Toàn cảnh cơ sở vật chất giáo dục công lập trong cả nước
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có hơn 584.000 phòng học, gần 50.000 nhà vệ sinh bán kiên cố và gần 59.000 công trình nước sạch.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Phụ huynh đóng góp tự nguyện 450 tỉ đồng/năm
Về công tác xã hội hóa giáo dục, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay ngoài học phí, phụ huynh học sinh các trường đã tự nguyện đóng góp tài trợ hoạt động dạy và học, trang bị cơ sở vật chất, trung bình hằng năm khoảng 450 tỉ đồng.
Video đang HOT
Học sinh tiểu học thực hành thí nghiệm khoa học - BẢO CHÂU
Ngày 28.12, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay, Sở đã hoàn tất những nội dung giám sát, chất vấn trong các buổi làm việc với HĐND.
Còn 5 phường chưa có trường mầm non
Theo đó, về tiến độ xây dựng trường mầm non tại các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN), hiện thành phố có 23 dự án trường mầm non giữ trẻ là con công nhân, trong đó có 18 trường đã đưa vào hoạt động phục vụ giữ con công nhân và dân địa phương; 1 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, do UBND quận Bình Tân làm chủ đầu tư, dự kiến xây dựng tại KCN Tân Bình; 2 dự án đề nghị không thực hiện do đã chuyển đổi mục đích sử dụng và chủ đầu tư chưa xác định thời điểm triển khai tại KCN Tân Tạo và KCN Lê Minh Xuân; 1 dự án đang trong quá trình thực hiện đền bù giải tỏa đất và tìm nhà đầu tư tại KCN Cát Lái...
Ngoài ra, Sở thống kê thành phố còn 5 phường chưa có trường mầm non công lập đó là phường 1 và phường 5 thuộc quận 4, phường Phú Thạnh thuộc quận Tân Phú, phường 7 và phường 15 thuộc quận 5.
Trước thực tế này, thành phố yêu cầu mỗi quận, huyện xác định rõ nhu cầu đầu tư, số phòng học phải xây dựng để đạt được chỉ tiêu. Sở phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên - Môi trường thường xuyên làm việc với các quận, huyện rà soát quỹ đất giáo dục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch trong đó ưu tiên cho quỹ đất giáo dục. Đặc biệt, đối với những quận khó khăn trong thực hiện, Tổ công tác liên ngành của thành phố làm việc trực tiếp với quận để cùng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đưa ra giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.
Xây dựng chế độ hỗ trợ giáo viên tiểu học
Về công tác xã hội hóa giáo dục, lãnh đạo Sở cho hay ngoài học phí, phụ huynh học sinh các trường đã tự nguyện đóng góp tài trợ hoạt động dạy và học, trang bị cơ sở vật chất, trung bình hằng năm khoảng 450 tỉ đồng. Cơ cấu của khoản chi nguồn tài trợ của phụ huynh thường bao gồm: Các hoạt động thường xuyên phục vụ việc học tập của học sinh; Quỹ khen thưởng cho học sinh cuối kỳ, cuối năm học; Đóng góp cải thiện cơ sở vật chất, mua sắm nhỏ phục vụ trường, lớp học, sửa chữa nhỏ trường lớp
Đồng thời, trong báo cáo thực hiện chế độ đối với giáo viên, Sở chỉ ra khó khăn, từ năm học 2015 - 2016 trở về trước, tuyển dụng giáo viên tiểu học, THCS được hưởng lương theo trình độ đào tạo chuyên môn (trung cấp hệ số 1.86, cao đẳng hệ số 2.10, đại học hệ số 2.34). Từ năm học 2016 - 2017 đến nay, giáo viên tiểu học được bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp hạng IV, hưởng lương trung cấp hệ số 1.86; giáo viên THCS được bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp hạng III, hưởng lương cao đẳng hệ số 2.10 mà không quan tâm đến bằng cấp. Việc giáo viên tuyển dụng mới được xếp và hưởng lương vào hạng thấp nhất của cấp giảng dạy tiểu học, THCS đã ảnh hưởng đến thu nhập hằng tháng của giáo viên.
Trong điều kiện thực tiễn, học sinh tiểu học không đóng học phí thì kinh phí được cấp để giáo viên được hưởng lương và các khoản phụ cấp hạn hẹp. Do vậy, Sở đang xây dựng chế độ, chính sách hỗ trợ, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho giáo viên tiểu học để tham mưu UBND trình HĐND trong thời gian tới.
Theo thanhnien
Thanh Hóa: Cận cảnh cung đường đến trường của giáo viên sau mưa lũ ở Mường Lát Những hình ảnh khó tin về giáo viên cắm bản ở huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) vượt mưa lũ đến trường. Lòng yêu nghề, tình thương dành cho học trò đã tiếp sức cho các thầy cô. Mặt đường thành dòng bùn. Thầy giáo Lang Văn Long - Phụ trú Khu Trung Thắng (Trường Tiểu học Tây Tiến, xã...