Tôi muối mặt mượn ô tô của bạn để về quê
Dù được bạn bè cho mượn ô tô nhưng sau nhiều lần mượn xe, tôi quyết tâm không làm phiền họ nữa và tự tìm giải pháp cho nhu cầu đi lại của mình.
Đọc bài “Có nên cho bạn mượn xe đi Tết?” , tôi dường như thấy lại chính hình ảnh của mình cách đây 5 năm.
Tôi lập gia đình từ năm 2009 và hai vợ chồng sống cùng bố mẹ ở một con ngõ nhỏ trên phố Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội). Chính vì nơi ở đi lại chật hẹp nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mua ô tô, nhưng cũng “dắt túi” một tấm bằng lái B2 từ hồi mới ra trường.
Mọi chuyện thay đổi khi nhà có thêm hai đứa trẻ ra đời, mỗi lần di chuyển xa cả 4 con người trên một chiếc xe máy thật là vất vả.
Trong lần về quê vợ ở Hòa Bình, tôi chợt nhớ đến cậu bạn thân cấp 3 mới mua ô tô. Tôi đánh tiếng mượn xe 2 ngày và nhận được cái gật đầu của bạn.
Cảm giác chở vợ con trên chiếc xe mới cóng còn vương mùi xuất xưởng thật thú vị, lại được dịp nở mặt mày khi xe lăn bánh vào nhà bố vợ trong ánh mắt dò xét của những người hàng xóm. Thế rồi mỗi dịp giỗ chạp, nghỉ hè, trước khi lên đường khoảng một tuần tôi đều hỏi bạn trước về kế hoạch mượn xe. Tất nhiên bạn tôi vẫn đồng ý, còn tôi thì thở phào nhẹ nhõm trong lòng.
Thế nhưng, trong lần đỗ xe để vào nhà ông cậu ở quê, do cổng hơi hẹp nên tôi đã để đầu chiếc Kia Cerato quệt một đường dài, không chỉ xước sâu mà còn vỡ đèn sương mù.
Video đang HOT
Do bất cẩn làm hỏng đầu xe mượn của bạn, tôi khá lo lắng. (ảnh minh họa)
Tôi khá lo lắng nhưng cũng gọi điện cho bạn và nói sẽ chịu mọi chi phí sửa chữa. Bạn tôi nói rằng đã có bảo hiểm nên cũng không vấn đề gì.
Dù vậy khi trả xe, tôi thấy bạn nhìn vết va chạm rất lâu kèm nét mặt kém vui. Sau lần đó, phải một thời gian sau tôi bí quá cũng đành hỏi mượn xe tiếp nhưng bạn tôi trả lời xe đã có kế hoạch hẹn tôi đợt khác. Tôi muối mặt tự nhủ có lẽ đây nên là lần cuối mình hỏi mượn cậu ấy xe.
Dịp Tết năm kia, tôi may mắn mượn được chiếc Kia Morning Van của người anh bên vợ do gia đình họ đi du lịch dài ngày. Vì vậy, tôi lên được hẳn nhiều kế hoạch di chuyển trước và sau Tết. Có xe, bố mẹ tôi cũng nhắn nhủ sắp xếp chở ông bà về quê ở Hà Tĩnh trước kỳ nghỉ để dọn lại nhà thờ.
Vì quãng đường di chuyển khá xa, xe lại không thể chở 5 người, tôi nghĩ ngay đến anh bạn đồng nghiệp ở cơ quan cũ đang có chiếc xe 7 chỗ. Vì anh em lúc làm với nhau rất hợp và thân thiết, tôi tự nhủ mình nhờ anh ấy đổi xe trong 2 ngày chắc sẽ được chấp nhận. Thế nhưng khá bất ngờ, tôi vừa mở lời qua điện thoại, anh bạn tôi nói luôn, xe không rảnh ngày nào, mong thông cảm.
Tôi hơi bất ngờ trước lời từ chối và có cảm giác hụt hẫng nhưng chợt nghĩ lại quãng thời gian đã qua, dường như mình đã không nhận thấy cảm xúc của người khác cũng như lòng tự trọng bản thân bị bỏ qua vì lợi ích trước mắt.
Tôi quyết định thuê xe có lái đưa bố mẹ về quê. Ra Tết khoảng một tháng sau đó, tôi đã gom tiền tích lũy và chọn mua một chiếc ô tô cũ 7 chỗ giá khoảng 250 triệu đồng.
Từ khi có xe, tôi cảm thấy cuộc sống thay đổi hẳn, cuối tuần nếu không có việc đi xa, cả nhà cùng vi vu đi trung tâm thương mại hoặc ra ngoại thành chơi.
Quan trọng nhất là mọi kế hoạch di chuyển đều không bị phụ thuộc vào cái gật đầu của người khác, nó thật nhẹ nhõm. Qua đó tôi cũng thấm được cảm giác phải cho người khác mượn xe của mình khi không thoải mái, và cũng biết ơn những người bạn đã năm lần bảy lượt cho tôi mượn xe trong quá khứ.
Chồng tuyên bố đưa lương mẹ giữ để "vẹn cả đôi đường" nhưng khi vợ cho nghe đoạn ghi âm dài chưa đầy 3 phút, anh mới "ngã ngửa" hiểu mọi chuyện
"Đúng như em đoán, anh lại bênh mẹ như cũ. Vậy là em lấy điện thoại mở đoạn ghi âm lén ghi lại lúc nói chuyện với mẹ cho anh nghe...", người vợ kể.
Đi làm dâu không phải cô gái nào cũng may mắn có được bà mẹ chồng tâm lý, hiểu cho suy nghĩ, nỗi lòng của con dâu. Vậy nên mọi hi vọng còn lại phụ nữ đều đặt cả vào chồng mình, mong anh ấy có thể ở bên che chở, nâng đỡ vợ khi sống chung với mẹ. Do đó, chồng lại vô tâm nữa thì vợ sẽ cảm thấy bị lạc lõng, cô độc bên gia đình nhà chồng. Giống như tâm sự của nàng dâu trong câu chuyện dưới đây.
Câu chuyện như sau: " Cưới xong em có bầu luôn. Vừa mang thai tháng thứ 2 thì công ty em chuyển trụ sở làm việc cách địa điểm trước hơn chục cây số. Tính ra cả đi lẫn về, 1 ngày em phải đi gần 30km. Đi được hơn tháng, do di chuyển nhiều quá, em bị động thai, dọa sảy. Vậy là chồng yêu cầu nghỉ việc không lương tới lúc sinh xong mới tính tiếp.
Bài chia sẻ của người vợ
Khổ nỗi em sống chung với mẹ chồng. Từ lúc em nghỉ việc bà tỏ thái độ khó chịu nghĩ con trai phải vất vả đi làm 1 mình kiếm tiền, con dâu ở nhà chơi nên thi thoảng ngồi ăn cơm bà vẫn thở dài bảo: '1 đứa đi làm nuôi mấy cái tàu há miệng. Sức nào chịu cho nổi'.
Nhiều khi nghe bà nói, em ức chế cũng muốn nói lại vài lời nhưng chồng không cho. Anh ấy trước giờ không làm trái ý mẹ, bắt em phải nín nhịn với lý do phận làm con, không báo hiếu được thì thôi không được phép cãi lại bố mẹ.
Mệt nhất là khoản kinh tế của vợ chồng em bà cũng can thiệp. Cưới xong bà ra mặt đòi giữ cả vàng cưới, tiền mừng của tụi em bảo chúng em còn trẻ không biết giữ tiền. Bà giữ hộ, khi nào cần bà sẽ đưa lại. Ban đầu em không đồng ý nhưng bà tự ái. Chồng em thấy thế vội làm theo ý bà ngay. Bà còn đòi giữ lương của chúng em mà em nhất quyết không chịu. Sau để làm vừa lòng mẹ, hàng tháng anh đưa hết lương cho bà, vừa là để chiều mẹ, vừa coi như 1 khoản cất đi tiết kiệm. Lương em dùng chi tiêu. Anh nói như thế coi như vẹn đôi đường.
Tuy nhiên từ hôm em nghỉ việc, không có thu nhập, mỗi lần mua gì, làm gì cần tiền đều phải xuống gõ cửa xin bà. Rõ là bà bảo, khi cần cứ nói bà đưa cho nhưng 10 lần em hỏi lấy tiền thì cả 10 lần bà hằn học khó chịu, hỏi em như hỏi cung mới đưa khiến em ức chế vô cùng. Thế nhưng về kể với chồng, anh vẫn cứ bênh mẹ chằm chặp bảo không có chuyện bà giữ tiền như vây. Cũng là do mẹ em khéo 'diễn', lúc nào có con trai thì đưa tiền cho dâu rất thoải mái, thậm chí còn chủ động, sau lưng thì quản từng đồng.
Hôm qua bạn thân em mời cưới. Vì sức khỏe không cho phép, em tính nhờ người mừng giúp 500k nên bảo mẹ chồng đưa tiền. Vậy nhưng con dâu vừa hỏi bà đã mắng em té tát: 'Ăn bám chồng còn không biết điều, vẽ vời mừng cưới xin để đốt tiền con trai tôi à. Không đi ăn, không phải mừng'.
Em nhẫn nhịn giải thích rằng lúc trước vợ chồng em cưới, bạn ấy mừng thì giờ chúng em phải mừng lại. Vậy nhưng bà không nghe, vẫn gạt đi nói con dâu chỉ nghĩ cách tiêu tiền rồi nhất quyết không đưa.
Ảnh minh họa
Tối ấy về em nói chuyện lại với chồng. Đúng như em đoán, anh lại bênh mẹ như cũ. Vậy là em lấy điện thoại mở đoạn ghi âm lén ghi lại lúc nói chuyện với mẹ cho anh nghe. Từng câu từng lời bà nói, anh nghe rõ không sót từ nào. Song rồi em mới lên tiếng: 'Là vợ anh, em chỉ mong có được 1 cuộc sống tự tại, có người chồng trưởng thành biết đứng ra bảo vệ lo cho vợ chứ không phải lúc nào cũng phụ thuộc mẹ 1 đứa trẻ. Chúng ta đều đã đủ khôn lớn để tự lo liệu cho cuộc sống riêng của mình. Còn sống mãi như thế này, em thật sự rất mệt mỏi'.
Lúc ấy anh mới thôi không bênh mẹ nữa, bảo từ từ để anh nói khéo với bà. Tháng sau nhận lương về, anh đưa em giữ để chủ động chi tiêu kinh tế".
Quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn nhạy cảm. Chỉ một chút sơ ý không khéo, rất có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu. Do vậy người chồng có vai trò vô cùng quan trọng là đứng giữa dung hòa 2 người phụ nữ trong gia đình. Không cần anh phải ra mặt bênh vực vợ, chỉ cần anh biết phân xử đúng sai một cách thấu tình đạt lý, làm cầu nối giữa vợ với mẹ. Tin rằng, sống chung với mẹ chồng sẽ không còn là nỗi ám ảnh đối với các nàng dâu.
Tận mắt bắt gian vợ ngủ với người khác, tôi đau đớn giật chiếc chăn xuống và hoảng hốt gấp bội với những thứ bên dưới Trở về nhà lúc 2h đêm, tôi bàng hoàng khi chứng kiến sự việc xảy ra trên giường cưới của chúng tôi. Vợ chồng tôi cưới nhau mới hai năm, con trai được một tuổi. Công việc của tôi thường xuyên đi công tác. Thương vợ ở nhà vất vả chăm sóc con lại còn đi làm nữa nên tôi muốn thuê người...