Tòa Tối cao bác đơn kiện từ đồng minh của Trump
Tòa án Tối cao Mỹ bác bỏ đơn kiện từ các thành viên đảng Cộng hòa tại Pennsylvania nhằm ngăn bang này chứng nhận chiến thắng của Biden.
Trong phán quyết công bố hôm 8/12, Tòa án Tối cao Mỹ từ chối đơn kiện do nghị sĩ Cộng hòa bang Pennsylvania Mike Kelly làm đại diện cho các nguyên đơn, trong đó yêu cầu loại 2,5 triệu phiếu bầu được bỏ theo luật gia hạn thời gian nhận phiếu qua thư, bởi cho rằng nghị viện Pennsylvania đã vượt quyền và vi hiến khi cho phép kéo dài thời gian nhận phiếu.
Nỗ lực này nhằm ngăn Pennsylvania chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden, dù Thống đốc Tom Wolf của bang này đã ký danh sách 20 đại cử tri sẽ dành lá phiếu cho ứng viên Dân chủ vào ngày 24/11. Đơn kiện từ các đồng minh của Trump cũng bị Tòa án Tối cao bang Pennsylvania bác bỏ hôm 28/11.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi lễ tại Nhà Trắng hôm 7/12. Ảnh: AFP .
Tại Tòa án Tối cao Mỹ, nơi có tới 6/9 thẩm phán do các tổng thống Cộng hòa đề cử và trong đó ba người được Trump đề cử, phán quyết được đưa ra mà không có bất đồng quan điểm nào giữa các thẩm phán. “Cuộc bầu cử đã kết thúc. Chúng ta phải tiếp tục ngăn chặn chuỗi kiện tụng này và tiến về phía trước”, Tổng chưởng lý bang Pennsylvania Josh Shapiro viết trên Twitter.
Video đang HOT
Biden giành chiến thắng tại Pennsylvania, bang chiến trường được đánh giá quan trọng nhất cuộc bầu cử năm nay, với cách biệt khoảng 80.000 phiếu, đồng thời vượt trội so với Trump về số phiếu bầu qua thư. Đông đảo cử tri đã lựa chọn hình thức bỏ phiếu này bởi lo ngại đại dịch Covid-19. Trước bầu cử, Trump kêu gọi những người ủng hộ ông không bỏ phiếu qua thư, cáo buộc hình thức này “đầy rẫy gian lận”.
Chiến dịch tranh cử của Trump và các đồng minh của ông đã thất bại trong một loạt nỗ lực pháp lý khác ở những bang chiến trường chủ chốt mà Biden chiến thắng như Georgia, Michigan, Wisconsin. Các thẩm phán bác bỏ những cáo buộc về điểm bất thường trong quá trình bỏ phiếu.
Bang California hôm 4/12 chứng nhận kết quả bầu cử, trao 55 phiếu đại cử tri tại đây cho Biden, giúp tổng số phiếu đại cử tri trung thành của ông nâng lên 279, chính thức vượt mốc 270 phiếu cần thiết để đắc cử. Dù Biden đã giành chiến thắng từ nhiều tuần trước, việc ông giành đủ 270 phiếu đại cử tri trung thành nhờ kết quả được chứng nhận ở các bang là một bước quan trọng để tiến vào Nhà Trắng, theo Edward Foley, giáo sư luật tại Đại học bang Ohio.
Cuộc chiến 'bang kiện bang': Chưa từng có tiền lệ trong bầu cử ở Mỹ
Đơn kiện Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin vi hiến của Texas nhận được sự hưởng ứng từ các bang Louisiana, Alabama.
Cuộc chiến bang kiện bang của Mỹ bắt đầu khi bang Texas hôm 8/12 nộp đơn lên Tòa án tối cao Mỹ kiện quy trình bầu cử tại các bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin vi hiến.
Đơn kiện của bang Texas cho rằng, các bang nói trên vi phạm điều khoản đại cử tri của hiến pháp khi thay đổi trong quy định và quy trình bỏ phiếu thông qua tòa án hoặc các biện pháp hành pháp, thay vì cơ quan lập pháp của bang.
Theo Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton, các quy định và quy trình bầu cử khác nhau ở các hạt trong các bang là vi phạm điều khoản bảo vệ công bằng của hiến pháp. Đồng thời, ông Ken Paxton lập luận những vi phạm này dẫn đến "các sai phạm bỏ phiếu" ở 4 bang trên.
Alabama, Louisiana ủng hộ vụ kiện của Texas. (Ảnh: Reuters)
Không lâu sau tuyên bố của ông Paxton, Tổng Chưởng lý bang Louisiana Jeff Landry khẳng định bang của ông có "mối quan ngại sâu sắc" về cách các cuộc bầu cử diễn ra ở bốn bang chiến trường tuyên bố chiến thắng cho ông Biden dựa trên số lượng lớn phiếu bầu gửi tới sau Ngày bầu cử.
"Vài tuần trước, thay mặt cho các công dân của Louisiana, văn phòng của tôi cùng nhiều tiểu bang khác nộp một bản tóm tắt pháp lý lên Tòa án Tối cao Mỹ kêu gọi các thẩm phán xem xét việc tiến hành cuộc bầu cử ở Pennsylvania. Tòa án tiểu bang này đã bỏ qua Hiến pháp Mỹ quy định việc tiến hành cuộc bầu cử. Những hành động này dường như là vi hiến. Tòa án Tối cao Mỹ nên xem xét kiến nghị gần đây nhất của Texas, trong đó có một số lập luận tương tự", ông Landry tuyên bố.
Chỉ vài phút sau khi Louisiana tuyên bố đứng về phía Texas, Alabama cũng đã phát đi tín hiệu ủng hộ vụ kiện lên Tòa án Tối cao Mỹ.
"Các hành động vi hiến và gian lận phiếu bầu ở các bang khác không chỉ ảnh hưởng đến công dân của các bang đó mà còn ảnh hưởng đến công dân của tất cả các bang", Tổng chưởng lý Alabama Steve Marshall nhấn mạnh.
Liên quan tới nỗ lực kiện tụng của Texas, Tổng chưởng lý Wisconsin Josh Kaul khẳng định vụ kiện của Texas cũng như nỗ lực tương tự của ông Trump và các đồng minh là vô ích.
"Tôi cảm thấy tiếc cho người dân Texas khi tiền thuế của họ đang bị lãng phí vào một vụ kiện thực sự đáng xấu hổ như vậy", ông Kaul cho hay.
8/12 là hạn chót để các tiểu bang giải quyết các thách thức pháp lý hậu bầu cử trước ngày đại cử tri đoàn chính thức bỏ phiếu bầu ra tổng thống tiếp theo của Mỹ. Nó cũng là ngày đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến pháp lý của Tổng thống Trump cùng đội ngũ của ông nhằm đảo chiều kết quả bầu cử năm 2020.
Tính tới hiện tại, chiến dịch tranh cử của ông Trump theo đuổi khoảng 50 vụ kiện tại các bang chiến trường. Tuy nhiên, hơn 30 vụ kiện trong số này bị bác bỏ hoặc từ chối. Các vụ kiện còn lại cũng được cho là không đủ giúp Tổng thống đảo ngược tình thế khi thời gian đang cạn dần.
Hôm 7/12, khi được hỏi về hy vọng thay đổi kết quả khi ngày các đại cử tri đi bỏ phiểu (14/12) đang đến gần, ông Trump ám chỉ sẽ có những điều to tát diễn ra trong những ngày tới.
Không rõ những điều to tát mà vị Tổng thống đương nhiệm đề cập ở đây có liên quan tới vụ kiện của Texas hay không.
Bầu cử Mỹ: Tòa án tối cao bác đơn kiện của đảng Cộng hòa tại Pennsylvania Tòa án Tối cao Mỹ hôm thứ Ba đã bác bỏ nỗ lực của đảng Cộng hòa trong việc loại ra 2,5 triệu lá phiếu gửi qua thư ở Pennsylvania. Tòa án từ chối yêu cầu của nghị sĩ Mỹ Mike Kelly, đồng minh của ông Trump và các đảng viên Cộng hòa khác tại bang Pennsylvania, người đã đệ đơn kiện sau...