Tôi muốn ly hôn vì… vợ ngoan quá
Hôn nhân của chúng tôi đang trên bờ vực đổ vỡ vì chính những lý do mà tôi từng muốn cưới em bằng được.
Tôi yêu Ly, tính cả thời gian theo đuổi và được em nhận lời cũng gần 4 năm. Ly là cô gái ngoan hiền, nữ tính điển hình. Chính sự dịu dàng, hiền thục ấy đã thu hút tôi.
Mặc dù đôi lần, tôi nhận ra em có vẻ quen được chiều nên hơi nhút nhát và ỉ lại vào người khác. Nhưng tôi cho rằng, điều này hoàn toàn có thể thay đổi được khi chúng tôi lập gia đình.
Tôi vui vẻ để Ly dựa dẫm, thậm chí còn tự cho mình có trách nhiệm phải nâng niu, che chở em. Suốt hai năm yêu nhau, chúng tôi chưa từng đi chơi xa, bởi Ly không dám đi chơi riêng với người khác giới. Điều này càng khiến tôi tôn trọng và muốn cưới em bằng được. Cho nên khi cưới được em, tôi vô cùng hạnh phúc vì ngoài tình yêu, trong tôi còn có cả niềm hãnh diện.
Điều tôi không ngờ là ở thời điểm hiện tại, hôn nhân của chúng tôi đang đứng bên bờ tan vỡ. Ly đã đẩy sự ngoan hiền của cô ấy theo hướng tiêu cực, khiến tôi cảm thấy không còn chút rung động, hứng thú nào đối với vợ mình.
Cô ấy ngoan thật, hiền thật, nhưng lại biến bản thân thành người thiếu đi cá tính độc lập, lúc nào cũng nhạt nhẽo, ỉ lại trong mọi việc, từ đời sống thường nhật đến đời sống riêng tư vợ chồng.
Từ sự yêu thích, tôi dần cảm thấy mệt mỏi với vợ (Ảnh minh họa: Sina).
Ly dựa dẫm vào tôi từ việc yêu cầu tôi phải đưa đi chợ hàng ngày vì cô ấy không dám tự đi xe máy. Thời đi học, bố mẹ đưa đón. Đến khi yêu tôi, nghiễm nhiên tôi tự nguyện làm tài xế riêng. Cho nên đến giờ khi đã lấy nhau, Ly vẫn muốn tôi phải đưa cô ấy đi mọi nơi.
Tôi khuyến khích Ly tập lái xe để tự lập hơn vì biết đâu có lúc tôi bận rộn, không thể thu xếp đưa em đi được. Tôi thấy gợi ý này của tôi không có gì quá đáng nhưng lại khiến Ly khóc mãi. Ly trách tôi không còn yêu thương, chiều chuộng cô ấy như xưa.
Tôi rất sợ mỗi khi để vợ phải khóc vì mình nên hết lần này đến lần khác, tôi chịu thua nước mắt của em, bỏ qua chuyện bắt em phải thay đổi. Tôi tiếp tục là người cho cô ấy dựa dẫm mỗi ngày.
Video đang HOT
Trong các cuộc đi chơi, du lịch, Ly để mặc tôi lên kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi, từ xe cộ đến khách sạn. Em chỉ việc mang váy áo đi cùng. Cũng bởi quá hiền nên cô ấy sợ đám đông, sợ giao tiếp. Khi gia đình tôi có cúng giỗ, cô ấy chỉ dám đứng yên ở trong bếp, lấy lý do nấu nướng không dám ra chào hỏi ai.
Tôi ôm vai cô ấy, khích lệ em rằng, tôi hoặc mẹ sẽ ở cạnh, chỉ cần ra ngoài nói dăm ba câu chào hỏi cô dì, chú bác vì mình là dâu mới nhưng em nhất định không chịu. Em muốn tôi thông cảm vì em nhút nhát từ bé, không quen chỗ đông người lạ mặt. Tôi cố nói cho Ly hiểu rằng, đây không phải người lạ, đều là họ hàng gần gũi với gia đình.
Đám cưới của mình mọi người đều đến chúc phúc, giờ hai vợ chồng ra chào cảm ơn cho phải lẽ. Nhưng Ly nhìn tôi với ánh mắt cầu cứu ngập nước. Em luôn lấy nước mắt để giải quyết mọi câu chuyện giữa chúng tôi mỗi khi chủ đề không đúng ý. Ly cứ mong manh, yếu ớt như vậy, luôn đòi hỏi được yêu thương, chăm sóc mọi lúc, mọi nơi.
Trước kia, tôi từng thích thú để cho em dựa vào mình, tự hào coi đó là cơ hội thể hiện sự nam tính, mạnh mẽ. Nhưng gần đây, tôi bắt đầu cảm thấy giống như bị khoác thêm một gánh nặng. Ly 27 tuổi nhưng em hoàn toàn không tự trang bị bất cứ kiến thức nào về cuộc sống vợ chồng.
Tôi cảm giác mọi lời tôi nói ra đều phải nhìn thái độ của em mà lựa, tránh để em nghĩ ngợi, dỗi hờn. Đỉnh điểm là tuần trước, khi tôi phải đi công tác 3 ngày, Ly để tôi tự chuẩn bị đồ mang đi. Em nói không biết tôi thích gì nên tốt nhất là tôi tự chuẩn bị cho đúng ý. Trong khi đó, thời gian chúng tôi đi bên nhau đủ lâu để cô ấy hiểu tính tôi rất đơn giản.
Điều tôi cần là sự quan tâm, chăm sóc từ người vợ của mình. Tôi thấy không vui nên trách cô ấy xưa nay quen được chiều mà không biết để ý chiều ai. Vậy là tôi bị giận. Suốt 3 ngày tôi đi công tác, cô ấy không gọi cho tôi cũng không chịu nghe máy khi tôi gọi.
Lúc tôi trở về nhà, nhìn gương mặt nặng nề, thái độ giận dỗi của cô ấy, tôi cảm thấy buồn và chán nản. Tự dưng tôi không còn muốn yêu thương và chiều theo mọi ý muốn của em nữa. Chúng tôi chỉ vừa về chung một nhà được gần 8 tháng, nhưng thật tệ là trong đầu tôi đã xuất hiện hai chữ “ly hôn”.
Có phải tôi “cả thèm chóng chán” như cách cô ấy nói với tôi? Hoặc là tôi chưa đủ cố gắng để duy trì tình yêu của mình?
Thực sự tôi đang cảm thấy rối bời với một suy nghĩ cứ lật đi lật lại trong đầu: Chúng tôi có thực sự phù hợp để cùng nhau xây dựng hạnh phúc lâu dài hay không?
Vừa mua được nhà mới, tôi phải gánh thêm cả gia đình em chồng
Đến nay là 6 tháng ở cùng, gia đình em gái chồng vẫn chưa có ý định tìm nhà mới để thuê. Tôi thực sự cảm thấy mệt mỏi. Vợ chồng tôi có một trai, một gái. Con gái lớn năm nay 7 tuổi, con trai 5 tuổi.
Từ khi cưới nhau, chúng tôi ở phòng trọ. Cuộc sống không quá khó khăn nhưng vì mục tiêu cố gắng mua nhà để "an cư lạc nghiệp", cho con cái môi trường sinh hoạt tốt, chúng tôi phải tiết kiệm chi tiêu nhiều năm liền.
Gia đình chồng tôi có 2 anh em. Vì là anh cả nên chồng tôi mặc định gánh thêm trách nhiệm với em gái. Sau khi ra trường, anh phụ trách nuôi em ăn học, tìm việc và lo dựng vợ gả chồng, giúp em gái yên bề gia thất.
Tôi rất thoải mái về điều đó. Vì với tôi, anh chị phải có trách nhiệm cùng bố mẹ lo cho em. Tuy nhiên, trách nhiệm về kinh tế nên dừng lại khi có gia đình riêng, anh cũng cần vun vén cho tổ ấm nhỏ của mình.
Tôi biết rằng sau lưng tôi, anh vẫn gửi tiền cho em gái. Nhiều lần tôi khuyên anh nên để cô ấy tự lo cho cuộc sống riêng. Anh thương em nhưng chính tình thương vô điều kiện đấy lại khiến cô ấy ỉ lại.
Vì thế, vợ chồng không ít lần hậm hực. Tôi đành nhắm mắt làm ngơ, lên tiếng nhiều lại sợ mang điều tiếng với nhà chồng.
Thực tế bao năm qua, vợ chồng tôi và vợ chồng em gái vẫn ở 2 nhà trọ cạnh nhau. Chồng tôi nói, nếu có điều kiện thì anh em sống cạnh nhau vẫn hơn, có gì còn chạy qua chạy lại.
Phải cưu mang thêm em gái chồng khiến tôi rất mệt mỏi (Ảnh: Freepik).
Nghe hợp tình hợp lý nhưng ở cạnh nhau tôi mới thấy, đó chẳng qua là sự ỉ lại của em gái chồng.
Vợ chồng cô ấy có con gái 3 tuổi nhưng việc đưa đón con đi học mặc định là chồng tôi, vì anh ấy thuận đường. Ban đầu, em chồng nhờ tôi nấu cơm cho cả nhà cô ấy vào hôm cô ấy về muộn.
Lâu dần, chẳng cần nhờ vả mà mặc định mỗi tối đi làm về, kéo sang nhà tôi ăn cơm, xong vợ chồng đèo con đi dạo phố, bỏ mặc tôi dọn dẹp bát đũa. Nếu cằn nhằn với chồng, anh sẽ là người dọn dẹp, không bao giờ góp ý một lời với em chồng.
Sự ỉ lại như thói quen khiến tôi cảm thấy rất khó chịu, áp lực và thực sự như gánh nặng.
Mãi đến đầu năm nay, vợ chồng tôi cuối cùng cũng thực hiện được giấc mơ sở hữu căn nhà chung cư nội thành Hà Nội. Mặc dù chỉ là căn nhà nhỏ khoảng 70m2, với tôi, đó là tổ ấm hạnh phúc - vừa có môi trường sinh hoạt tốt hơn, vừa giãn khoảng cách với gia đình em chồng.
Sau một tháng dọn về nhà mới, em chồng nhắn cho tôi: "Cuối tuần này, nhà em dọn đến ở nhờ nhà hai bác khoảng một tháng, trong lúc tìm thuê nhà mới. Bên chủ nhà thu lại nhà trọ để quy hoạch. Chị dọn phòng Sam, Sóc (tên 2 con của tôi) cho vợ chồng em nhé".
Gọi ngay cho chồng, anh biết chuyện nhưng không nói với tôi. Với anh, việc cưu mang em gái là cần thiết, dù sao cô ấy chỉ ở đến khi tìm được nhà mới.
Tôi góp ý thẳng với em chồng, giờ ai cũng có công việc bận rộn, chiều về lại xoay với con cái nên em cố gắng phụ cùng chị việc nhà.
Ấy vậy, cô em chồng cắt ngang: "Chị không cần nấu cơm, nhà em sẽ ăn ngoài trước khi về nhà. Nhà em chỉ mượn phòng của 2 cháu để ngủ thôi. Chắc chưa đến một tháng là tìm được nhà mới".
Ai dám để cô ấy ăn ngoài cả tháng? Đã không phụ cơm nước, đằng này nhà cửa cũng không dọn dẹp. Quần áo tắm xong vứt ngổn ngang, vợ chồng cô ấy ăn đêm thì bát đũa để nguyên trong bồn rửa.
Em rể là người hút thuốc, mặc dù chỉ hút ngoài ban công vẫn không tránh được việc ảnh hưởng đến không gian sống của cả gia đình, đặc biệt là 2 con tôi.
Thêm nữa, các con tôi đã lớn, cần có không gian riêng để sinh hoạt và học tập, nay chen chúc trong phòng với bố mẹ, tôi thấy xót xa vô cùng.
Có lẽ mọi sự khó chịu sẽ dừng lại khi gia đình em chồng chủ động chuyển đi sau một tháng như dự kiến ban đầu. Đến nay là 6 tháng, gia đình cô ấy vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Sau mỗi giờ tan làm, tôi không muốn về nhà. Nghĩ đến cảnh có nhà riêng nhưng không có không gian riêng, tôi rất mệt mỏi.
Đã nhiều lần tôi ý kiến với chồng nhưng anh đều ậm ừ cho qua. Tôi phải nói gì để em chồng có lòng tự trọng và tự lập cho gia đình riêng của cô ấy?
Về nhà người yêu, vừa tới nơi mẹ em ghé tai nói một câu, tôi muốn chia tay ngay Tuy ghé sát vào tai em nhưng tôi vẫn nghe rõ mồn một những lời bác gái nói. Vốn dĩ xuất thân trong một gia đình bình thường ở quê sau này mới lên thành phố lập nghiệp nên tôi cũng chẳng có yêu cầu cao sang gì khi chọn lựa bạn đời cả. Với tôi, chỉ cần cả hai thấy hợp thì...