Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư
Theo con số thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn ngành giáo dục hiện có 574 giáo sư và 4.113 phó giáo sư.
Về đội ngũ giảng viên
Năm học 2016-2017, tổng số cơ sở giáo dục đại học ở nước ta là 235, số lượng giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người), tăng 3.201 người so với năm học 2015-2016.
Trong đó số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 người (chiếm 22,7%); trình độ thạc sĩ là 43.127 người (chiếm 59,2%); trình độ đại học và cao đẳng là 12.519 người (chiếm 17,2%); chuyên khoa I, II là 523 người; trình độ khác là 109 người.
Tổng số trường cao đẳng sư phạm là 33, số lượng giảng viên trong các trường cao đẳng là 3.493 người (số lượng giảm do các trường cao đẳng thuộc quản lý nhà nước của Bộ Lao động thương binh và xã hội).
Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư (Ảnh minh họa: Xuân Trung)
Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 120 người (chiếm 3,4%); trình độ thạc sĩ là 2.187 người (chiếm 64,5%); trình độ đại học và cao đẳng là 1.049 người (chiếm 30.9%); trình độ khác là 5 người.
Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư (chiếm 6,4% tổng số giảng viên), trong đó 574 giáo sư (chiếm 0,8%) và 4113 phó giáo sư (chiếm 5,6%).
Năm 2016, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã công nhận 65 giáo sư, trong đó 48 giáo sư công tác tại các cơ sở đào tạo (chiếm 73.85%) và 638 phó giáo sư, trong đó 508 phó giáo sư công tác tại các cơ sở đào tạo (chiếm 79.62%).
Về đội ngũ cán bộ quản lý
Video đang HOT
Năm học 2016-2017, tại 235 cơ sở giáo dục đại học có 909 cán bộ quản lý giữ chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trong đó có 811 cán bộ giữ chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các trường đại học và 98 cán bộ giữ chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các trường cao đẳng sư phạm.
Bên cạnh đó là hàng vạn cán bộ giữ chức danh viên chức quản lý cấp phòng/ban chức năng, khoa/viện/trung tâm và đơn vị dịch vụ.
Trừ thủ trưởng các đơn vị là cán bộ và công chức, còn lại các cán bộ quản lý khác là viên chức.
Theo GDVN
Hàng vạn cán bộ quản lý giáo dục sẽ bị thu hồi phụ cấp nếu thanh tra hết
Quyết định thu hồi phụ cấp ưu đãi của Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang đã khiến cho nhiều giáo viên kiêm chức vụ Tổ trưởng, Tổ phó và cán bộ quản lý bức xúc.
Báo chí phản ánh, Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định thu hồi phụ cấp ưu đãi đứng lớp ở năm học 2010-2017 đối với số giáo viên làm công tác quản lý của gần 20 trường thuộc huyện Vị Thủy, sau khi thanh tra 21 trường ở huyện này.
Lý do là số cán bộ quản lý ở đây giảng dạy còn thiếu tiết chuẩn nên không được phụ cấp ưu đãi đứng lớp theo Thông tư số 01/2007 của Bộ Tài chính quy định.
Hiện mỗi trường ở Vị Thủy đều có 8-10 giáo viên là cán bộ quản lý bị thu hồi tiền phụ cấp ưu đãi.
Trung bình mỗi trường hợp như vậy phải hoàn trả từ 9-14 triệu đồng tùy theo mức lương.
Hạn chót để nộp tiền là ngày 18/10/2017.
Ảnh minh họa, nguồn: VOV.
Quyết định thu hồi phụ cấp ưu đãi của Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang đã khiến cho nhiều giáo viên kiêm nhiệm chức vụ Tổ trưởng, Tổ phó và cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) của gần 20 trường huyện Vị Thủy vô cùng bức xúc, ấm ức.
Bởi vì đó là quyết định vô lý, đâu phải họ muốn dạy thiếu tiết mà do tình trạng giáo viên dư thừa quá nhiều.
Hàng loạt giáo viên kiêm nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó đã làm đơn gửi lên nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo xin được từ chức.
Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang thực hiện theo Quy định của Bộ Tài chính là không sai.
Nhưng việc Thanh tra ở đây đưa các giáo viên kiêm nhiệm các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó vào diện cán bộ quản lý giáo dục (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) là không đúng.
Các văn bản quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và địa phương thì cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục, trường học phải là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.
Còn Tổ trưởng, Tổ phó là các chức danh được Hiệu trưởng bổ nhiệm từng năm dựa trên cơ sở tín nhiệm, đánh giá cao về kinh nghiệm, năng lực quản lý và chuyên môn của các thành viên trong tổ chuyên môn.
Tổ trưởng, Tổ phó được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 0,15 - 0,25% (tùy vào các bậc học) và được giảm số tiết từ 1 - 3 tiết/ tuần.
Theo mức lương hiện nay, mỗi tháng họ nhận được khoảng vài trăm ngàn đồng/ người từ phụ cấp trách nhiệm ấy.
Nay chỉ vì họ được hưởng phụ cấp trách nhiệm và dạy không đủ tiết chuẩn theo quy định (do thừa giáo viên) mà Thanh tra đem cắt, thu hồi tiền phụ cấp ưu đãi đứng lớp của họ thì họ phản ứng gay gắt là đúng rồi.
Ai còn dám làm Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn nữa không khi chế độ phụ cấp đứng lớp bị thu hồi?
Làm giáo viên bình thường hết cho khỏe để khỏi bị liên lụy, ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Nếu Thanh tra Nhà nước của 62 tỉnh thành còn lại của cả nước này mà áp dụng, thực hiện y như Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang đối với các trường học ở huyện Vị Thủy thì có đến hàng vạn cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó) và giáo viên kiêm nhiệm Tổ phó, Tổ trưởng chuyên môn ở nhiều địa phương cũng rơi vào tình trạng tương tự, dạy không đủ tiết chuẩn theo quy định.
Vì đại đa số trường học hiện nay, số lượng học sinh, số lớp ít nhưng số lượng giáo viên lại dôi dư nhiều.
Bài toán tinh giản, sắp xếp lại đội ngũ viên dư thừa ở các địa phương đâu thể giải quyết được một sớm một chiều.
Chính vì vậy, các địa phương, các đoàn thanh tra khi đến thanh tra cần nắm bắt kỹ thực trạng và biết cách vận dụng phù hợp quy định pháp luật để quyền lợi chính đáng của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên kiêm nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó không bị ảnh hưởng.
Cơ quan chức năng cũng cần coi tình trạng thiếu tiết dạy ở nhà trường phổ thông có tính khách quan, do lịch sử để lại, các quản lý cấp trên trước đây thiếu tầm nhìn;
Quy hoạch về quy mô trường lớp với số lượng giáo viên hài hòa, vừa đủ chuẩn;
Từ đó, giúp cho nhà trường ổn định, công tác chuyên môn được thuận lợi và tất cả cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên kiêm nhiệm đều được hưởng phụ cấp ưu đãi đứng lớp, giúp họ thêm động lực, trách nhiệm khi làm việc, cống hiến.
Theo GDVN
Chất lượng giáo dục: Lãnh đạo nói tốt, người dân bảo không TS Lê Thống Nhất băn khoăn rằng lãnh đạo Bộ GD&ĐT có nhiều đánh giá thành tích tuyệt vời, nhưng người dân lại nói không tốt. Hội thảo Giáo dục 2017 về "Chất lượng giáo dục phổ thông" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 22/9 tại Hà Nội. Nhiều...