Tôi làm điều này để “cơi nới” không gian bếp, được cư dân mạng đồng loạt khen ngợi
Phòng bếp chật chội thực sự rất bức bối và khó chịu, đó là lý do tôi lựa chọn điều này để giúp không gian bếp thêm thoáng, thêm rộng.
Khu bếp nhà tôi khá nhỏ, nó nằm ở đằng sau phòng tắm. Hình ảnh dưới đây chính là khu vực bàn bếp của nhà tôi, dùng để đựng đồ và đặt bồn rửa bát, phía đối diện sẽ là 1 bàn nhỏ khác để đặt bếp điện và nấu ăn tại đó.
Nghe 2 bàn bếp tưởng là tiện lợi và thoải mái, nhưng vấn đề là kích thước bàn ở nhà tôi lại khá hẹp, trong khi đồ dùng thì nhiều, nhất là các loại thiết bị gia dụng. Thành thử ra tôi buộc phải nghĩ cách để “cơi nới” không gian, nếu không sẽ rất bất tiện khi sinh hoạt.
Tính đi tính lại, tôi cảm thấy thứ duy nhất có thể mở rộng là khu vực bệ cửa sổ. Nghĩ là làm, tôi bắt đầu thiết kế và vẽ nhiều bản phác thảo khác nhau, hình vuông đến hình tròn, từ gắn liền đến tách rời, kiểu nào cũng có đủ. Cho đến bản thảo cuối cùng, tôi đã “chốt” được hình lục giác tổ ong. Ngay sau đó, tôi tìm bìa cứng và bắt đầu chuyển sang công cuộc đo đạc ở khu vực bậu cửa sổ tính toán chính xác kích thước.
Tôi thiết kế 2 phần nhô có kích thước khác nhau thay vì bằng nhau là có dụng ý. Một bên tôi dùng để đựng máy làm sữa hạt, bên còn lại sẽ dùng để đựng nồi cơm điện. Thành quả đã gần xong, đây chính là bản phác thảo chi tiết về chiếc bàn có thiết kế hình lục giác tổ ong của nhà tôi, chứ không phải bo tròn hay vuông vắn như tưởng tượng ban đầu.
Sau khi hoàn thiện bản phác thảo, tôi gửi cho bên xưởng sản xuất để họ chế tác theo đúng những yêu cầu mà tôi đưa ra. Và đây chính là chiếc bàn đá mà tôi đã bỏ nhiều tâm huyết thiết kế, đồng thời cũng là món đồ giúp “cơi nới” không gian bếp của nhà tôi. Lý do tôi đặc biệt chọn bề mặt bằng đá nhân tạo màu trắng là vì chúng vừa sáng sủa vừa dễ lau .
Khâu lắp đặt cũng không quá khó khăn, tôi chỉ cần khoan lỗ, cố định ống giãn nở, đặt bàn vào và dùng keo kết cấu (loại keo chuyên dụng dành cho bề mặt nội thất và công trình xây dựng) để kết dính chiếc bàn vào khu vực bậu cửa sổ.
Tôi đặt thêm 2 ống PPR để bề mặt bàn thêm phần chắc chắn. 1 ngày sau tôi mới tháo chúng ra vì lúc này bàn đá đã rất kiên cố và bền chặt.
Video đang HOT
Cuối cùng là chỉ cần đặt lần lượt các thiết bị gia dụng lên trên mặt bàn, tiện lợi cho sinh hoạt và thoáng đãng cho không gian. Vì nhà tôi thường xuyên nấu nướng nên tần suất sử dụng các loại thiết bị là rất đều đặn. Do đó, việc có thêm 1 chiếc bàn “lơ lửng” thực sự thuận tiện trong việc lưu trữ đồ cũng như quá trình nấu nướng của gia đình.
Trên thị trường đúng là không thiếu các loại kệ đựng, nhưng chúng thường có thêm chân bàn, điều này rất vướng víu khi đặt đồ ở dưới gầm, và quan trọng là gần như chẳng có kích thước nào thực sự phù hợp với bậu cửa sổ nhỏ bé của nhà tôi.
Sau khi tôi chia sẻ toàn bộ quá trình thiết kế chiếc bàn lên 1 diễn đàn về nhà cửa, đã có rất nhiều cư dân mạng dành lời khen cho ý tưởng này. Thật vui khi thấy thiết kế bàn đá được mọi người đón nhận, thậm chí một số người còn muốn áp dụng cho gia đình của họ. Dưới đây là một số bình luận tiêu biểu của cư dân mạng tại bài đăng của tôi:
- Thật là mở mang đầu óc. Tôi sẽ suy nghĩ để làm một cái tương tự.
- Tôi rất ấn tượng với khả năng của bạn. Thiết kế này rất độc đáo!
- Chiếc bàn nhỏ nhưng thiết thực. Nếu tôi mua nhà, bạn có thể thiết kế cho tôi được không? ^^
- Tiện quá nhưng tôi không biết vẽ và không có ý tưởng, thôi lại đành đi mua vậy…
Bàn bếp đá thạch anh đã hết thời "đỉnh cao": Ngày càng nhiều gia đình quay lưng vì 4 lý do
Thay vì lắp đặt đá thạch anh, mọi người đang chuyển sang lựa chọn 3 thiết kế "vừa lạ vừa quen".
Trong những năm gần đây, bàn bếp đá thạch anh đang bị giảm sự ưa chuộng, dù trước đó chúng rất phổ biến trong các thiết kế bếp hiện đại. Lý do thì rất nhiều, nhưng tựu chung lại có thể kể đến 4 điều sau.
1. Thiếu tính nổi bật
Bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, chỉ cần có nhiều người sử dụng là ngay lập tức sẽ mang lại cảm giác chán nản, vì cho rằng chúng quá phổ thông nên dễ mất đi tính độc đáo so với lúc ban đầu. Điều này càng đúng hơn đối hơn với những người trẻ ưa chuộng sự mới mẻ và tiện lợi. Vậy nên có thể nói đây chính là 1 trong những lý do phổ biến khiến bàn đá thạch anh ngày càng bị quên lãng.
2. Vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng
Làm bàn bếp bằng đá thạch anh thực sự không hề rẻ, loại cơ bản cũng đã dao động từ 1,5 - 3 triệu đồng cho 1 mét vuông, loại cao cấp thì giá thành càng đắt đỏ hơn. Vậy nhưng trên thị trường, các sản phẩm đá thạch anh giả hoặc đá nhân tạo kém chất lượng vẫn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nếu mua nhầm, bạn vẫn phải mất 1 khoản chi phí lớn nhưng sản phẩm nhận được lại vô cùng kém đảm bảo. Sử dụng lâu dài, bàn đá thạch anh giả có thể xuất hiện nhiều vấn đề như: dễ bám bẩn, độ bền kém, bề mặt không sáng,...
3. Có thể bị nứt
Theo thời gian sử dụng, mặt bàn bếp đá thạch anh có thể xuất hiện vết nứt trông vô cùng kém thẩm mỹ. Nguyên nhân không nhất thiết là do đá kém chất lượng mà có thể đến từ quá trình lắp đặt cũng như thói quen sử dụng của gia đình. Chẳng hạn như dưới mặt bàn không được trang bị tấm lót, thường xuyên đặt nồi chảo nóng trực tiếp lên bề mặt, làm rơi chén bát/dụng cụ kim loại nặng xuống mặt bàn,...
Dù nguyên nhân là gì thì một khi mặt bàn bị nứt cũng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây ra một số vấn đề tiềm ẩn về sự an toàn, hiệu suất sử dụng và chi phí sửa chữa.
4. Sửa chữa rắc rối
Quá trình sửa chữa mặt bàn bếp đá thạch anh khiến nhiều người ngao ngán vì chúng có khả năng biến khu vực nấu nướng trở thành một "hiện trường thảm họa".
Một cư dân mạng chia sẻ về trải nghiệm của mình: Nếu phải lựa chọn lại, tôi chắc chắn sẽ không lắp đặt bàn thạch anh nữa. Bạn thấy đó, ngay cả khi trong bếp nhà tôi đã có cửa trượt thì khói bụi phát sinh khi sửa chữa vẫn có thể bay khắp nơi. Bụi đến nỗi không mở mắt nổi!
3 chất liệu bàn bếp đang được ưa chuộng
1. Bàn gỗ nguyên khối
Với sự phổ biến của đồ nội thất bằng gỗ, nhiều người lại quay về chọn thiết kế quen thuộc đó là mặt bàn bếp bằng gỗ nguyên khối. Bởi vì chúng đáp ứng những tiêu chí cơ bản: đẹp, bền và ít trầy xước. Ngoài ra, gỗ nguyên khối còn sở hữu những vân gỗ trông rất tự nhiên và độc đáo, có thể mang đến vẻ đẹp vừa mộc mạc vừa sang trọng cho không gian.
2. Bàn bếp đá phiến
Mặt bàn bằng đá phiến đã trở thành vật liệu tương đối phổ biến trong những năm gần đây. Khi kết hợp với phong cách tối giản, thiết kế này sẽ giúp khu bếp trông đẹp và cao cấp hơn. Về đặc tính vật liệu, đá phiến gần giống như đá thạch anh, chúng cũng có thể bị nứt nên quá trình lắp đặt và sử dụng cần hết sức lưu ý. Đổi lại, đá phiến có khả năng chịu nhiệt và chống thấm tốt, lại còn dễ bảo dưỡng nên vẫn thích hợp sử dụng cho những ai yêu thích vẻ đẹp tự nhiên.
3. Inox (thép không gỉ)
Về tính thẩm mỹ, mặt bàn bếp bằng inox có thể trông kém đẹp hơn 2 lựa chọn trên, nhưng về tính tiện ích thì không có điểm nào để chê. Vật liệu này rất bền, có khả năng chống ăn mòn và chống gỉ sét tốt. Độ chịu lực và chịu cứng cao nên không sợ nứt nẻ ngay cả khi có tác động từ chảo nồi hoặc các vật dụng nặng. Bề mặt sáng bóng của inox còn tạo được chiều sâu, giúp cho không gian bếp trông rộng rãi, sạch sẽ hơn.
Dầu em bé chính là "bảo bối dọn nhà" của tôi, điều này không phải ai cũng biết! Dầu em bé giá chỉ vài chục nghìn nhưng lại có thể giúp việc dọn dẹp của bạn trở nên trôi chảy vô cùng. Baby oil (dầu em bé) hay còn được biết đến với tên gọi là dầu massage tr.ẻ e.m. Loại dầu này có dạng lỏng, màu trong suốt, được dùng để làm sạch và massage nhẹ nhàng cho cơ thể...