Tòa tuyên 4 cựu quản lý bồi thường 94,8 tỉ USD vì thảm họa hạt nhân Fukushima
Một tòa án ở Tokyo ngày 13.7 đã yêu cầu các cựu quản lý tại công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, liên quan đến thảm họa kép năm 2011, phải bồi thường thiệt hại khoảng 13.000 tỉ yên (94,8 tỉ USD).
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh REUTERS
Theo AFP, 4 cựu quản lý tại Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) đã được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong một vụ kiện mà các cổ đông của công ty khởi xướng, sau thảm họa hạt nhân do động đất dẫn đến sóng thần gây ra năm 2011 tại tỉnh Fukushima, đông bắc Nhật Bản.
Các nguyên đơn xuất hiện tại tòa án ở Tokyo cầm theo biểu ngữ ghi “cổ đông chiến thắng” và “trách nhiệm được thừa nhận”. Hiroyuki Kawai, luật sư đại diện cho các cổ đông, từng nói các quản lý cấp cao tại Tepco buộc phải trả tiền khi đơn kiện được đệ trình.
“Cần phải cảnh báo rằng nếu bạn đưa ra quyết định sai hoặc làm sai, bạn phải bồi thường bằng tiền của mình”, ông Kawai nói trong một cuộc họp báo vào năm 2012.
“Bạn có thể phải bán nhà của mình. Bạn có thể phải trải qua những năm nghỉ hưu trong đau khổ. Ở Nhật Bản, không thể giải quyết được chuyện gì và không thể đạt được tiến bộ nào nếu không quy kết trách nhiệm cá nhân”, vị luật sư tuyên bố.
Các cổ đông cho rằng thảm họa có thể được ngăn chặn nếu các quản lý tại Tepco nghe theo các nghiên cứu và thực hiện các biện pháp ngăn chặn như đặt nguồn điện khẩn cấp trên vùng đất cao hơn. Song các quản lý này lập luận rằng các nghiên cứu mà họ được cho xem là không đáng tin cậy và không thể dự đoán được rủi ro.
Trong một tuyên bố mà phát ngôn viên của Tepco gửi cho AFP, công ty cho biết: “Chúng tôi một lần nữa gửi lời xin lỗi chân thành tới người dân ở Fukushima và công chúng vì đã gây ra rắc rối và lo lắng”. Song họ từ chối bình luận về phán quyết, bao gồm việc liệu có bất kỳ kháng cáo nào hay không.
10 năm sau thảm họa Fukushima, người Nhật Bản vẫn lo lắng về tai nạn hạt nhân
Ba trong số 6 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đang hoạt động khi một trận động đất mạnh dưới đáy biển gây ra một cơn sóng thần khổng lồ ở vùng đông bắc Nhật Bản vào ngày 11.3.2011. Chúng đã bị “ nóng chảy” sau khi hệ thống làm mát tê liệt vì nước tràn vào làm ngập các máy phát điện dự phòng.
Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sự kiện Chernobyl năm 1986 và khiến Nhật Bản phải sơ tán khu vực xung quanh nhà máy. Hàng chục nghìn cư dân đã được lệnh sơ tán hoặc chủ động làm như vậy.
Khoảng 12% diện tích khu vực Fukushima từng được tuyên bố là không an toàn nhưng các khu vực cấm đi lại hiện chiếm khoảng 2%, mặc dù dân số ở nhiều thị trấn vẫn thấp hơn nhiều so với trước đây.
Tepco đã bị khởi kiện bởi những người sống sót sau thảm họa cũng như các cổ đông của công ty. Năm nay, 6 nguyên đơn đã đưa công ty ra tòa, cho rằng họ bị ung thư tuyến giáp vì nhiễm phóng xạ.
Năm 2019, các thẩm phán đã tuyên trắng án cho 3 cựu quan chức Tepco trong phiên tòa hình sự duy nhất liên quan đến thảm họa. Tòa cho rằng các bị cáo không thể dự đoán được quy mô của trận sóng thần gây ra thảm họa.
Không ai thiệt mạng trong thảm họa hạt nhân Fukushima, nhưng trận sóng thần khiến 18.500 người chết hoặc mất tích.
Nước Đức lại đối mặt 'bóng ma' hạt nhân do cuộc chiến Ukraine
Phản đối mọi thứ liên quan đến hạt nhân là nền tảng của tâm lý chính trị Đức thời hiện đại.
Nhưng vấn đề này đang được xét lại khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra.
Nhà máy điện hạt nhân Grohnde tại Emmerthal, Đức, vào ngày 29/12/2021, vài ngày trước thời điểm dự kiến nhà máy bị ngắt khỏi lưới điện sau 36 năm hoạt động.
Ngày 30/3, Hội đồng Các chuyên gia kinh tế Đức, gồm 5 chuyên gia hàng đầu chuyên cố vấn về chính sách kinh tế cho chính phủ, đã đưa ra khuyến nghị phá vỡ một điều cấm kỵ lâu đời ở Đức. Nhóm "5 nhà hiền triết kinh tế" viết rằng, để đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng rình rập do cuộc chiến ở Ukraine, nước Đức nên xem xét trì hoãn việc cho ngừng hoạt động ba nhà máy điện hạt nhân còn lại, vốn dự kiến diễn ra cuối năm nay.
Đức phụ thuộc lớn vào khí đốt nhập khẩu từ Nga và hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng, việc người Đức bị Nga đóng van khí đốt chỉ còn là vấn đề thời gian. Chính vì thế, giới chức ở Berlin đang nỗ lực chuẩn bị một kế hoạch khẩn cấp phòng trường hợp Moskva khóa tất cả các van cung cấp khí đốt. Nhiều phản ứng chính sách khác nhau được đưa ra, từ việc kêu gọi người dân hạn chế tiêu thụ đến đề nghị Qatar cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG). Nhưng một ý tưởng cho đến nay vẫn chưa được chính phủ chấp nhận, đó là sử dụng cơ sở hạ tầng điện hạt nhân hiện có của Đức để ngăn chặn tình trạng thiếu năng lượng.
Mặc dù đề xuất này dường như là hiển nhiên, bởi các nhà máy điện hạt nhân vẫn đang hoạt động, nhưng quan điểm phản đối hạt nhân đã bén gốc sâu xa trong nền chính trị Đức. Bình thường, nỗi sợ hãi về một cuộc khủng hoảng hạt nhân, một bóng ma thảm họa sẽ đủ để dập tắt những lập luận ủng hộ năng lượng hạt nhân. Nhưng lần này, nước Đức có sự dao động, và lý do là cuộc chiến ở Ukraine.
Biển bao bên ngoài một nhà may điện hạt nhân ở Gundremmingen, miền nam Đức, ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/Getty Images
Năng lượng không phải là lĩnh vực duy nhất mà người Đức tranh luận về tính hiệu quả và đạo đức của công nghệ hạt nhân. Đức tham gia chia sẻ vũ khí hạt nhân của NATO và là nơi đặt kho vũ khí mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ kể từ giữa những năm 1950 bất chấp sự phản đối gay gắt của công chúng.
Tâm lý phản đối đối với tất cả mọi thứ liên quan đến công nghệ hạt nhân theo nhiều cách đã tạo thành nền tảng của tâm lý chính trị Đức hiện đại. Trong những năm gần đây Berlin đã tiến gần hơn đến yêu cầu công khai xóa bỏ điện hạt nhân và hướng tới giải trừ vũ khí, rồi xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, cuộc chiến Nga - Ukraine đang phủ một bóng đen hiện thực lên các kế hoạch nói trên. Phong trào phản đối hạt nhân cũng đang đối mặt với một thời khắc quyết định. Các chính trị gia và xã hội dân sự của Đức phải quyết định xem có nên tiếp tục con đường chống hạt nhân, hay miễn cưỡng thừa nhận rằng công nghệ hạt nhân vẫn là một phần trong tương lai của Đức, dù con đường nào cũng sẽ rủi ro và có khả năng thay đổi cán cân quyền lực ở cả châu Âu và thế giới nói chung.
Khi Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) giành được chủ quyền hoàn toàn vào năm 1955, chính phủ đã quan tâm đến tiềm năng của công nghệ hạt nhân. Đến năm 1957, Đức đã mở lò phản ứng thử nghiệm đầu tiên tại Đại học Kỹ thuật Munich, được gọi là "Quả trứng nguyên tử". Năm 1959, Thủ tướng Đức Konrad Adenauer giám sát việc thông qua Đạo luật Năng lượng Nguyên tử, mở đường cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở nước này, với nhà máy đầu tiên mở cửa năm 1961.
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đối lập ở Đức còn coi công nghệ hạt nhân "là liều thuốc trị bách bệnh để giải quyết các vấn đề xã hội".
Các nhà khoa học làm việc ở khu vực lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân "Trứng nguyên tử" (ảnh trái) và lò phản ứng này 40 năm sau, vào năm 1996. "Trứng nguyên tử" bị đóng cửa năm 2000. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, việc Thủ tướng Adenauer ủng hộ NATO và chấp nhận chia sẻ vũ khí với khối quân sự này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của công chúng. Vị trí của những vũ khí hạt nhân mà NATO đặt tại Đức cho đến nay chính thức thì vẫn là bí mật quốc gia, mặc dù những hình ảnh vệ tinh đã tiết lộ phạm vi của kho trữ. Một nghiên cứu của tổ chức Greenpeace ước tính rằng có thể có tới 5.000 vũ khí hạt nhân của Mỹ được đặt tại Đức vào thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh.
Sự cố hạt nhân "Đảo Three Mile" ở Mỹ vào năm 1979 đã dẫn đến làn sóng biểu tình hàng loạt ở Tây Đức. Một ngày sau thảm họa, Quốc hội Đức đã thành lập một ủy ban gồm các nhà lập pháp và chuyên gia nhằm xem xét tương lai chính sách năng lượng hạt nhân của đất nước, và lần đầu tiên đưa ra triển vọng loại bỏ hạt nhân.
Sau đó, tháng 4/1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã đóng dấu chắc chắn cam kết của công chúng Đức về việc loại bỏ công nghệ hạt nhân.
Cảnh sát phun vòi rồng vào người biểu tình phản đối xây nhà máy điện hạt nhân mới ở Wyhl, Đức vào 20/2/1975. Ảnh: Getty Images
Cuộc thăm dò do báo Der Spiegel và Viện Emnid tiến hành vào đầu tháng 5 năm đó cho thấy chỉ 29% người Tây Đức ủng hộ việc xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân. Trong số những người phản đối, 54% ủng hộ loại bỏ hạt nhân sau một giai đoạn chuyển tiếp hợp lý, trong khi 12% yêu cầu đóng cửa ngay lập tức các nhà máy điện hạt nhân của Đức.
Tuy nhiên, đảng CDU cầm quyền và Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ doanh nghiệp - cả hai đều có quan hệ với ngành công nghiệp hạt nhân, đã đưa ra một loạt lập luận mới ủng hộ công nghệ này, bao gồm sự cần thiết của sản xuất năng lượng hạt nhân trong nước.
Đảng CDU tiếp tục thúc đẩy chiến lược ủng hộ hạt nhân thông qua việc thống nhất nước Đức vào năm 1990. Đến khi các cuộc bầu cử năm 1998 đưa liên minh SPD-Đảng Xanh lên nắm quyền dưới thời Thủ tướng của SPD Gerhard Schrder. Đây là lần đầu tiên Đảng Xanh tham gia chính phủ. Sau đó, Thượng viện Đức vào năm 2001 đã thông qua một sửa đổi Đạo luật Năng lượng Nguyên tử để cấm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới và yêu cầu tất cả 19 địa điểm đang hoạt động của đất nước phải bị loại bỏ dần vào khoảng năm 2021. Luật có hiệu lực trong năm 2002 và 2 nhà máy đã bị ngừng hoạt động trước khi đảng CDU thắng cử năm 2005, đưa "bà đầm thép" Merkel lên nắm quyền.
Các nhà hoạt động phản đối năng lượng nguyên tử bên ngoài nhà máy điện hạt nhân gần Neckarwestheim, Đức ngày 12/3/2011. Ảnh: Getty Images
Năm 2010, bà Merkel đảo ngược yêu cầu loại bỏ hạt nhân bằng một sửa đổi khác với Đạo luật Năng lượng nguyên tử, nhằm gia hạn thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Nhưng điều này không kéo dài lâu. Thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi vào tháng 3/2011 ở Nhật Bản đã đẩy phong trào chống hạt nhân của Đức trở lại đường phố. Vào mùa hè năm đó, Quốc hội đã phê duyệt lại giai đoạn loại bỏ hạt nhân, lần này dự kiến kết thúc vào năm 2022, với 73% công chúng Đức ủng hộ.
Lúc này, trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine kéo dài, người Đức có lý do chính đáng để lo lắng đất nước họ sẽ đáp ứng ra sao nhu cầu năng lượng. Điều gì xảy ra khi các nguồn cung cấp năng lượng của Đức bị cắt ngay khi nước này cho ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào tháng 12 năm nay.
Lhle, chuyên gia năng lượng và môi trường, tự tin rằng Đức có thể tạo ra gần 100% điện năng từ năng lượng tái tạo và không phụ thuộc vào năng lượng vào năm 2035. Chính phủ cũng vậy. Nhưng chuyên gia này cho rằng giai đoạn năng lượng hạt nhân là cần thiết cho quá trình chuyển đổi.
Kêu gọi người dân "hy sinh" là một trọng tâm trong thông điệp của chính phủ. Robert Habeck, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế và hành động khí hậu của Đức và là thành viên của đảng Xanh, nói rằng ông tin tưởng Đức có thể sống sót qua một mùa đông mà không có khí đốt của Nga - với một cảnh báo quan trọng: Người Đức phải tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Ông Habeck đã bắt đầu chuẩn bị các kịch bản khủng hoảng mà ngành công nghiệp sẽ phải cắt giảm trước khi chúng tấn công người tiêu dùng. Vào cuối tháng 4, nhập khẩu khí đốt của Nga đã giảm xuống còn 35% nguồn cung cấp khí đốt của Đức và ông hy vọng sẽ đưa chúng lên 30% vào cuối năm nay. Ông Bộ trưởng dự kiến, vào mùa hè năm 2024, con số này có thể chỉ là 10%. Điều này có thể thực hiện được một phần nhờ việc xây dựng hoặc cho thuê các bến nhập LNG ở Đức, cho phép nhập khẩu khí hoá lỏng từ khắp nơi trên thế giới.
Nga có thể 'tắt nguồn' lưới điện khổng lồ của Mỹ chỉ bằng một thao tác Mặc dù Nga chỉ khai thác 6% urani trên thế giới, nhưng nước này kiểm soát khoảng 40% thị trường urani toàn cầu và 46% tổng công suất làm giàu urani. Thành phố New York (Mỹ) vào ban đêm. Ảnh: Wikipedia Báo The Hill mới đây đăng bài cảnh báo rằng nếu Nga quyết định ngừng cung cấp urani đã được làm giàu...