưởng không theo kịp sự phát triển của xã hội, những hiệu trường chạy chức chạy quyền, những hiệu trưởng yếu kém về chuyên môn, không có năng lực lãnh đạo.
Thứ nhất , một số hiệu trưởng lâu năm ngại đổi mới nên tụt hậu với chính mình. Những hiệu trưởng này khi mà phương pháp giáo dục thay đổi, công nghệ thông tin, chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ họ không nắm bắt được công nghệ, ỉ lại cho những người dưới quyền dần dần tự đào thải mình.
Không chịu học hỏi, không biết về quản lý bằng công nghệ, không cập nhật các phương pháp dạy học, giáo dục hiện đại nên chỉ đạo không kịp thời, thậm chí chỉ đạo sai. Những hiệu trưởng này cứ làm việc “tàng tàng” để chờ tuổi nghỉ hưu.
Video đang HOT
Trường học có hiệu trưởng “tham quyền cố vị” như vậy thì thiệt thòi cho đội ngũ giáo viên, cho nhiều thế hệ học sinh.
Thứ hai là một bộ phận hiệu trưởng lên bằng cách chạy chức chạy quyền. Phải khẳng định rằng đây là những hiệu trưởng sẽ, đã và đang “tác oai tác quái” trong trường học khiến giáo viên lao đao, phụ huynh khổ đủ đường.
Hiệu trưởng lên bằng tiền sẽ kiếm lời từ tiền chạy chức đó là mặc định hiển nhiên. Ai cũng biết quy luật của kinh tế thị trường là đã đầu tư thì phải sinh lời. Chuyện chạy trường, chạy lớp, o ép làm khó giáo viên, lạm thu tiền trường, tham nhũng…
Thói thường một khi đã “chạy” lên chức hiệu trưởng thì khi sai phạm cũng sẽ rất khó xử lí vì đã được người nhận chạy “bảo hành chức vụ”, khi sự việc vỡ lở và ở thế đặng chẳng đừng thì sẽ có bài “luân chuyển” sang làm hiệu trưởng, hiệu phó trường khác, hoặc lánh tạm lên phòng, lên sở một thời gian rồi luân chuyển.
Với những hiệu trưởng như vậy, trường cũ “thoát” thì trường mới “lãnh đủ”.
Nhiều giáo viên phản ánh, không hiếm hiệu trưởng chỗ tôi dạy vào cuối năm học khi giáo viên làm đơn chuyển trường về gần nhà nộp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo xét thì phải chi cho hiệu trưởng hàng chục triệu đồng để có được chữ ký mang nộp cho phòng. Giáo viên chuẩn bị rời trường cũng không tha.
Vì vậy, nhà trường sẽ trượt dài theo những hệ lụy khó lường, những vấn nạn khó có thuốc chữa trị.
Một thầy giáo có gần 30 năm dạy học chia sẻ: “Hiệu trưởng mà chạy chức thì trường học đó khó mà tiến lên nổi. Giáo viên và học sinh trường đó chỉ thiệt thòi vì thường những vị hiệu trưởng đó không lo chuyên môn mà chỉ lo kiếm chác từ các khoản tiền trường, hoa hồng, lạm thu…”.
Thứ ba , hiệu trưởng kém về chuyên môn, yếu năng lực quản lý. Không hiếm những giáo viên năng lực làng nhàng, dạy học trò không hiểu, chuyên môn chỉ tàm tạm nhưng do “quan hệ” nên được đẩy lên.
Kiểu hiệu trưởng này sẽ làm cho nhà trường mãi ì ạch, giáo viên giỏi, nhiệt tình sẽ bị thui chột chuyên môn, có khi còn được coi là cá biệt, thua thiệt.
Các kiểu hiệu trưởng như vậy thường tồn tại lâu vì trên có người “chống lưng”, dưới có giáo viên bao che. Đa số giáo viên muốn được bình yên nên bị lôi kéo vào nhóm lợi ích của hiệu trưởng.
Thành ra các bộ phận trong trường toàn là những “đại biểu gật” nói sao đồng ý vậy, giao gì làm lấy không góp ý, không xây dựng, sai đúng đều thống nhất nhưng nói thật có biết đâu mà ý kiến.
Một giáo viên đã nói rất thật lòng rằng: “Một thực tế là người thầy có năng lực mà không được lòng cấp trên thì đúng sai gì cũng im lặng mới tồn tại được mới tồn tại được ở môi trường như vậy”.
Thực tế là vậy song vẫn còn nhiều hiệu trưởng có tâm, có tài, hết lòng vì trường lớp, giáo viên, học sinh, phụ huynh và sự nghiệp giáo dục.
Có những hiệu trưởng về hưu đã lâu nhưng giáo viên nào cũng nhắc đến tên tuổi mỗi dịp ngồi với nhau.
Đó là những hiệu trưởng gần gũi, thân thiện, hiểu hoàn cảnh giáo viên, học sinh. Giáo viên gặp khó khăn, nhà có chuyện, con cái ốm đau, cha mẹ già yếu là động viên, tạo điều kiện.
Học sinh khó khăn, thiếu sách vở, học phí là tìm cách giúp đỡ. Họ có tình nhưng làm việc đâu ra đấy, nghiêm khắc trong quản lý, trong giảng dạy, chuyên môn, chất lượng nhà trường luôn được đặt ra hàng đầu. Ở những trường như thế, giáo viên luôn làm việc hết mình, nhiệt huyết với học sinh, thành tích cao giáo dục cao.
Thi tuyển hiệu trưởng là phương án tối ưu nhất hiện nay
Hiện nay, việc bổ nhiệm hiệu trưởng còn quá nhiều điều đáng nói cả về hình thức lẫn chất lượng. Giáo viên hoàn toàn không được chọn lựa người hiệu trưởng cho ngôi trường của mình.
Trường thiếu hiệu trưởng là cấp trên điều về và có hiệu trưởng là người của trường lên thì cũng là do hiệu trưởng cũ chọn chứ không phải giáo viên chọn.
Được người hiệu trưởng tốt trường được nhờ còn ngược lại là cái vòng luẩn quẩn thì trường vẫn giậm chân tại chỗ. Muốn trường thay đổi cũng phải 10 năm sau vì hiệu trưởng công tác tại 1 trường là 2 nhiệm kỳ.
Thế nên, trường nào hiệu trưởng chuyển đi nơi khác hay về hưu là giáo viên đều lo lắng, băn khoăn, đứng ngồi không yên.
Chuyện “trong nhờ đục chịu” với nhà giáo có lẽ không ai tránh khỏi trong quãng đời đi dạy.
Một cán bộ quản lý trường tiểu học băn khoăn: “Một hiệu trưởng mới được bổ nhiệm chưa qua giảng dạy vì ra trường làm tổng phụ trách đội, rồi những người có chuyên môn thì tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật làm sao có thể đảm đương nổi công việc.
Rồi nhiều người là giáo viên dạy không có thành tích, uy tín càng không hỏi thử lãnh đạo sao giáo viên yên tâm được. Vị trí quá sức với người ta, cố gắng lắm cũng không thể làm tròn trách nhiệm. Hệ lụy cho việc bổ nhiệm sau này chỉ giáo viên, học sinh và xã hội gánh chịu”.
Chính vì vậy, việc Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đưa ra vấn đề thi tuyển hiệu trưởng và quan điểm của Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cần được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để tâm, đổi mới, tạo luồng gió mới cho giáo dục.
Trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là “học thật, thi thật, nhân tài thật” thì việc thi tuyển hiệu trưởng lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Người đứng đầu nhà trường “làm thật” mới mong “học thật, thi thật” và đổi mới giáo dục thành công. Để việc thi tuyển hiệu trưởng đảm bảo tìm được đúng người cần thực hiện tốt theo 2 vòng là hồ sơ và vòng thi tuyển. Hội đồng thi tuyển phải là những người có uy tín, năng lực sâu rộng, làm việc công tâm, minh bạch:
Vòng hồ sơ phải đạt các tiêu chuẩn của hiệu trưởng theo Luật Giáo dục, Điều lệ trường học tương ứng và các quy định khác.
Vòng thi tuyển là hình thức thi vấn đáp, trình bày trực tiếp với hội đồng giám khảo và phải đạt các yêu cầu về trình độ chuyên môn giỏi, hiểu biết sâu rộng về ngành, hiểu biết về quản lý tài chính, hiểu biết xã hội tốt, đạo đức nghề nghiệp mẫu mực, hiểu biết về các chính sách nhà nước, có chương trình hành động cụ thể, tầm nhìn chiến lược dài hạn cho nhà trường, giải quyết các tình huống trong nhà trường, về đối nhân xử thế, năng lực lãnh đạo…
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trường đại học đón tân sinh viên bằng hình thức trực tuyến
Ngày 26/8, Trường ĐH Cửu Long tổ chức đón tiếp tân sinh viên Khóa 22 - Đợt 1 năm 2021 bằng hình thức trực tuyến.
NGƯT.PGS.TS Lương Minh Cừ - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi đón tiếp tân SV bằng hình thức trực tuyến.
Tham dự buổi đón tiếp có NGƯT.PGS.TS Lương Minh Cừ - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường; TS Nguyễn Thanh Dũng - Phó Hiệu trưởng; TS Đặng Thị Ngọc Lan - Phó Hiệu trưởng; ThS Nguyễn Văn Thanh - Cố vấn cấp cao Ban Giám hiệu, cùng lãnh đạo các Phòng, Khoa, Trung tâm.
Phát biểu tại buổi đón tiếp, thầy Lương Minh Cừ thông tin: Trong đợt 1, Trường ĐH Cửu Long có hơn 600 tân sinh viên nhập học bằng hình thức trực tuyến ở 25 ngành với khoảng 60 chuyên ngành đào tạo.
Đây là những thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT. Nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho sinh viên.
Tân sinh viên Khóa 22 tham dự lễ đón tiếp bằng hình thức trực tuyến.
Trong thời gian 2 ngày (ngày 26 và 27/8), các tân sinh viên được nghe giới thiệu tổng quan về trường, các chế độ chính sách dành cho tân sinh viên, Khoa chuyên môn, ngành học, cũng như phương pháp và kỹ năng học tập ở bậc đại học. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường còn giải đáp những vấn đề mà tân sinh viên còn băn khoăn, vướng mắc.
Thông qua đó, giúp các tân sinh viên có cái nhìn tổng quan về trường, đồng thời trang bị những kiến thức cơ bản về ngành học, phương pháp học để tham gia khóa học đạt hiệu quả hơn.
Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 30/8, các tân sinh viên trúng tuyển đợt 1 sẽ vào học chính thức bằng hình thức học trực tuyến với những môn học liên quan đến kiến thức đại cương, văn hóa và chuyên môn. Dự kiến thí sinh trúng tuyển đợt 2 sẽ nhập học vào cuối tháng 9/2021.
Người đứng phía sau những sân chơi sáng tạo của sinh viên Thời gian qua, sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng (LHU, Đồng Nai) luôn giành giải cao tại các cuộc thi robocon trong nước và quốc tế. Đằng sau những thành quả này có bóng dáng và tâm huyết của một người thầy... TS Lâm Thành Hiển (giữa) phát biểu trong một buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng sinh viên. Đó là TS Lâm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Cha tôi, người ở lại" tập 21: Việt về nước, gặp lại mẹ ruột
Phim việt
09:38:29 02/04/2025
Showbiz chưa hết loạn: Tình cũ Choiza bị tố làm Sulli đau khổ, IU được chỉ đích danh
Sao châu á
09:36:18 02/04/2025
Hoàng Thuỳ Linh trực tiếp nhắc chuyện có bầu, yêu cầu ekip làm gấp 1 chuyện giữa nơi công cộng!
Sao việt
09:32:18 02/04/2025
Vườn cúc họa mi Thung Nham khiến bạn có thêm một lý do để đi Ninh Bình
Du lịch
09:20:41 02/04/2025
Kiểu họa tiết dẫn đầu xu hướng 2025
Thời trang
09:16:36 02/04/2025
Cháy nhà lúc rạng sáng ở quận 8, TP.HCM khiến 3 người tử vong thương tâm
Tin nổi bật
09:14:08 02/04/2025
Nhóm thanh niên chặn đầu ô tô taxi, dùng mũ bảo hiểm đập phá xe
Pháp luật
09:09:37 02/04/2025
Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân
Thế giới
09:04:34 02/04/2025
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
08:21:02 02/04/2025