Tôi chưa thấy trường hợp nào ‘chạy’, ‘lót tay’ để bảo vệ luận án TS ở Đài Loan
Tiến sĩ Trần Thị Lan cho biết, ở Đài Loan, người học tiến sĩ không nhiều vì thi khó, học khó, đầu ra khó.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam , Tiến sĩ Trần Thị Lan, giảng viên Đại học Quốc gia Cao Hùng (Đài Loan) cho biết:
“Tôi từng có thời gian học tiến sĩ ở Đại học Quốc gia Thành Công (Đài Loan). Riêng đối với ngành Giáo dục học, hàng năm nhà trường chỉ tuyển khoảng 5 – 7 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ.
Nghiên cứu sinh vừa học vừa làm báo cáo và phải đọc rất nhiều tài liệu, các bài đăng trên tạp chí khoa học để thu thập những thông tin của ngành học, phục vụ quá trình làm báo cáo, bài luận. Chương trình đào tạo có khoảng 36 học phần, bao gồm môn lựa chọn và môn bắt buộc. Các học phần được dạy bằng tiếng Anh còn phần báo cáo trên lớp, nghiên cứu sinh phải thể hiện bằng tiếng Trung.
Tiến sĩ Trần Thị Lan, giảng viên Đại học Quốc gia Cao Hùng (Đài Loan). (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Sau khi hoàn thành các môn học, nhà trường sẽ đưa ra những điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp như phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Toeic, Toefl đạt ngưỡng quy định. Đặc biệt, các nghiên cứu sinh phải trải qua kỳ thi tư cách với 4 môn thi, trong đó 2 môn chung là phương pháp luận nghiên cứu và tâm lý giáo dục.
Tại Đại học Quốc gia Thành Công, 2 môn này nổi tiếng là khó học và khó thi qua bởi mỗi môn có 5 giảng viên tham gia giảng dạy. Mỗi giảng viên sẽ cung cấp các tài liệu khác nhau để nghiên cứu sinh đọc và nghiên cứu. Không ai hay biết giảng viên nào ra đề thi cuối môn. Đã có rất nhiều người trượt và bỏ cuộc ở kỳ thi tư cách”.
Cũng theo Tiến sĩ Trần Thị Lan, tại Đài Loan, để được bảo vệ luận án , nghiên cứu sinh phải có ít nhất 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học. Đối với ngành khoa học xã hội , yêu cầu này không quá khó, nhưng với khối ngành khoa học kỹ thuật, đa phần các nghiên cứu sinh đều đăng bài trên các tạp chí lớn, nổi tiếng thuộc danh mục ISI, Scopus.
“Đến phần công bố bài báo, cũng có người bị đánh trượt vì không có bài đăng tải trên các tạp chí khoa học. Cho đến ngày bảo vệ luận án , cả khóa chỉ còn lại 2-3 người”, Tiến sĩ Trần Thị Lan nói.
Video đang HOT
Nữ giảng viên cho biết, trong thời gian viết và hoàn thành đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ tham gia, phát biểu tại các hội thảo khoa học. Ở Đài Loan, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ tài trợ kinh phí đi lại, ăn nghỉ cho các nghiên cứu sinh.
Tiến sĩ Trần Thị Lan nhận định, quá trình bảo vệ luận án tiến sĩ của các trường đại học tại Đài Loan rất chặt chẽ. Từ khâu bảo vệ đề cương, hội đồng sẽ chất vấn ứng viên chi tiết từng nội dung, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu đề tài. Nếu bảo vệ đề cương thành công, ứng viên mới được tiếp tục triển khai đề tài và bảo vệ luận án chính thức. Nếu không thành công, ứng viên phải làm lại cho đến khi được hội đồng phê duyệt.
Đối với buổi bảo vệ luận án chính thức, đề tài nghiên cứu sẽ được chấm bởi hội đồng gồm 5 giáo sư, thường sẽ chỉ có 2 giáo sư trong trường, còn lại là giáo sư ngoài trường.
“Tại buổi bảo vệ, ngay cả giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng tham gia chất vấn, phản biện nếu như trong quá trình thực hiện luận án có những vấn đề nghiên cứu sinh và giáo sư chưa thực sự thống nhất. Thực tế, người hướng dẫn sẽ không bảo vệ nghiên cứu sinh trước hội đồng. Không ít buổi bảo vệ diễn ra từ sáng đến chiều, rất căng thẳng.
Sau khi bảo vệ, hội đồng sẽ đưa ra những nội dung cần phải chỉnh sửa, bổ sung, ứng viên dựa vào đó để chỉnh sửa luận án. Nếu bản chỉnh sửa được hội đồng thông qua thì ứng viên mới được trao bằng”, nữ giảng viên này chia sẻ.
Tiến sĩ Trần Thị Lan cho hay, người học tiến sĩ ở Đài Loan không nhiều vì thi khó, học khó, đầu ra khó. Quá trình đào tạo tiến sĩ thường kéo dài trong vòng 6 năm. Có trường hợp bảo vệ đề cương, bảo vệ luận án không đạt phải làm lại từ đầu, song cũng nhiều nghiên cứu sinh muốn đăng bài trên các tạp chí nổi tiếng sẽ phải chờ rất lâu mới được xuất bản bài.
“Đặc biệt, tại Đài Loan, tôi chưa từng thấy trường hợp nào “chạy” hay “lót tay” để bảo vệ luận án tiến sĩ, quá trình học cũng như quá trình bảo vệ luận văn đều rất nghiêm túc. Gần như tất cả nghiên cứu sinh khi được giáo sư nhận lời hướng dẫn sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi như được làm dự án cùng thầy, được trả lương hàng tháng.
Nghiên cứu sinh không phải lo lắng quá nhiều về mặt tài chính, ngược lại họ còn được giáo sư hướng dẫn hỗ trợ chi phí học tập, chi phí sinh hoạt cuộc sống trong suốt thời gian học”, Tiến sĩ Trần Thị Lan cho biết thêm.
Nghịch lý bảo vệ luận án TS: Quy trình chặt chẽ nhưng vẫn lọt đề tài có 'vấn đề'
Theo Giáo sư Đỗ Thanh Bình, để tránh xảy ra những sai sót không đáng có đối với luận án tiến sĩ thì các cơ sở đào tạo giáo dục nên làm chặt chẽ ngay từ bước đầu.
Những ngày gần đây, giới học thuật và dư luận xôn xao về luận án tiến sĩ có tên "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La".
Nhiều nhà khoa học cho rằng những luận án tiến sĩ không xứng "tầm", không thể hiện rõ được nội dung khoa học như trên là thực tế không lạ trong nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Ngay sau đó, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin tới dư luận rằng với những luận án có phản ánh và có ý kiến của dư luận, Bộ sẽ tiến hành thẩm định theo đúng quy chế hiện hành.
Cần thu hồi những luận án không đủ "tầm"
Để nhìn nhận kỹ hơn về vấn đề này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Đỗ Thanh Bình - nguyên Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, đối với những đề tài không đủ "tầm", không có hàm lượng khoa học cao, không đem lại tính ứng dụng cho xã hội thì sau quá trình hậu kiểm cần phải thu hồi lại.
Tất nhiên, có thể có những trường hợp đã bảo vệ thành công luận án và được công nhận tiến sĩ, tuy nhiên khi hậu kiểm phát hiện đề tài có vấn đề, luận án của nghiên cứu sinh không đạt thì áp dụng theo đúng quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ đó là thu hồi văn bằng này.
Giáo sư Đỗ Thanh Bình - nguyên Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ảnh: NVCC)
Theo Giáo sư Đỗ Thanh Bình, để tránh xảy ra những sai sót không đáng có, các cơ sở đào tạo giáo dục nên làm chặt chẽ ngay từ bước đầu.
Trước tiên, nghiên cứu sinh đề xuất đề tài, người hướng dẫn có nhiệm vụ đánh giá xem xét nhiều yếu tố, đề tài có khả năng phát triển được không. Sau đó, nghiên cứu sinh tiến hành làm đề cương sơ bộ để đưa ra bộ môn giống như 'hội đồng hẹp' của chuyên ngành đó.
Thứ hai, khi được 'hội đồng hẹp' thông qua thì đăng ký đề tài với cơ sở đào tạo.
Thứ ba, nghiên cứu sinh hoàn thành luận án phải đưa luận án cho những người trong bộ môn, chuyên ngành đó đọc từ ít nhất một tuần đến nửa tháng. Đọc xong, họ mang luận án đó ra tổ bộ môn thảo luận kỹ các vấn đề như nội dung khoa học, ý nghĩa đề tài, cấu trúc triển khai,..
Ngoài ra, luận án sẽ được đưa đến ít nhất 2 người phản biện kín thẩm định lại. Nếu trong 2 người có 1 người kết luận thông qua và người còn lại không thông qua thì luận án sẽ được gửi đến người thứ 3. Sau khi thảo luận và góp ý, nghiên cứu sinh tiếp thu, chỉnh sửa lại và hoàn thiện.
Thứ tư, nghiên cứu sinh chỉnh sửa xong, cơ sở đào tạo có nhiệm vụ thành lập một hội đồng gồm 7 thành viên hay còn gọi là bảo vệ luận án ở cấp bộ môn. Hội đồng đó sẽ xem xét, đưa ra những góp ý, nhận xét về nội dung và hình thức để nghiên cứu sinh chỉnh sửa. Trường hợp đưa đề tài ra cấp cơ sở và hội đồng đánh giá không đạt yêu cầu, khi đó bắt buộc phải làm lại luận án.
Thứ năm, khi chỉnh sửa xong, thầy hướng dẫn báo cáo cơ sở đào tạo để cơ sở bố trí, sắp xếp một hội đồng khác có thể là cấp trường, cấp viện gồm 7 thành viên, 3 phản biện. Họ căn cứ vào điều 20, Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quy trình đào tạo tiến sĩ xem xét luận án có đạt yêu cầu không.
Nghịch lý: Quy trình chặt chẽ nhưng vẫn để lọt những luận án có "vấn đề" ?
Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh, quá trình để bảo vệ thành công một luận án tiến sĩ rất kỳ công.
Vây nhiều người thắc mắc, trải qua một quy trình chặt chẽ như vậy thì tại sao vẫn để lọt những luận án tiến sĩ được coi là "không đủ tầm", "phạm vi hẹp", "không mang tính khoa học" và "không có tính thực tiễn cao" như luận án "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La".
Lý giải vấn đề trên, Giáo sư Đỗ Thanh Bình cho rằng: "Tôi thấy tên đề tài không xứng đáng là tên của một đề tài luận án tiến sĩ. Trước đây, có đề tài tên 'Tắm giặt tập trung cho các quân đoàn đóng quân phía Bắc' gây xôn xao dư luận thì đề tài cầu lông này cũng vậy.
Để có thể trở thành một luận án tiến sĩ thực thụ thì ít nhất đề tài phải đáp ứng được hai yếu tố: hàm lượng khoa học cao và có tác động tới xã hội.
Trải qua quá trình bảo vệ chặt chẽ như vậy nhưng vẫn để lọt những luận án không đủ "tầm" như trên thì tôi thấy hội đồng từ cấp cơ sở cho đến hội đồng cấp trường, viện rất dễ dãi hoặc có sự nể nang. Đã ngồi vào vị trí hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ thì phải là những người có trình độ chuyên môn cao, họ biết đề tài có vấn đề nhưng lại dễ dãi cho qua. Đây là vấn đề cần phải lên án.
Từ đấy, nhiều hệ lụy kéo theo như chất lượng tiến sĩ không được đảm bảo, uy tín của bản thân hội đồng đó cũng bị ảnh hưởng. Nếu trường hợp hậu kiểm lại và phát hiện luận án đó không đạt yêu cầu thì coi như 3-4 năm học của nghiên cứu sinh coi như vô ích. Chính vì vậy, hội đồng cần làm đúng trách nhiệm ngay từ đầu để tránh những hậu quả không đáng có về sau".
Giáo sư Đỗ Thanh Bình chia sẻ thêm: "Quá trình hậu kiểm luận án vẫn diễn ra thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mỗi cơ sở giáo dục sẽ có khoảng 20 - 30% những luận án được rút ngẫu nhiên đem đi thẩm định lại. Những luận án này phải xóa hết thông tin từ tên tác giả đến người hướng dẫn, sau đó gửi cho 2 nhà khoa học độc lập thẩm định lại từ tên đề tài, nội dung và hình thức".
Chi tiết điểm chuẩn vào các trường quân đội 3 năm gần đây Từ năm 2019 đến năm 2021 điểm chuẩn vào các trường quân đội có tăng nhẹ. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có thống kê để bạn đọc tiện theo dõi. Ngày 21/3/2022, Ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng thông báo chỉ tiêu tuyển sinh các trường quân đội. Trường Sĩ quan Chính trị tiếp tục là đơn vị...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tham vọng điện hạt nhân của Indonesia
Thế giới
22:42:51 29/05/2025
Nhân chứng kể phút tên cướp cầm balo tiền chạy khỏi ngân hàng ở Quảng Ninh
Pháp luật
22:40:32 29/05/2025
Marcus Rashford tháo chạy khỏi MU sang Barcelona
Sao thể thao
22:23:14 29/05/2025
Ngô Thanh Vân được chồng kém 11 tuổi khen, Mạnh Trường hạnh phúc bên vợ con
Sao việt
22:07:31 29/05/2025
Brad Pitt già nua ở tuổi 62, lần đầu nói về bạn gái kém 27 tuổi và Angelina Jolie
Sao âu mỹ
22:04:41 29/05/2025
Cứu kịp thời học sinh lớp 7 trôi trên biển sau khi gia đình báo mất tích
Tin nổi bật
22:04:13 29/05/2025
Sao nam đình đám đã căng: Tố chị em Từ Hy Viên là "u ác tính của showbiz"
Sao châu á
21:54:13 29/05/2025
Bùng nổ tranh cãi: "Những điều SOOBIN vừa làm được, Sơn Tùng đã xong từ năm 21 tuổi"
Nhạc việt
21:45:29 29/05/2025
Ngọc Huyền 'quên sạch lời thoại' khi nhìn thấy Duy Hưng diễn cảnh quát vợ
Hậu trường phim
21:35:48 29/05/2025
Hero Xpulse 160: Xe côn tay địa hình lộ diện với thiết kế thể thao, giá rẻ
Xe máy
21:21:30 29/05/2025