Tôi mong Bộ trưởng chỉ đạo làm rõ việc chuyển xếp lương, tiền bồi dưỡng tích hợp

Theo dõi VGT trên

Là một nhà giáo, tôi rất mong nhận được ý kiến chính thức của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo làm rõ 2 vấn đề trên để giáo viên yên tâm công tác.

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều bài viết phản ánh bất cập của việc quy định giáo viên có thể phải trả tiền khi học các chứng chỉ bồi dưỡng các môn tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và việc xét chuyển lương giáo viên theo các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT.

Là một nhà giáo, tôi rất mong nhận được ý kiến chính thức của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo làm rõ 2 vấn đề trên để giáo viên yên tâm công tác, tập trung cho việc tập huấn chương trình mới, sách giáo khoa mới, đồ dùng mới, soạn giáo án mới, cách đánh giá mới, sinh hoạt chuyên môn mới,…Tôi tin các đồng nghiệp khác có lẽ cũng có chung suy nghĩ, mong muốn này.

Thông qua bài viết này, người viết nêu lại bất cập cũng như đưa ra những giải pháp để thực hiện các vấn đề trên một cách tốt nhất, tiết kiệm nhất, tránh gây bức xúc, hoang mang trong giáo viên.

Nên quy định giáo viên bồi dưỡng chứng chỉ tích hợp là miễn phí, 100% trực tuyến (online)

Chứng chỉ bồi dưỡng tích hợp mà người viết muốn trình bày dưới đây gồm: chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tin học dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học, giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí ở bậc trung học cơ sở trong các Quyết định số 2453/QĐ-BGDĐT, 2454/QĐ-BGDĐT, 2455/QĐ-BGDĐT ngày 21/7/2021.

Cả ba quyết định trên đều có những điểm chung là: “Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học” môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học; môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí ở trung học cơ sở và kinh phí bồi dưỡng được hướng dẫn lấy từ 3 nguồn, trong đó có nguồn: “do người học tự đóng góp”

Thưa Bộ trưởng, quy định giáo viên đã có trình độ đại học hoặc cao hơn chuẩn trình độ đào tạo của Luật Giáo dục 2019 gồm các môn Tin học ở tiểu học; môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí ở bậc trung học cơ sở bắt buộc phải bồi dưỡng mà có thể phải tự đóng tiền học các môn tích hợp mới gây bức xúc trong giáo viên rất lớn, gây mất niềm tin trong giáo viên.

Theo quan sát của người viết cũng là một nhà giáo đang đứng lớp thì các thầy cô giáo hiện nay đang rất bất an, lo lắng, trong đó có cả bất bình, bức xúc vì quy định trên, của cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng ban hành quyết định trên.

Tôi mong Bộ trưởng chỉ đạo làm rõ việc chuyển xếp lương, tiền bồi dưỡng tích hợp - Hình 1

(Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)

Để giải tỏa tâm lý cho giáo viên, rất mong Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến chính thức chỉ đạo làm rõ các vấn đề này, một là chương trình bồi dưỡng 03 môn tích hợp trong 03 quyết định trên có phải “chương trình bồi dưỡng thường xuyên” hay không? Nếu không phải, thì đó là chương trình gì và việc cấp “chứng chỉ” bồi dưỡng 03 môn này dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Hai là, Luật Giáo dục số 43/2019/QH-14, Điều 73. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, quy định:

1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

Hơn nữa khoản 3 điều 16 Quy chế bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ban hành theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định Phòng giáo dục và đào tạo:

“Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện về nguồn kinh phí BDTX và các điều kiện liên quan phục vụ công tác BDTX theo quy định. Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm, từ kinh phí hỗ trợ của các chương trình, dự án hoặc từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).”

Video đang HOT

Về việc này thiết nghĩ 03 Quyết định của Bộ cần quy định tường minh, trường hợp nào ngân sách chi trả, trường hợp nào “do người học đóng góp” như trả lời của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức, quy định chung chung sẽ gây tâm lý lo lắng, bất an vì đội ngũ nhà giáo đã phải tốn quá nhiều tiền bạc, công sức, thời gian cho các loại chứng chỉ rồi.

Hàng chục ngàn giáo viên sẽ rất biết ơn Bộ trưởng, từ đó giáo viên sẽ có thêm niềm tin, động lực vào sự lãnh đạo sáng suốt của Bộ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có như vậy việc đổi mới hy vọng sẽ thành công.

Bên cạnh đó, tha thiết xin Bộ sửa đổi các quyết định trên theo hướng học trực tuyến (online), kiểm tra online 100%, giáo viên không phải di chuyển xa xôi, vất vả,…

Bộ Giáo dục chỉ cần bỏ kinh phí 1 lần xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên cả nước, xây dựng ma trận ôn tập linh hoạt tùy thời điểm cho giáo viên.

Tại ba Quyết định: 2453/QĐ-BGDĐT, 2454/QĐ-BGDĐT, 2455/QĐ-BGDĐT đều có chung quy định việc học và kiểm tra được đánh giá như sau:

“Đối với hình thức bồi dưỡng thì được hướng dẫn học trực tiếp 80% chương trình tại các trường đại học sư phạm và học viên phải tham gia tối thiểu 80% thời gian học tập trực tiếp của chương trình bồi dưỡng quy định cho mỗi học phần thì được tham gia kiểm tra kết thúc học phần đó.

Kết thúc mỗi học phần của chương trình bồi dưỡng, học viên phải thực hiện một bài thu hoạch. Bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10.”

Về điều kiện cấp chứng chỉ, các quyết định này cũng hướng dẫn: người học tích lũy đủ số học phần bắt buộc và đủ số tín chỉ tối thiểu theo quy định của chương trình bồi dưỡng; điểm trung bình tích lũy của toàn khóa bồi dưỡng đạt từ 5,00 trở lên; đảm bảo đủ các điều kiện quy định khác của cơ sở đào tạo.

Như vậy, quy định là giáo viên phải học trực tiếp, phải kiểm tra,… nếu không đạt thì vừa mất tiền, vừa không được cấp các chứng chỉ các môn “tích hợp” tức là tương lai sẽ không được dạy các môn trên khiến giáo viên lo lắng hơn.

Trình độ giáo viên, khả năng sử dụng công nghệ,… đã rất tiến bộ nên hiện nay Bộ Giáo dục xây dựng việc học trực tiếp các môn tích hợp, phải đi dạy đi dạy lại tại 63 tỉnh, thành tại nhiều địa phương trên cả nước là một sự thụt lùi, gây tốn kém, lãng phí giống như việc đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng các chức danh nghề nghiệp giáo viên thời gian qua.

Không có lý do gì Bộ Giáo dục và Đào tạo không xây dựng việc bồi dưỡng các môn trên giống như các mô đun bồi dưỡng thường xuyên, rất tiện lợi, phù hợp, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách và giáo viên.

Thông qua các công cụ hiện đại, công nghệ giáo viên hoàn toàn có thể thực hiện bài kiểm tra, bài đánh giá một cách chân thật, khách quan nhất, tiết kiệm nhất, hợp lý nhất.

Do bài kiểm tra được thực hiện trên máy, chấm trên máy nên sẽ rất công bằng và khách quan nên giáo viên sẽ cố gắng hơn, học tốt hơn.

Bên cạnh đó, do thiên tai, dịch bệnh phức tạp,… nên học online là cách tốt nhất.

Giai đoạn công nghệ cao không có lý do gì để giáo viên “khăn gói lều chõng” đi học, bồi dưỡng và thi môn trên.

Không phải tự nhiên mà một tác giả tên Kim Thu đã gửi một bức tâm thư cho Bộ Trưởng Bộ Giáo dục “Xin Bộ trưởng hãy cứu các giáo viên dạy môn tích hợp bên “bờ vực chứng chỉ”.

Bởi vì họ thấy hoang mang, bất an,… không có nơi nào để bấu víu nên mới mạnh dạn bày tỏ chính kiến với Bộ Giáo dục và Đào tạo và quan trọng là giáo viên rất tin vào Bộ trưởng, mong được xem xét lại để yên tâm công tác.

Đề nghị dừng việc chuyển xếp lương theo các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT là đúng đắn

Bài viết mới nhất “Nên dừng thực hiện chuyển xếp lương nhà giáo theo chùm thông tư mới” của tác giả Sơn Quang Huyến là nỗi lòng của hàng triệu giáo viên cả nước.

Mặc dù đã có rất nhiều bài viết phân tích khá chi tiết các bất cập như tác giả Sơn Quang Huyến đã đề cập trong bài viết gồm:

“Bùng nhùng chia hạng, xếp lương giáo viên mong Bộ trưởng quan tâm chỉ đạo”; “Tôi thấy xếp hạng giáo viên dựa vào hồ sơ, chẳng căn cứ vào năng lực hiệu quả”; “Lương, phụ cấp, thăng hạng chức danh nhà giáo và chuyện vòng vo chính sách”; “Không được giao nhiệm vụ hạng II phải xuống hạng, giáo viên cầu cứu Bộ Giáo dục”; “Nhiều thầy cô hạng II phải xuống hạng III trong ấm ức vì thiếu “nhiệm vụ”"; “Mong muốn nhất của giáo viên nếu Bộ sửa thông tư xếp hạng là bỏ xếp hạng”; “Hên xui” chuyện xếp lương nhà giáo theo các thông tư mới”,…

Bài viết đề nghị dừng việc xếp hạng theo các thông tư trên không mới nhưng vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn của giáo viên, bởi sự “ nóng” của nó, bởi sự bất bình đẳng, bất hợp lý khi chuyển xếp lương cả triệu giáo viên theo các Thông tư trên.

Xếp lương mới mà giáo viên thấy bất hợp lý, không công bằng thì sẽ sinh tâm lý chán nản, bất bình thì việc dạy sẽ không hiệu quả. Chùm thông tư có quá nhiều bất cập, hay nói cách khác là còn quá nhiều “sạn” thì nên được nhìn nhận và dừng lại để sửa đổi, bổ sung hợp lý.

Cá nhân người viết rất hy vọng tiếng lòng của các nhà giáo đến được tai Bộ trưởng, để Bộ trưởng xem xét lại những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình để giải quyết, những vấn đề khác có thể tham mưu các cấp để giải quyết hướng đến sự công bằng, bình đẳng để mọi người thụ hưởng sự hợp lý của chính sách.

Một lần nữa, bản thân người viết cùng rất nhiều bạn bè đồng nghiệp đang đứng trên bục giảng rất tin tưởng, kỳ vọng vào sự chỉ đạo sáng suốt của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về 2 vấn đề đang gây tranh luận, bức xúc nêu trên.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học ngày 12/8, Bộ trưởng từng phát biểu: “Không như các lĩnh vực khác, một khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian để phục hồi sẽ rất dài. Vì thế, phải cố gắng hết sức để giảm thiểu những tổn thương đối với giáo dục” .

Những chính sách học bồi dưỡng chứng chỉ tích hợp có thể tốn tiền, chính sách chuyển xếp lương bất công, không hợp lý cũng khiến giáo viên tổn thương nếu không có sự điều chỉnh hợp lý, khoa học thì giáo viên rất khó an lòng, an tâm công tác.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải "học lại, học thêm" online

Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT 2018 sẽ áp dụng với lớp 2 và lớp 6. Thời điểm này, khi năm học mới đang cận kề, các thầy cô cũng chạy đua nước rút, tiếp tục tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình mới.

Giáo viên phải tự học thật, kiểm tra thật

Những ngày này, cô Ninh Thị Tình vẫn dành mỗi ngày khoảng 3-4 tiếng để tự học và bồi dưỡng trực tuyến trên hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS). Thời lượng học như trên hoàn toàn do cô Tình chủ động, ngày nào bận học ít, ngày nào có nhiều thời gian hơn sẽ học nhiều. Bước vào chương trình mới, công việc chuẩn bị của giáo viên cũng nhiều hơn, nhưng năm nay cô Tình lại thấy giảm bớt vất vả khi được chuyển từ tập huấn trực tiếp sang tập huấn trực tuyến.

Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải học lại, học thêm online - Hình 1

Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT mới sẽ được đưa vào giảng dạy ở lớp 2, lớp 6, đặt ra nhiều yêu cầu về đổi mới trong phương pháp giảng dạy với giáo viên. (Ảnh minh họa)

Cô Tình chia sẻ, công tác tại điểm trường vùng sâu vùng xa của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), cách trung tâm huyện gần 40km đường đồi núi, giao thông khó khăn, mọi năm, thời điểm này, cô Tình cùng nhiều đồng nghiệp đều phải tự chạy xe máy, xách cặp lồng cơm lên huyện tập huấn trực tiếp hàng ngày. Nhưng năm nay, theo phương pháp mới, giáo viên được tập huấn trực tuyến, được hướng dẫn bởi các giáo viên cốt cán và các giảng viên ĐH sư phạm qua hệ thống LMS của Bộ GD-ĐT.

"Tập huấn tập trung trực tiếp không chỉ vất vả, tốn kém cho giáo viên mà còn kém hiệu quả, hết giờ mọi người đi về, hiệu quả đến đâu khó có thể đo lường. Nhưng theo phương pháp mới, giáo viên đại trà được học online trên hệ thống LMS, có thể linh hoạt thời gian rảnh để học, bất kể cuối tuần hay buổi tối, miễn là hoàn thành các bài được giao. Bằng phương pháp này, mọi khoảng cách, giới hạn cũng được khắc phục", cô Tình nói.

Ra trường công tác gần 20 năm, đến nay những gì được học trước kia cũng đã cũ, cơ hội để được đi dự giờ các trường bạn rất hạn chế, thông qua cộng đồng giáo viên cùng học tập online, chúng tôi được cập nhật thêm rất nhiều phương pháp giảng dạy mới từ giáo viên cốt cán, giảng viên các trường ĐH Sư phạm và cả cách làm hay của đồng nghiệp", cô Tình chia sẻ.

Theo cô Ninh Thị Tình, tập huấn giáo viên theo mô hình trực tuyến đòi hỏi giáo viên cũng phải chủ động, tích cực và đặc biệt là học thật, thi thật, không có chuyện thi theo kiểu chép kín giấy lấy lệ. Kết thúc mỗi modul, giáo viên đều được kiểm tra, nếu chỉ học qua loa, hầu như giáo viên sẽ không thể qua ngưỡng điểm trung bình. Trong khi đó, chương trình tập huấn này yêu cầu, phải đạt chuẩn từng modul, giáo viên mới được chuyển sang học modul tiếp theo.

Giáo viên không học thật khó dạy được chương trình mới

Bám bản được hơn 7 năm, nơi cô Hoàng Thị Điệu công tác là điểm trường Tiểu học Chè Lỳ, nằm trên đỉnh Chè Lỳ A, xã Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng, nơi thiếu nước, thiếu điện, thiếu mạng internet và giáo viên cũng thiếu cả những cơ hội được học hỏi. Hàng năm, giáo viên tại các điểm trường như cô Điệu vẫn được tham gia tập huấn, nhưng lại phải mất cả ngày chạy đường đồi núi, mùa mưa lội bùn dắt xe hàng chục cây số về trung tâm huyện tập huấn. "Nhiều khi về đến nơi đã mệt không còn sức mà học", cô Điệu chia sẻ.

Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải học lại, học thêm online - Hình 2

Trường học nơi cô Hoàng Thị Điệu công tác giao thông khó khăn, việc tập huấn trực tuyến phần nào giúp giáo viên vơi bớt vất vả, áp lực.

Năm nay, để chuẩn bị cho chương trình GDPT mới, cô Điệu được tham gia tập huấn các kỹ năng, phương pháp giảng dạy mới theo phương thức trực tuyến. Giáo viên này chia sẻ, điều kiện ở các điểm trường rất khó khăn, mỗi điểm trường chỉ có vài ba thầy cô, mọi người đều ít có cơ hội ra ngoài học hỏi, nên có dự giờ chéo, thì cũng ít có nội dung mới, phương pháp hay để cùng trao đổi. Khi tham gia học trực tuyến, lần đầu cô Điệu được thảo luận và học hỏi, được hướng dẫn từ giáo viên cốt cán, trao đổi cùng hàng chục, hàng trăm đồng nghiệp khác, nhiều phương pháp sư phạm mới được chia sẻ.

"Nếu trước đây giáo viên là trung tâm, cô giảng trò làm theo, thì nay mình học được cách làm sao để biến các em thành trung tâm, các em hoạt động là chính, giáo viên chỉ mang tính hướng dẫn, định hướng cho các em, quan trọng là để các em hào hứng, chủ động hơn khi học. Thời gian qua, khi vừa học vừa áp dụng thực tế, thấy học sinh dân tộc thiểu số mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều", cô Điệu chia sẻ.

Giáo viên này cho biết, đã tốt nghiệp ra trường hơn chục năm, những phương pháp kỹ năng sư phạm được học trước đây đã có phần lạc hậu, cần thay đổi để theo kịp chương trình mới, chuyển từ dạy kiến thức sang hình thành các năng lực thật cho học sinh.

Được chủ động học bất cứ nơi nào, bất cứ đâu một cách thuận tiện nhất, song với những giáo viên như cô Điệu, việc tập huấn cũng gặp những khó khăn nhất định do hạn chế về cơ sở vật chất.

Tại 4 điểm trường Chè Lỳ đều không có wifi, để học trực tuyến, giáo viên phải tự đăng ký mạng 4G trên điện thoại sau đó phát wifi dùng trên máy tính. Mỗi buổi tối học trực tuyến, các thầy cô nội trú lại mang ghế ra sân trường ngồi "hứng sóng, hứng mạng".

Mong muốn duy nhất của những giáo viên này, là mạng wifi về bản để công tác dạy và học của thầy trò được thuận tiện hơn.

Cô Vi Thị Nhung, THCS Châu Thôn, huyện Quế Phong, Nghệ An năm nay đã 50 tuổi, có 27 năm thâm niên dạy Ngữ văn. Cô Nhung cho biết, trong chương trình GDPT mới, chủ yếu phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Với những địa bàn vùng cao, học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiệm vụ trước tiên của giáo viên Ngữ văn là phát triển khả năng ngôn ngữ cho các em. Tham gia tập huấn, cô Nhung được các giáo viên cốt cán và các giảng viên ĐH Sư phạm hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về phương pháp để giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ, giao tiếp.

"Học sinh ở đây đa số là dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, đặc biệt là những học sinh người Mông gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận chương trình mới. Tôi luôn cố gắng giúp học sinh hòa nhập, không còn trở ngại. Vừa tự bồi dưỡng, tự học thêm và vận dụng luôn những phương pháp mới vào quá trình dạy học. Trong hoạt động dạy học, tôi đã học được cách tổ chức các hoạt động nhóm để học sinh em nào cũng được nói, được tham gia, được thể hiện mình. Cách dạy này có nhiều ưu điểm như học sinh nào cũng phải hoạt động, thảo luận, nhưng lại buộc giáo viên phải tìm được phương pháp tối ưu nhất cho từng giáo viên ứng với mỗi vấn đề", cô Nhung cho biết.

Gần năm học mới, ngày nào cô Vi Thị Nhung cũng tranh thủ thời gian, ngồi trước máy tính để học trực tuyến cùng những đồng nghiệp khác, vừa học vừa làm giúp cô có thêm những kinh nghiệm và kỹ năng thực tế./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt
05:41:18 22/11/2024
Mẹ tôi dõng dạc hủy đám cưới sau khi mẹ chồng tương lai đọc "diễn văn" miệt thị thông gia
05:38:11 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Nhan sắc giả dối của Lee Min Ho
06:04:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa
05:31:32 22/11/2024
Dọn dẹp bàn làm việc của chồng, tôi suýt ngất khi đọc được một tờ giấy
05:07:22 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đến nhà người bạn học giàu có, tôi hết sức kinh ngạc với "bí mật" sau căn phòng rộng vỏn vẹn 1m2

Sáng tạo

10:59:05 22/11/2024
Việc lưu trữ đồ để nhà cửa gọn gàng luôn là nỗi đau đầu của mọi người. Chắc hẳn ai cũng gặp tình trạng tủ đựng trong nhà thì ngày càng chật, ấy vậy mà đồ đạc lại tăng lên theo từng ngày, nhiều đến mức phải bày la liệt dưới đất.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.

Kiều Anh xinh đẹp hội ngộ dàn diễn viên 'Phía trước là bầu trời' sau 23 năm

Phim việt

10:53:13 22/11/2024
23 năm sau khi phát sóng Phía trước là bầu trời , 3 diễn viên Kiều Anh, Hà Hương và Văn Anh gặp lại trên thảm đỏ sự kiện ra mắt phim Linh miêu - Quỷ nhập tràng tại Hà Nội tối 21/11.

Bí quyết giúp các nàng 'xinh lung linh' đón Giáng sinh

Thời trang

10:52:23 22/11/2024
Cuối cùng, nếu quần áo lấp lánh không phải là phong cách của bạn, hãy thử thêm chút lấp lánh trên các ngón tay. Bộ nail kim tuyến, đính đá màu mè hoặc một thiết kế Giáng sinh vui nhộn, tất cả đều có thể tạo điểm nhấn cho mùa lễ hội.

Hồ Ngọc Hà: Có lúc tôi bế tắc, không biết phải làm gì!

Nhạc việt

10:50:06 22/11/2024
Có lúc tôi bế tắc, không biết mình cần phải làm gì, không biết còn được yêu thương không... , Hồ Ngọc Hà trải lòng.

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

Tin nổi bật

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe, giúp đẹp da mùa hanh khô

Làm đẹp

10:25:04 22/11/2024
Cách chuẩn bị rất đơn giản: Rót một cốc nước ấm rồi thêm nước cốt của nửa quả chanh và chút mật ong vào nước rồi khuấy đều trước khi uống.

Bắt khẩn cấp 6 thanh thiếu niên đánh người, kéo lê dao phóng lợn trên đường

Pháp luật

10:22:50 22/11/2024
Công an đã bắt nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy trên đường với tốc độ cao, hò hét và kéo lê các tuýp sắt hàn dao phóng lợn xuống đường gây khiếp sợ cho người dân.

Tử vi 12 con giáp ngày 22/11/2024: Hợi khởi sắc, Dần bất ổn

Trắc nghiệm

09:49:20 22/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 22/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Việt Nam có loại gia vị ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh

Sức khỏe

09:41:31 22/11/2024
Một nghiên cứu cụ thể cho thấy nghệ có hiệu quả như ibuprofen - một loại thuốc chống viêm đối với những người bị viêm khớp. Nghệ được biết đến với lợi ích chống oxy hóa và chống viêm, có thể hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.

Xuất hiện thêm một tựa game bom tấn giống Black Myth: Wukong, đã ấn định thời gian ra mắt

Mọt game

09:16:54 22/11/2024
Nếu là một fan của Black Myth: Wukong, các game thủ không nên bỏ qua bom tấn này. Black Myth: Wukong đã gây được tiếng vang lớn trong năm 2024 vừa qua.