Vì sao núi lửa tạo băng giá trên bầu trời?
Một nghiên cứu mới từ Mỹ đã giúp lý giải hiện tượng tưởng chừng như nghịch lý: băng giá có thể được hình thành từ tro bụi núi lửa .
Núi lửa Fuego trong một vụ phun trào (Ảnh: Unsplash).
Khi núi lửa phun trào, không chỉ có dung nham và khí độc được giải phóng, mà còn có một lượng lớn tro bụi bị đẩy lên tầng khí quyển.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học vẫn đặt câu hỏi: liệu tro núi lửa có thể ảnh hưởng đến việc hình thành mây, đặc biệt là các đám mây ti mỏng manh ở độ cao lớn hay không?
Giờ đây, một nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (LLNL), Mỹ, đã tìm ra lời giải cho câu hỏi này.
Video đang HOT
Bằng cách phân tích dữ liệu từ hai vệ tinh khí hậu CloudSat và CALIPSO của NASA trong suốt 10 năm, họ phát hiện rằng tro núi lửa có thể đóng vai trò như “hạt nhân băng”, giúp nước ngưng tụ và hình thành các tinh thể băng lớn ở tầng cao khí quyển.
Điều thú vị là hiện tượng này chỉ xảy ra rõ rệt sau các vụ phun trào có hàm lượng tro bụi cao, như ở Iceland và Chile trong thập kỷ qua. Tại các khu vực có sự xuất hiện của tro bụi núi lửa, mây ti (một dạng mây băng ở độ cao lớn) được hình thành một cách thường xuyên hơn.
Mặc dù những đám mây này chứa ít tinh thể băng hơn so với bình thường, nhưng kích thước của các tinh thể lại lớn hơn đáng kể.
Bà Lin Lin, nhà khoa học khí quyển dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi từng nghĩ rằng tro bụi sẽ khiến nhiều tinh thể băng hơn xuất hiện, nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Điều đó buộc chúng tôi phải xây dựng lại toàn bộ giả thuyết ban đầu”.
Theo đó, tro núi lửa, nhờ có cấu trúc bề mặt đặc biệt, đã giúp nước ngưng tụ sớm hơn thay vì phải đợi đến nhiệt độ cực thấp để tự đóng băng. Từ đó hình thành những “cục băng” lớn hơn bình thường.
Nghiên cứu này đặc biệt quan trọng vì mây đóng vai trò điều hòa khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiệt độ, lượng mưa và thậm chí là cả quá trình biến đổi khí hậu. Việc hiểu rõ cơ chế tạo mây từ các yếu tố tự nhiên như núi lửa sẽ giúp các nhà khoa học cải thiện mô hình dự báo khí hậu trong tương lai.
Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục mở rộng phân tích sang mây ở Bắc Cực, nơi có khí hậu khắc nghiệt và đang biến đổi nhanh chóng. Họ cũng hy vọng có thêm các vụ phun trào lớn trong tương lai để kiểm chứng kết quả hiện tại một cách chính xác hơn.
Giải mã bí ẩn: Vì sao chim cánh cụt không bao giờ xuất hiện ở Bắc Cực?
Dù Bắc Cực có khí hậu băng giá quanh năm, nhưng hoàn toàn không có một con chim cánh cụt nào sinh sống tại đây.
Sự vắng mặt của loài chim đặc biệt này ở vùng cực Bắc từ lâu đã khiến không ít người thắc mắc. Vậy chim cánh cụt sống ở đâu và vì sao chúng chỉ xuất hiện tại một số khu vực nhất định?
Thực tế, chim cánh cụt là loài chim không biết bay, chỉ sinh sống ở bán cầu Nam. Chúng có mặt từ vùng Nam Cực băng giá đến các hòn đảo hẻo lánh, bờ biển phía nam của châu Phi, Úc, New Zealand và Nam Mỹ. Đặc biệt, tại quần đảo Galapagos nằm trên đường xích đạo, chim cánh cụt cũng hiện diện, khiến đây trở thành nơi duy nhất ở vùng nhiệt đới có loài chim này sinh sống.
Tuy thường gắn liền với hình ảnh băng tuyết, chim cánh cụt không chỉ tồn tại ở nơi lạnh giá. Môi trường sống quan trọng nhất đối với chúng là những vùng biển giàu thức ăn. Ở những khu vực như Galapagos và Peru, nguồn thức ăn dồi dào được duy trì nhờ hiện tượng nước biển sâu liên tục trồi lên, mang theo chất dinh dưỡng.
Câu hỏi đặt ra là: tại sao không có chim cánh cụt ở Bắc Cực? Câu trả lời nằm ở chính đặc điểm sinh học và giới hạn di chuyển của loài vật này. Do không biết bay, chim cánh cụt không thể vượt qua các khoảng cách rộng lớn từ bán cầu Nam lên bán cầu Bắc, nơi thiếu hụt nguồn thức ăn như các vùng biển nhiệt đới. Ngoài ra, chúng là loài làm tổ trên mặt đất và dễ bị tổn thương bởi các loài săn mồi trên cạn. Nếu sinh sống ở Bắc Cực, chim cánh cụt sẽ phải đối mặt với những kẻ săn mồi như cáo, chó sói hay gấu Bắc Cực - điều mà chúng hoàn toàn không được trang bị để đối phó.
Một câu hỏi thú vị khác: làm sao chim cánh cụt không bị đóng băng đôi chân trần khi đứng hàng giờ trên băng tuyết? Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới 0 độ C, chim cánh cụt sẽ tăng cường lưu thông má.u ấm đến chân để giữ ấm. Tuy nhiên, việc này cũng khiến chúng mất nhiều nhiệt. Vì thế, để cân bằng giữa việc giữ ấm và tiết kiệm năng lượng - yếu tố sống còn với loài chim này - chim cánh cụt phát triển một hệ thống trao đổi nhiệt ngược dòng vô cùng hiệu quả.
Bộ lông chống thấm nước, lớp mỡ dày dưới da và hệ thống mạch má.u tinh vi giúp chim cánh cụt cách nhiệt tối ưu. Ở bàn chân và màng chân - khu vực thoát nhiệt chính - má.u ấm từ động mạch nhỏ đến sẽ được làm nguội trước khi vào chi, sau đó má.u tuần hoàn ngược lại sẽ được làm ấm trước khi trở lại cơ thể, từ đó tránh làm lạnh phần thân.
Tuy nhiên, đặc điểm này có thể trở thành bất lợi nếu chim cánh cụt sống ở nơi quá nóng. Những loài sinh sống tại vùng ấm hơn, chẳng hạn Nam Phi, thường có màng chân chèo lớn và mặt không có lông để dễ thoát nhiệt hơn.
Không chỉ giỏi chịu lạnh, chim cánh cụt còn là những vận động viên lặn cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu hàng trăm mét dưới biển. Trong quá trình này, nhịp tim của chúng có thể giảm xuống chỉ còn 6 nhịp/phút, và má.u giàu oxy được dồn vào tĩnh mạch để sẵn sàng cho một cú lặn kéo dài. Với lượng không khí dự trữ tối thiểu và tuần hoàn phổi giảm, chim cánh cụt tận dụng tối đa lượng oxy trước khi lao mình xuống biển sâu. Khi trồi lên mặt nước, chúng sẽ nhanh chóng hít một hơi thật sâu để bổ sung oxy cho cơ bắp. Chỉ sau vài phút, chim cánh cụt đã có thể hồi phục hoàn toàn.
Những đặc điểm sinh học độc đáo đã giúp chim cánh cụt thích nghi hoàn hảo với môi trường khắc nghiệt của bán cầu Nam. Nhưng chính những giới hạn về sinh học và môi trường đã khiến loài chim này hoàn toàn vắng bóng ở Bắc Cực.
Một người đàn ông đi vào hang động và vô tình phát minh ra cả một lĩnh vực sinh học Trong 63 ngày, ông sống ở độ sâu 130 mét (427 feet) dưới bề mặt, trong một hang động băng giá không có ánh sáng tự nhiên hoặc bất kỳ thiết bị đo thời gian nào. Nhiệt độ dưới mức đóng băng; độ ẩm là 98 phần trăm. Ông không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vào mùa hè năm 1962, trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất tích không rõ lý do, 1 tuần sau được tìm thấy trong tình trạng không thể ngờ

Cá mập rơi từ trời xuống sân golf: Hiện tượng gâ.y số.c như phim viễn tưởng

Đại quân 'siêu kiến' phá hoại châu Âu, gây mất điện, cắt đứt internet

Phát hiện loài ếch mới ở Ấn Độ: Sống cả đời dưới lòng đất và giống... một chú lợn con

Dọn 51 tấn rác trong hang động Trương Gia Giới

Hé lộ "quái vật bầu trời" cổ đại đầu tiên tại Nhật cách đây 90 triệu năm

Chuyến bay 2 tiếng thành 32 tiếng, hành khách vẫn không thể tới nơi

Cụ ông giấu tên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

2025 rồi Cục Hàng không Liên bang Mỹ vẫn dùng đĩa mềm và Windows 95

Làm trái ý vợ, người đàn ông bất ngờ trún.g s.ố gần 40 tỷ đồng

Phát hiện siêu Trái Đất ở "lằn ranh sự sống"

Cảnh sát bới 5 tấn rác giúp người dân tìm thấy 133 cây vàng
Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ tiết kiệm tiề.n tỷ để tuổi già an vui: 'Điều hối hận nhất trong đời tôi là đã dành dụm tiề.n để nghỉ hưu'
Góc tâm tình
21:44:30 16/06/2025
Vì sao đèn giao thông ở Nhật có màu xanh lam?
Thế giới
21:43:38 16/06/2025
Chuyện tình với bạn gái kém 27 tuổi giúp Brad Pitt trẻ trung và hạnh phúc
Sao âu mỹ
21:35:32 16/06/2025
Tiết mục "Đào liễu" bùng nổ cảm xúc giữa mưa lớn và sấm sét
Nhạc việt
21:33:20 16/06/2025
Nữ nghệ sĩ sở hữu penthouse 300m2 ở Quận 2, qua 1 lần đò, U50 vẫn bốc lửa, trẻ đẹp như 30
Sao việt
21:29:04 16/06/2025
Phó chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn cùng em trai sản xuất cồn giả
Pháp luật
21:27:04 16/06/2025
RM (BTS) tiết lộ đã mất ngủ triền miên vì những ồn ào liên quan đến HYBE
Sao châu á
21:23:09 16/06/2025
Kamilla Sultanbek - Hot girl bóng chuyền Kazakhstan khiến khán giả Việt 'tan chảy'
Sao thể thao
21:15:14 16/06/2025
Gia đình Kate chia sẻ khoảnh khắc hậu lễ diễu binh mừng sinh nhật Vua Charles: Bức ảnh gây bão mạng vì quá đẹp!
Netizen
21:09:12 16/06/2025
Thành phố Lạng Sơn ngập sâu, ô tô nổi lềnh bềnh trong biển nước
Tin nổi bật
20:52:52 16/06/2025