Tôi đi chạy thận nhân tạo
Thời gian của mỗi người đều có giới hạn, nhưng riêng tôi và tất cả bệnh nhân suy thận mạn, ngày để sống sẽ ít ỏi hơn.
Tôi là Chế Nguyễn Thiện Trung, 21 tuổi, quê ở Ninh Thuận. Tôi bị suy thận mạn giai đoạn cuối và đang lọc máu định kỳ. Ở con hẻm Bến Chương Dương (quận 1, TP.HCM), hầu như ai cũng biết nhà tôi. Gia đình bán tạp hóa, mẹ bị ung thư và con trai mắc bệnh thận.
Nhiều người nghe câu chuyện của tôi đều thương cảm và thoáng nét buồn. Tuy nhiên, mẹ và tôi đều chấp nhận hoàn cảnh đặc biệt này. Mẹ tôi, 42 tuổi, bị ung thư buồng trứng phải hóa trị.
Tôi đăng ký lịch chạy thận chiều thứ 4, 6 và chủ nhật hàng tuần. Nhà tôi cách Bệnh viện Chợ Rẫy không xa. Tôi thường chuẩn bị balo, quần áo và chăn trước giờ chạy thận khoảng 30 phút.
Trên con đường từ hẻm Bến Chương Dương đến bệnh viện, tôi gần như thuộc lòng các ngõ ngách, điểm dừng đèn xanh, đèn đỏ. Biết sức khỏe yếu, tôi luôn chạy xe với tốc độ rất chậm.
Khi đến khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi thay quần áo, mang bao chân để đảm bảo vô trùng trước khi vào phòng lọc máu.
Video đang HOT
Một ngày cuối tháng 7/2019, tôi bất ngờ có triệu chứng sốt, phù nề chân, tay, cơ thể bủn rủn. Bác sĩ thông báo tôi bị suy thận, phải lọc máu định kỳ. Mẹ tôi khóc nghẹn. Tôi cũng lặng người. Lúc này, tôi là sinh viên năm 2 Đại học Y Dược TP.HCM.
Hai nơi khiến tôi cảm thấy thoải mái nhất là nhà và phòng chạy thận. 18 người cùng phòng với tôi. Chúng tôi có tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh khác nhau và mang chung một căn bệnh.
Trước khi chạy thận, tôi được điều dưỡng kiểm tra sức khỏe, lấy dấu sinh hiệu. Điều này đảm bảo tôi đủ sức cho ca lọc máu kéo dài liên tục 4 giờ. Sau khi sát trùng, bác sĩ sẽ cắm kim tiêm vào cánh tay của tôi và nối chúng với dây dẫn máu gắn trên máy thận nhân tạo.
Lồng ngực của tôi từng được đặt hai ống thông tĩnh mạch. Chúng được nối đến gần tim. Thời điểm căn bệnh đến đột ngột, chúng giúp tôi lọc máu tạm thời trước khi tạo cầu nối động tĩnh mạch ở tay như hiện tại.
Hơn một năm chạy thận, tôi vẫn nhớ khoảnh khắc đầu tiên khi dòng máu chảy ra, vào giữa hai ống truyền. Cảm giác ớn lạnh mỗi khi nghĩ lại chiếc kim to như ruột bút bi chọc vào cánh tay. Sau này, cánh tay tôi sẽ có nhiều u cục, to và thâm đen như các cô chú chạy thận lâu năm ở đây.
Thời gian đầu mới chạy thận, tôi mệt nhiều, đôi lúc thở từng hơi khó nhọc. Sau này quen dần, nghe tiếng dòng máu đang chảy re re trong ống, tôi thấy bình thường, chỉ đau nhói lúc kim tiêm đâm vào tay.
Chạy thận là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể. Bác sĩ sẽ đặt kim tiêm vào 2 vị trí trên cánh tay tôi. Máu được lấy ra từ ống thông, qua hệ thống dây dẫn, màng lọc. Tại đây, máu được làm sạch và đi vào cơ thể qua ống còn lại. Tôi có thể tiếp tục sống nhờ dòng máu đã làm sạch này.
Sau những giờ chạy thận, tôi tìm niềm vui từ việc học tiếng Anh. Cuối năm đại học thứ 2, tôi đăng ký bảo lưu kết quả, tạm dừng việc học. Sau này, khi không đủ sức khỏe, tôi sẽ cùng mẹ về quê và mở lớp dạy kèm.
Suy thận mạn có thể sẽ lấy đi cả thanh xuân cùng giấc mơ đại học của tôi. Nhưng tôi và mẹ sẽ không đầu hàng. Tôi có thể tiếp tục việc học hoặc về quê nếu không trụ lại được thành phố. Dù đứng trước lựa chọn nào, gia đình 2 người chúng tôi sẽ luôn nắm tay nhau.
Vụ máy chạy thận có vấn đề, vẫn điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện
Với lý do sẽ tiến hành sửa chữa những máy đang có vấn đề, tăng ca ở những máy an toàn, Bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng vẫn tiếp tục chạy thận nhân tạo cho 50 bệnh nhân.
Bện viện này đã có lúc phải ngừng chạy thận cho bệnh nhân do máy chạy thận có vấn đề
Máy chạy thận quá cũ, không đảm bảo an toàn
Ngày 22/6, nhiều bệnh nhân chạy thận nhân tạo đã tỏ ra hoang mang khi đến Bệnh viện Giao thông vận tải (trụ sở tại KM 40 đường 5 mới, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) để điều trị theo đúng lịch nhưng bị từ chối.
Lý do được đưa ra là do máy móc, trang thiết bị cũ (từ năm 2009) nên không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Bệnh nhân H.T.X (ở An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, quá trình lọc máu cho bệnh nhân máy chạy thận tại bệnh viện này hay xảy ra sự cố. Việc bác sĩ phải đổi bệnh nhân sang máy khác chạy tiếp cũng là bình thường. Theo bệnh nhân này, sự cố cũng khiến nhiều người bệnh hoang mang, lo sợ gặp nguy hiểm.
Theo phản ánh của một số bác sĩ thuộc bệnh viện, có 50 bệnh nhân thường xuyên chạy thận tại Khoa Thận nhân tạo của bệnh viện. Trong khi trang thiết bị, nhất là máy chạy thận tại đây đã cũ và có dấu hiệu không được nâng cấp đầy đủ, dẫn đến nguy cơ thiếu an toàn cho người bệnh.
Đại diện Khoa Thận nhân tạo bệnh viện cũng cho biết, máy móc tại khoa đúng là đã cũ, thường xuyên xảy ra hỏng hóc nhưng việc bảo dưỡng định kỳ lại không được thực hiện theo đúng qui định (chỉ có 1 kỹ thuật viện của bệnh viện kiêm sửa chữa máy móc). Do đó, khoa mong muốn toàn bộ số máy chạy thận này phải được kiểm định, sửa chữa và bảo dưỡng đúng quy định để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, chiều 22/6, theo ghi nhận, tại Khoa thận Bệnh viện Giao thông vận tải vẫn có hơn chục bệnh nhân đã được thực hiện lọc máu trên máy chạy thận nhân tạo.
Một trong số những bệnh nhân này cho biết, sau khi được giám đốc bệnh viện cam kết bảo đảm, những bệnh nhân đến theo lịch đã được điều trị.
Còn theo lãnh đạo bệnh viện, do sáng 22/6 có một số máy chạy thận bị trục trặc không hoạt động được nên bệnh viện đã phải tạm dừng việc chạy thận cho bệnh nhân để cho đội ngũ kỹ thuật kiểm tra. Sau khi kiểm tra, hiệu chỉnh máy hoạt động đảm bảo, bệnh viện tiếp tục thực hiện chạy thận cho các bệnh nhân.
Cho rằng vừa sửa chữa, hiệu chỉnh những máy có vấn đề và tăng ca ở máy an toàn, Bệnh viện GTVT Hải Phòng tiếp tục chạy thận nhân tạo cho 50 bệnh nhân
Không dừng, không chuyển, tiếp tục chạy thận cho 50 bệnh nhân
Liên quan tới vụ máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Giao thông vận tải, chiều ngày 22/6, Sở Y tế TP Hải Phòng đã có văn bản hỏa tốc về việc chuyển bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Giao thông vận tải về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp.
Theo đó, sở này yêu cầu Bệnh viện Giao thông vận tải, trong thời gian kiểm tra lại máy chạy thận nhân tạo, bệnh viện tạm dừng việc chạy thận nhân tạo và chuyển ngay bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp. Sau khi kiểm tra xong hệ thống máy, bệnh viện báo về Sở Y tế để được tiếp tục nhận bệnh nhân về điều trị tại bệnh viện.
Sở này cũng chỉ đạo, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp có kế hoạch tiếp nhận bệnh nhân chạy thận nhân tạo được chuyển từ Bệnh viện Giao thông vận tải chuyển đến.
Tuy nhiên sáng nay (24/6), phía Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp cho biết, không có bệnh nhân chạy thận nhân tạo nào từ Bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng chuyển sang vì bệnh viện này cho biết đã khắc phục được sự cố. Cũng theo vị đại diện này, trước đó có dự kiến bệnh viện sẽ tiếp nhận 20 bệnh nhân chạy thận nhân tạo từ Bệnh viện Giao thông vận tải.
Còn theo ông Bùi Hữu Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng, hiện bệnh nhân của bệnh viện vẫn chạy thận bình thường.
Cũng theo ông Hoàng, trong số máy chạy thận của bệnh viện chỉ có một số máy móc có vấn đề, không an toàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên những máy này đã được bỏ ra ngoài để bảo dưỡng. Bệnh viện sẽ không lọc máu cho bệnh nhân trong ngày hôm nay (24/6) ở những máy này mà dành thời gian cho kỹ sư của hãng hiệu chỉnh, bảo dưỡng máy.
"Bệnh viện vẫn đảm bảo giải quyết cho 50 bệnh nhân chạy thận bằng cách tăng ca chạy ở những máy an toàn. Đồng thời hôm nay, sau khi kỹ sư kiểm tra xong bệnh viện cũng sẽ có văn bản gửi Sở Y tế", ông Hoàng nói.
Nguy cơ nhiễm nCoV ở bệnh nhân chạy thận Bệnh nhân chạy thận thường nhiều bệnh nền, phải ra vào viện thường xuyên, phòng lọc máu sử dụng máy điều hòa... nguy cơ cao nhiễm nCoV. Ảnh minh họa Tiến sĩ Nguyễn Bách, Trưởng Khoa Thận Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất TP HCM, cho biết nhiều yếu tố nội tại cũng như những bất lợi từ bên ngoài hiện có thể...