Tòa Trọng tài thường trực xử tranh chấp ra sao?
Một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình (như trường hợp của Trung Quốc) cũng không làm cản trởtiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài.
LTS: Mới đây Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) đã ký hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi hợp tác. Trước đó, Philippines cũng đã chọn tòa này để khởi kiện Trung Quốc. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết tại tòa này, Pháp Luật TP.HCM giới thiệu bài viết của TS Trần Thăng Long, giảng viên luật quốc tế, Phó Trưởng bộ môn Anh văn pháp lý, ĐH Luật TP.HCM.
Tòa Trọng tài thường trực (tiếng Anh – Permanent Court of Arbitration (PCA)) được thành lập vào năm 1899 trên cơ sở Công ước La Haye giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế (Công ước La Haye 1). Tòa Trọng tài thường trực La Haye có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên nếu các quốc gia này thỏa thuận lựa chọn Tòa Trọng tài để giải quyết mà không phải là một thiết chế khác.
Kiện nội dung gì với những bảo lưu của Trung Quốc?
Trong vụ kiện của Philippines, nước này đã chọn khởi kiện ra Tòa Trọng tài thường trực La Haye. Điều này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 287 và Điều 1 và Điều 4 Phụ lục VII Công ước 1982. Theo đó một Tòa Trọng tài được các bên tranh chấp yêu cầu và có chức năng giải quyết những tranh chấp có liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển 1982. Tòa Trọng tài như vậy sẽ giải quyết các tranh chấp trong hai trường hợp:
Thứ nhất, một quốc gia thành viên (như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines) khi ký, phê chuẩn hoặc tham gia Công ước 1982 mà không tuyên bố lựa chọn phương thức, thủ tục giải quyết tranh chấp cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 287 thì coi như sẽ chấp nhận giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài. Philippines đã lập luận rằng cả Philippines và Trung Quốc đều không đưa ra tuyên bố về việc lựa chọn thủ tục nào khi tham gia Công ước, do đó một Tòa Trọng tài sẽ được coi là phương thức bắt buộc để giải quyết tranh chấp.
Một trong những nội dung Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thường trực là “đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý nào cả. Ảnh: INTERNET
Thứ hai, nếu các bên có sự chọn lựa phương thức giải quyết tranh chấp không giống nhau thì vụ tranh chấp đó sẽ được giải quyết bằng thủ tục trọng tài (có thể xem như mang tính “bắt buộc”).
Video đang HOT
Một điểm đáng lưu ý là theo Điều 298 của công ước, một quốc gia khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia công ước hoặc vào bất kỳ thời điểm nào sau đó có thể đưa ra bảo lưu bằng văn bản tuyên bố quốc gia này không chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đối với: Phân định lãnh hải (Điều 15); phân định vùng đặc quyền kinh tế (Điều 74); phân định thềm lục địa (Điều 83) và các tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử; về hoạch định ranh giới các vùng, hoặc các vụ tranh chấp cần phải được giải quyết theo đúng thỏa thuận song phương hoặc đa phương ràng buộc các bên; các hoạt động quân sự bao gồm hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay nhà nước hoặc thực thi pháp luật đối với các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán; những vấn đề mà Hội đồng Bảo an đang thực thi theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Điều trên là cơ sở cho luận điểm của phía Trung Quốc bác bỏ thẩm quyền giải quyết vụ kiện của tòa với lý do nước này đưa ra các tuyên bố bảo lưu của mình vào ngày 25-8-2006 không chấp nhận các phương thức giải quyết trong Luật Biển. Tuy nhiên, Philippines đã đưa ra các yêu cầu tòa ra phán quyết nằm ngoài phạm vi bảo lưu của phía Trung Quốc bao gồm: (1) Đường cơ sở chín đoạn là không có cơ sở; (2) Việc Trung Quốc xây dựng các công trình trên các bãi, vỉa đá ngầm nằm trong phạm vi 200 hải lý của Philippines là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước này trên thềm lục địa; (3) Các luật quốc gia mà Trung Quốc ban hành, bao gồm quy định về cấm đánh bắt hải sản hằng năm trên biển Đông là vi phạm Công ước 1982; (4) Những hành động mà phía Trung Quốc đã thực thi nhằm cản trở nước này thực thi quyền lợi trong các vùng biển của nước mình cũng như tại các bãi, vỉa đá ngầm và vùng biển xung quanh là trái với công ước.
Phán quyết của PCA có giá trị chung thẩm
Về nguyên tắc, một tranh chấp được đệ trình ra trước tòa trên cơ sở thỏa thuận đồng ý của các bên liên quan. Căn cứ vào một trong hai trường hợp như đã nói ở trên, bên khởi kiện (nguyên đơn) có thể tự mình thực hiện khởi kiện yêu cầu mà không cần quan tâm quốc gia kia (bị đơn) có đồng ý hay không. Đồng thời bên nguyên đơn cũng sẽ thông báo bằng văn bản gửi cho bị đơn, trong đó kèm theo văn bản nêu rõ các yêu sách, cơ sở pháp lý của các yêu sách đó. Một điểm đáng lưu ý là việc một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình (như trường hợp của Trung Quốc) cũng không làm cản trở tiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài.
Theo quy định của Điều 3, Phụ lục VII Công ước Luật Biển 1982, một hội đồng trọng tài gồm năm thành viên sẽ được thành lập nếu các bên không có thỏa thuận khác. Về phần mình, nguyên đơn sẽ chọn và đề cử một thành viên (có thể là công dân của nước mình) từ danh sách trọng tài viên. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của nguyên đơn, phía bị đơn cũng sẽ chọn từ danh sách trọng tài một trọng tài viên (có thể là công dân của mình). Sau khi hết thời hạn 30 ngày này mà phía bị đơn không chọn trọng tài viên thì bên nguyên đơn có thể yêu cầu tiến hành việc cử trọng tài viên đó. Sau đó, ba trọng tài viên còn lại sẽ được các bên chọn ra từ trong bản danh sách trọng tài viên, những người này phải là công dân của nước thứ ba nếu các bên không có thỏa thuận khác, một trong số ba trọng tài viên này sẽ được bầu là chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Tuy nhiên, nếu trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu giải quyết tranh chấp của phía nguyên đơn mà các bên tranh chấp không thể thỏa thuận về việc chỉ định một hay nhiều thành viên của trọng tài hay bầu ra chủ tịch hội đồng thì chánh án Tòa Quốc tế về Luật Biển sẽ thực hiện công việc này trên cơ sở yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp. Bên nguyên đơn có nghĩa vụ cung cấp cho trọng tài mọi tài liệu, chứng cứ pháp lý chứng minh cho yêu sách của mình sau khi Hội đồng trọng tài được thành lập để phân xử vụ việc.
Phán quyết của Hội đồng trọng tài phân xử vụ việc được thông qua theo đa số, nếu số phiếu ngang nhau thì phiếu của Chủ tịch Hội đồng trọng tài có giá trị quyết định. Theo Điều 11 Phụ lục VII, phán quyết của Tòa Trọng tài có giá trị chung thẩm, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải tuân thủ và không thể kháng cáo, trừ khi các bên có thỏa thuận về vấn đề này. Các bên chỉ có thể yêu cầu Tòa Trọng tài xem xét và trong trường hợp có tranh chấp về việc giải thích hay thực hiện phán quyết của trọng tài.
Đôi nét lưu ý về Tòa Trọng tài thường trực Do thường được gọi là “tòa” nên thường có sự nhầm lẫn với Tòa án Công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc (ICJ) là cơ quan tư pháp của Liên Hiệp Quốc cũng có trụ sở tại La Haye hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) là một cơ quan tư pháp thành lập theo Công ước Luật Biển 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) có trụ sở đặt tại Hamburg (CH Liên bang Đức). Tòa Trọng tài La Haye không hoàn toàn thường trực mà chỉ có một danh sách các trọng tài viên do các quốc gia đề cử có nhiệm kỳ không quá sáu năm (Việt Nam hiện đề cử bốn trọng tài viên). Tòa không có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tố tụng áp dụng cho mọi vụ tranh chấp. Trong vụ kiện của Philippines, quy tắc tố tụng của vụ này được thông qua cuối tháng 8-2013… Tòa không giải quyết những yêu cầu phân xử liên quan đến chủ quyền lãnh thổ như việc tuyên bố lãnh thổ tranh chấp thuộc về quốc gia nào. Tòa có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế đối với nhiều lĩnh vực như về đầu tư quốc tế, phân định biên giới biển hoặc tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Luật Biển (như trong trường hợp của Philippines kiện Trung Quốc).
Theo TS TRẦN THĂNG LONG
Báo Pháp luật TP HCM
Trung Quốc tự thú
Hôm 1/7, một số tờ báo Trung Quốc đã "tự thú" khi đưa tin một tàu Ngư chính Trung Quốc đã hơn 160 lần đâm va, cản phá tàu thực thi pháp luật Việt Nam.
Tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu KN-951 của Việt Nam
Trang tin của đài Phượng Hoàng (Hong Kong) và một số trang tin Trung Quốc như Sina, Sohu... ngày 1/7 đưa tin, tàu Ngư chính 33006 đã quay trở về cảng Châu Sơn (Chiết Giang) sau khi hoàn thành nhiệm vụ "tuần tra" ở Biển Đông.
Theo các nguồn tin trên, tàu Ngư chính 33006 nhận lệnh của Cục Hải cảnh Trung Quốc, xuất phát ngày 4/5 từ cầu tàu Định Hải (Châu Sơn, Chiết Giang), thực hiện hành trình 1300 hải lý tới khu vực Biển Đông.
Nhiệm vụ của Ngư chính 33006 được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ 11-26/5) với nhiệm vụ là truy đuổi tàu Việt Nam tại khu vực mà Trung Quốc gọi là "khu cảnh giới số 1 đến số 3"; Giai đoạn 2 (từ 27/5-22/6), tiến hành cảnh giới tại khu vực 5, 10 và 15.
Trong thời gian đó, tàu Ngư chính 33006 đã tiến hành tuần tra 1.120 giờ trên Biển Đông, hơn 160 lần cản phá tàu của Việt Nam tác nghiệp tại Biển Đông.
Ngư chính 33006 là tàu thực thi pháp luật lớn nhất, có tốc độ nhanh nhất, được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và định vị hiện đại bậc nhất tại Châu Sơn.
Hiện tại, Trung Quốc đã điều tàu Hải giám 7018 tới để thay thế cho Ngư chính 33006, thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông.
Trả lời trên báo Sydney Morning Herald vào ngày 2/7, Giáo sư Thời Ân Hồng thuộc khoa Quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho rằng dù các biện pháp thay đổi hiện trạng của Trung Quốc phản tác dụng, những nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh vẫn không thay đổi chiến lược mà họ tính toán kĩ lưỡng.
Theo ông, Trung Quốc không thể thay đổi quỹ đạo do chủ nghĩa dân tộc gia tăng trong nước, sức ép từ quân đội và quan điểm cá nhân mỗi lãnh đạo cấp cao. Đó là lý do tại sao các tranh chấp quân sự trên biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như khu vực dọc theo dãy Himalaya ngày một tồi tệ hơn.
Theo Giáo sư Thời Ân Hồng, "căng thẳng giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ sẽ ngày càng xấu hơn thay vì cải thiện. Có thể Trung Quốc sẽ áp dụng một số thay đổi chiến thuật theo hướng ôn hòa, nhưng tôi không thấy bất kỳ thay đổi cơ bản nào trong định hướng chiến lược".
"Bắc Kinh luôn phủ nhận trách nhiệm trong tranh chấp căng thẳng với Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ. Họ luôn cáo buộc Mỹ cùng các nước lân cận gây rắc rối để "kiềm chế" sự vươn lên của Trung Quốc. Trong hai năm trở lại đây, Trung Quốc thực hiện nhiều hành động khiến căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ leo thang với các nước như Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ. Mỹ và các đồng minh, điển hình như Australia và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về chính sách "cưỡng ép" bằng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông và biển Hoa Đông".
Giáo sư Thời Ân Hồng nói việc các quốc gia hình thành "liên minh chiến lược" với các nước khác, bao gồm Mỹ và Nhật Bản là điều "tự nhiên" trước bối cảnh Trung Quốc tăng cường và đẩy mạnh hoạt động hải quân. Tuy nhiên, Bắc Kinh xem những việc như thế là động thái "tấn công" nhằm vào họ.
Theo Nguyễn Chiến
Chinhphu.vn
Chính sách của Bắc Kinh làm tình hình Biển Đông thêm căng thẳng Giáo sư Thời Ân Hoằng, một chuyên gia phân tích chính trị hàng đầu Trung Quốc khẳng định, các chính sách của giới lãnh đạo Bắc Kinh chỉ khiến căng thẳng trên Biển Đông trở nên thêm tồi tệ, tờ Sydney Morning Herald ngày 3-7 đưa tin. Ông Thời Ân Hoằng khẳng định, dù các biện pháp thay đổi hiện trạng của Trung...