Toán học góp phần “đẩy lùi” đại dịch Covid-19
Phát biểu tại Ngày hội Toán học Mở, PGS. TS Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cho biết, Toán học đã góp phần cho việc chiến thắng đại dịch Covid-19.
Ngày hội Toán học Mở ( Math Open day – MOD) lần thứ 6 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức ngày 29/11 tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội với chủ đề “Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn”.
Phát biểu tại Ngày hội, PGS.TS Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cho biết, Toán học phục vụ cho đời sống, cho an sinh xã hội. Hay cụ thể hơn nữa là góp phần cho việc chiến thắng đại dịch Covid-19.
“Giả sử có một chuyến bay 300 công dân Việt Nam về nước. Thay vì phải xét nghiệm lần lượt từng người, có thể chia thành các nhóm 15 – 20 người để xét nghiệm một mẫu số chung. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì có thể kết luận tất cả các thành viên trong nhóm đó âm tính. Còn nếu kết quả dương tính thì tiến hành xét nghiệm lần lượt từng người trong nhóm. Cách chia nhóm xét nghiệm này hiệu quả hơn việc lần lượt xét nghiệm 300 người.
Trong thực tế, cách làm đã được thực hiện tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi phát của dịch Covid-19, chỉ mất thời gian xét nghiệm trong 2 tuần để xét nghiệm tất cả hơn 10 triệu dân số”, PGS. Lê Minh Hà cung cấp thông tin.
Tại Ngày hội, các học sinh, sinh viên đã được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động liên quan đến Toán học và Khoa học. Các em được quan sát các thí nghiệm vui như “Bong bóng xà phòng biết làm Toán”, “Cây kim biết tính số Pi”; làm ra các tên lửa khí; lập trình máy cắt, khắc bằng laze để tạo ra những hình khối;….
Cấu trúc của Ngày hội Toán học mở 2020 tại Hà Nội bao gồm hai phần chính diễn ra song song là hoạt động chuyên môn và hoạt động trải nghiệm.
Học sinh tỏ ra chăm chú, thích thú khi được tham gia vào các trò chơi toán học.
Video đang HOT
Đến tham gia Ngày hội, học sinh đã được trải nghiệm trong xứ sở Toán học kỳ diệu bao gồm các hoạt động trưng bày và trò chơi trải nghiệm Toán học và khoa học đến từ các trung tâm Toán và khoa học, các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội, các trường ĐH…
Đông đảo học sinh, sinh viên, phụ huynh, các nhà Toán học và những nhà giáo dục cùng nhau trải nghiệm, giao lưu về Toán.
Học 8 tiết Toán một tuần nhưng chủ yếu là lý thuyết để đi thi, Nghiêm Minh Kiên, học sinh lớp 12, muốn được “chơi” với Toán để bớt nhàm chán.
Cùng gần 600 học sinh của trường THPT Minh Phú, huyện Sóc Sơn, lên Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) để tham gia Ngày hội Toán học Mở 2020, Kiên tỏ ra hào hứng. Em đi hết gian hàng của các trường đại học, THPT và tổ chức giáo dục để tham gia những trò chơi trải nghiệm liên quan đến Toán học.
Dừng lại lâu ở khu vực chơi trò xếp các mảnh gỗ có đánh số và ký hiệu Toán học, Kiên thích thú vì “không khó để tổ chức trò chơi như thế này nhưng hiệu quả nó đem lại rất lớn, nó giúp em nâng cao khả năng tư duy và cảm thấy hứng thú học hơn”.
Kiên ít khi có dịp được hòa mình vào một sự kiện chỉ toàn hoạt động trải nghiệm về Toán và khoa học như vậy. Ở lớp, em được học 8 tiết Toán một tuần. Các thầy cô giảng dạy dễ hiểu, kỹ lưỡng phần lý thuyết, giúp em có đủ kiến thức, kỹ năng để tham gia các kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, phần ứng dụng Toán vào thực tế chưa nhiều, có chăng chỉ bài toán giải quyết vấn đề thực tế chứ ít khi được tham gia làm thí nghiệm, chơi trò chơi về Toán học.
“Các trải nghiệm thực tiễn về Toán như trò chơi, những phần kiểm tra vui nhộn liên quan đến logic Toán học hay thí nghiệm có ứng dụng kiến thức Toán nên được đưa vào chương trình học nhiều hơn để tăng sự hứng thú của học sinh với môn học này”, Kiên nói.
Cùng suy nghĩ với Kiên, Nguyễn Quỳnh Trang, học sinh lớp 11 một trường tư thục ở Hà Nội, cho rằng cần tăng cường hơn nữa những tiết học và hoạt động trải nghiệm về Toán thay vì chỉ tập trung vào dạy và học qua sách vở để phục vụ mục đích thi cử.
Cầm tờ giấy với câu đố giúp nhà vua xây dựng con đường đi lại giữa bốn thành phố với nhau sao cho ngắn nhất để tốn ít chi phí xây dựng nhất, Trang mất hồi lâu suy nghĩ. Đưa ra ba phương án đều không đúng, nữ sinh vẫn rất vui khi được xem phần thí nghiệm minh họa mang tên “Bong bóng xà phòng cũng biết làm Toán” để tìm ra đáp án.
Nhóm của Nguyễn Quỳnh Trang, học sinh lớp 11 một trường tư thục ở Hà Nội làm thí nghiệm “Bong bóng xà phòng cũng biết làm Toán” tại Ngày hội.
“Ở lớp có học tập trung bao nhiêu có lẽ cũng không dễ nhớ bằng tham gia một hoạt động như này. Nó không chỉ đem lại cho em kiến thức mà còn giúp em học hỏi được cách tổ chức, khả năng tư duy và kết nối mọi người từ các anh chị sinh viên”, Trang nói.
Ngày hội Toán học mở là một chuỗi các hoạt động về Toán được Viện nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức thường niên nhằm tạo cơ hội cho đông đảo học sinh, sinh viên, phụ huynh, các nhà Toán học và những nhà giáo dục cùng nhau trải nghiệm, giao lưu về Toán.
Là năm thứ 6 tổ chức, năm nay, lần đầu tiên, Ngày hội Toán học Mở được Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán chuyển giao mô hình tổ chức về các địa phương. Ngày 4/10 vừa qua, Ngày hội được tổ chức tại Cần Thơ. Ngày 6/12 tới, Ngày hội sẽ được tổ chức tại TPHCM.
Hai quyết định lớn mang đến thành công cho giáo sư Ngô Bảo Châu
Việc chọn đúng thầy và mạo hiểm nghiên cứu không theo lối mòn là hai quyết định lớn giúp GS Ngô Bảo Châu có những thành tựu về Toán học như ngày hôm nay.
Tại buổi trò chuyện với sinh viên tại Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về những trải nghiệm hoạt động nghiên cứu khoa học hơn 30 năm qua.
Ông nói, mỗi khi có ai đó hỏi về ý định rời bỏ nghiên cứu Toán học, ông đều trả lời "Về cơ bản là không". "Tuy nhiên có một vài thời điểm tôi thật sự nghi ngờ về khả năng khoa học của mình. Đó là năm tôi học lớp 12, và sau này khi là sinh viên theo học bên Pháp", giáo sư Châu nói.
GS Ngô Bảo Châu nhớ lại thời gian giành huy chương vàng toán quốc tế IMO năm 1988 với số điểm tuyệt đối (42/42), ông rơi vào tình trạng không còn hứng thú học tập. Lý do chỉ vì với cậu học trò khi ấy dường như bất kỳ bài toán sơ cấp nào cũng làm được.
Sau đó nam sinh lớp 12 quyết định tìm hiểu về Toán cao cấp. "Cuốn sách Toán cao cấp đầu tiên tôi có được từ GS Đoàn Quỳnh, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên tự đọc và tìm hiểu, tôi không hiểu gì. Tôi bỏ cuộc và tự nghi ngờ khả năng học toán của mình", giáo sư Ngô Bảo Châu nhớ lại và cho biết chuỗi ngày chán nản với môn Toán ấy đeo bám ông ngay cả khi sang Pháp du học bậc đại học.
Khi học lên tiến sĩ, GS NGô Bảo Châu được gặp GS Gérard Laumon. GS Laumon là người định hướng, giúp ông tìm ra được hướng nguyên cứu phù hợp. Từ đây niềm đam mê và những khao khát nghiên cứu Toán học lại sục sôi trong ông.
Từ câu chuyện cuộc đời mình, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, việc chọn đúng thầy cô giáo hướng dẫn là rất quan trọng. Cả cuộc đời làm khoa học phụ thuộc vào sự lựa chọn này.
GS Ngô Bảo Châu.
Bước ngoặt thứ hai vào năm 2002, GS Ngô Bảo Châu đưa ra quyết định mạo hiểm sẽ từ bỏ hầu hết các công trình, đề tài ông nghiên cứu. Ông đã viết thư cho những người cộng sự cùng nghiên cứu để thông báo việc rút lui khỏi một số đề tài chung, tập trung vào nghiên cứu bổ đề cơ bản trong Toán học.
Quyết định táo bạo ấy giúp GS Ngô Bảo Châu nghiên cứu thành công công trình "Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie". Công trình của ông gây tiếng vang lớn và đạt giải thưởng Fields năm 2010.
Chia sẻ về thu nhập của nhà khoa học, GS Ngô Bảo Châu cho biết, khoảng thời gian làm việc ở Pháp, ông "sốc" vì mức lương quá thấp. Tuy nhiên chưa khi nào ông nghĩ đến việc kiếm tiền nhiều, ông chỉ kiếm đủ để trang trải cuộc sống, đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống của bản thân. Phần lớn thời gian còn lại ông chuyên tâm vào nghiên cứu. Ông luôn tin công sức nhà khoa học bỏ ra sẽ được xã hội công nhận và đền đáp xứng đáng.
Ngay cả khi được bổ nhiệm giáo sư, nhiều người nghĩ rằng ông sẽ có nhiều tiền. Nhưng ông tiếp tục "sốc" lần thứ hai khi nhận bảng lương. Từng có lúc ông nghĩ mình sẽ không đủ tiền để mua vé máy bay về Việt Nam. Nhưng rồi ông vẫn vui vẻ đón nhận cuộc sống vì đó là việc mà một nhà nghiên cứu khoa học không bao giờ tránh khỏi.
GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh thêm, ở những nước khác điều kiện nghiên cứu có thể dễ hơn nhưng chưa chắc đã dễ hơn nước ta, thậm chí mức lương của nhà khoa học ở một số quốc gia tiên tiến cũng thấp hơn nhiều.
Học sinh muốn thực hành Toán nhiều hơn Học 8 tiết Toán một tuần nhưng chủ yếu là lý thuyết để đi thi, Nghiêm Minh Kiên, học sinh lớp 12, muốn được "chơi" với Toán để bớt nhàm chán. Cùng gần 600 học sinh của trường THPT Minh Phú, huyện Sóc Sơn, lên Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) để tham gia ngày hội Toán...