Ngày ‘bầm dập’ của Trump ở tòa án
Chỉ trong vài giờ ngày 4/12, Trump và đội ngũ pháp lý của ông liên tiếp thất bại trước tòa án trong nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử.
Nỗ lực pháp lý của Tổng thống Donald Trump và đồng minh chỉ trong một ngày hứng chịu 6 thất bại ở nhiều bang, trong đó có Wisconsin và Minnesoto . Đây là cột mốc thất bại tiếp theo trong một tháng Trump theo đuổi cuộc chiến pháp lý về kết quả bầu cử trong vô vọng. Trong số những thẩm phán liên bang và bang bác bỏ đơn kiện của Trump, một số được chính Tổng thống từng bổ nhiệm.
Một trong số thất bại trên là việc đơn kiện của Trump bị từ chối ở Tòa án Tối cao bang Wisconsin , nơi đa số thẩm phán dường như bị sốc trước nỗ lực của một nhóm bảo thủ nhằm hủy bỏ toàn bộ cuộc bầu cử của bang mà không có bằng chứng thuyết phục nào về gian lận.
“Biện pháp mà bên nguyên đòi hỏi là yêu cầu quyền lực của tư pháp đáng ngạc nhiên nhất mà tôi từng thấy”, Brian Hagedorn, một thẩm phán bảo thủ, nói. “Việc tòa chấp thuận những khiếu nại có nền tảng nông cạn như vậy sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho tất cả cuộc bầu cử trong tương lai”.
Thẩm phán Hagedorn cho rằng một khi tòa án ra phán quyết mở cánh cửa tư pháp vô hiệu hóa kết quả bầu cử tổng thống dựa trên đòi hỏi kiểu như vậy, họ sẽ rất khó đóng lại cánh cửa đó. “Đây chính là con đường nguy hiểm mà bên nguyên yêu cầu chúng tôi phải đi theo”, ông nói.
Tương tự, thẩm phán của một hạt ở bang Arizona hôm 4/12 cũng bác đơn kiện được Kelli Ward , chủ tịch đảng Cộng hòa của bang này, đệ trình. “Tòa án không thấy bất kỳ hành vi sai trái, gian lận hay hay gây ảnh hưởng nào tới kết quả bầu cử”, thông báo của tòa án nêu rõ. Ward tuyên bố sẽ kháng cáo phán quyết này.
Tổng thống Donald Trump (phải) phát biểu ở Nhà Trắng hôm 27/9. Ảnh: AP.
Thẩm phán James Russell ở thành phố Carson, bang Nevada cũng từ chối mọi khiếu nại từ nhóm pháp lý của Trump, nhấn mạnh các bằng chứng mà họ đưa ra không đủ sức thuyết phục. Russell liên tục khẳng định rằng nhóm luật sư của Trump đã không “đưa ra được bất kỳ bằng chứng theo tiêu chuẩn pháp lý nào” cho cáo buộc của mình.
“Không có bất kỳ bằng chứng xác thực và đáng tin nào cho thấy bầu cử năm 2020 ở Nevada bị ảnh hưởng bởi tình trạng gian lận”, Russell viết trong phán quyết.
Jesse Binnall, luật sư dẫn dắt thách thức pháp lý của Trump ở Nevada, tuyên bố “không đồng ý với phán quyết này. Đơn kiện và bằng chứng mà chúng tôi đưa ra rất mạnh mẽ và thuyết phục. Chúng tôi đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao Nevada”.
Một trong số vụ kiện nổi bật nhất của nhóm Trump là đơn kiện ở Georgia, do luật sư gây tranh cãi Sidney Powell và Lin Wood dẫn dắt, cũng vấp trở ngại.
Kháng cáo của nhóm luật sư nhằm tăng cường lệnh hạn chế do một thẩm phán liên bang ban hành hôm 29/11, trong đó cấm bất kỳ sửa đổi nào đối với máy bỏ phiếu ở ba hạt ở Georgia. Tuy nhiên, hội đồng thẩm phán ba thành viên của Tòa Phúc thẩm khu vực 11 đã bác bỏ kháng cáo của nhóm này mà không cần nghe thêm bất kỳ tranh luận nào từ các bên.
Thẩm phán Andrew Brasher, người từng được Trump đề cử, cho rằng kháng cáo này là một sai lầm chiến lược, bởi các thẩm phán tòa cấp dưới đã gần như đồng ý tổ chức một phiên điều trần, có thể giúp Powell và Wood chỉ định chuyên gia kiểm tra các máy bỏ phiếu ở một số hạt của bang Georgia.
“Các nguyên đơn đã không coi dấu hiệu này từ tòa sơ thẩm là một câu trả lời, thay vào đó, họ kháng cáo. Và vì họ kháng cáo, phiên điều trần đã bị dừng lại và vụ kiện vị trì hoãn đáng kể”, thẩm phán Brasher viết trong một bài bình luận có sự tham gia của thẩm phán Charles Wilson do tổng thống Bill Clinton đề cử và thẩm phán Robin Rosenbaum do tổng thống Barack Obama đề cử.
Các thẩm phán không loại bỏ hoàn toàn thách thức pháp lý do Powell dẫn dắt, nhưng việc phải đi “đường vòng” tới tòa án phúc thẩm đã khiến chiến dịch Trump mất một tuần lãng phí, trong khi họ đã có thể kiểm tra các máy bỏ phiếu hoặc cố gắng thuyết phục các thẩm phán “đóng băng” nhiều thiết bị bỏ phiếu hơn.
Tại Michigan, một tòa án phúc thẩm đã bác bỏ nỗ lực của chiến dịch Trump nhằm chặn xác nhận kết quả bầu cử của bang. Các thẩm phán cho biết dù các luật sư của Trump cố tình trì hoãn việc nộp hồ sơ mới nhất, bang vẫn tiến hành xác nhận kết quả bầu cử, khiến nỗ lực pháp lý này càng trở nên khó khăn.
Còn tại Minnesota, bang mà Biden giành chiến thắng dễ dàng trước Trump, Tòa án Tối cao bang đã bác bỏ đề xuất của đảng Cộng hòa về việc kiểm phiếu lại toàn bang, đồng thời chỉ trích họ vì không thể đưa ra bằng chứng cho các khiếu nại về quan chức bầu cử mà họ nêu ra trong hồ sơ kiện.
Với ngày “bầm dập” vì các phán quyết bất lợi từ tòa án, Trump càng gặp khó khăn hơn trong nỗ lực pháp lý thách thức bầu cử của mình. Trong khi đó, bang California cũng trong ngày 4/12 chính thức xác nhận kết quả bầu cử, trao 55 phiếu đại cử tri cho Joe Biden, giúp ông vượt ngưỡng 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử.
Công ty bầu cử trong vòng xoáy kiện tụng của Trump
Dominion Voting Systems, công ty cung cấp hệ thống bầu cử Mỹ, bị Trump cáo buộc can thiệp phiếu bầu có lợi cho Biden, dù không đưa ra bằng chứng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump suốt ba tuần qua liên tục phủ nhận kết quả bầu cử, sử dụng mạng xã hội để đưa ra những cáo buộc, tuyên bố gây tranh cãi liên quan đến cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trump từng tweet rằng người chiến thắng không ai khác vẫn là ông, tuyên bố các phiếu bầu đã bị "gian lận" và rằng "phe Dân chủ cực tả" cùng với đối tác "truyền thông tin giả" đang cố gắng "đánh cắp cuộc bầu cử". Dù vậy, ông không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho tuyên bố của mình.
Một buổi giới thiệu về tính năng hệ thống bỏ phiếu của Dominion Voting Systems ở Atlanta, Georgia, hồi tháng 9. Ảnh: AP.
Tuần trước, Trump cáo buộc công ty Dominion đã cố tình "xóa 2,7 triệu phiếu bầu trên toàn quốc", với bằng chứng là thông tin được website cánh hữu One America News Network (OANN) đăng tải.
Trong cuộc họp báo hôm qua ở Washington, Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Trump, cũng cho rằng nhiều quan chức bầu cử đảng Dân chủ ở những hạt sử dụng máy bỏ phiếu của Dominion đã thực hiện "âm mưu có tổ chức" nhằm chuyển phiếu bầu cho Biden và "tước đoạt" chiến thắng của Trump.
Công ty mà Trump đề cập là Dominion Voting Systems, một doanh nghiệp Canada có trụ sở ở Denver, Colorado, chuyên sản xuất máy nhận phiếu và kiểm phiếu, đồng thời phát triển phần mềm giúp giới chức bầu cử theo dõi kết quả kiểm đếm phiếu bầu.
Trong hệ thống bầu cử phi tập trung của Mỹ, cách thức bỏ phiếu vật lý do các bang và các khu vực bầu cử riêng lẻ quyết định. Hầu hết người dân Mỹ vẫn ưa chuộng bỏ phiếu bằng cách sử dụng lá phiếu giấy và công nghệ hoàn toàn bị loại khỏi quy trình.
Dominion là ví dụ điển hình về việc vì sao người Mỹ không đặt trọn niềm tin vào công nghệ trong bỏ phiếu.
Trong giai đoạn bỏ phiếu sớm ở Georgia hồi tháng 10, các máy bỏ phiếu của Dominion bị cho là nguyên nhân gây ra tình trạng đình trệ, khiến nhiều cử tri phải xếp hàng vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, giới chức bầu cử về sau cho biết việc chậm trễ này là do nhân viên bầu cử không được đào tạo kỹ lưỡng về cách sử dụng máy, không phải do trục trặc kỹ thuật.
Georgia là một trong hơn 10 bang Mỹ đặt niềm tin vào hệ thống bỏ phiếu và kiểm đếm phiếu của Dominion.
Mọi thứ vẫn diễn ra suôn sẻ vào đêm bầu cử. Nhưng sang ngày 4/11, hạt Antrim, bang Michigan, nơi sử dụng hệ thống của Dominion, thông báo khoảng 3.000 lá phiếu đã bị ghi nhận không chính xác, khiến kết quả bầu cử tại khu vực tạm nghiêng về phía Biden.
Tuy nhiên, sai sót đã lập tức được xử lý và không gây ảnh hưởng tới kết quả chung.
Giống như Georgia, giới chức bầu cử bang Michigan cho hay sự cố bắt nguồn từ lỗi của con người khi nhân viên bầu cử của hạt Antrim không cập nhật phần mềm bầu cử theo đúng hướng dẫn, không phải do máy móc hoạt động sai hay gặp trục trặc.
Dù vậy, sau bản tin của OANN về trục trặc ở Antrim, Trump liên tục tweet về Dominion. Ông khẳng định công ty có động cơ không lành mạnh khi nó thuộc sở hữu của "những người theo đảng Dân chủ cực tả".
Rudy Giuliani, luật sư của Trump, nói rằng ông có bản khai từ một người bên trong công ty Dominion hỗ trợ cho cáo buộc, trên song chưa cung cấp bất kỳ văn bản nào.
Trước cáo buộc từ Tổng thống Trump, Dominion khẳng định hệ thống của họ không xóa hay thay đổi lá phiếu. Trong một số trường hợp, tuyên bố của Tổng thống Trump còn không logic.
"Những tuyên bố rằng 941.000 lá phiếu bầu cho Tổng thống Trump ở Pennsylvania bị xóa là bất khả thi bởi Dominion chỉ được sử dụng tại 14 hạt của bang. Các hạt này có tổng cộng khoảng 1,3 triệu lá phiếu, tương đương tỷ lệ cử tri đi bầu là 76%. 52% số phiếu đó bầu cho Tổng thống Trump, tương đương 676.000 phiếu mà hệ thống của công ty đã tính cho Tổng thống Trump ở Pennsylvania", một thông báo trên website công ty có đoạn.
Nếu tuyên bố của Trump là chính xác, tổng số phiếu bầu cho ông do Dominion ghi nhận ở 14 hạt của Pennsylvania là hơn 1,6 triệu phiếu, cao hơn tổng số phiếu hợp lệ khoảng 300.000 phiếu.
Tại Georgia, nơi đã tiến hành kiểm phiếu lại bằng tay, Tổng thư ký bang Brad Raffensperger cho biết dữ liệu các hạt báo cáo về cho thấy số phiếu giấy hoàn toàn khớp với số của Dominion.
Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở Hạ tầng thuộc Bộ Nội địa Mỹ (CISA), đơn vị chịu trách nhiệm giám sát an ninh bầu cử, cũng bác bỏ những cáo buộc từ Tổng thống Trump liên quan đến Dominion.
"Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào đã xóa, làm mất hoặc thay đổi lá phiếu hay chúng bị xâm phạm theo bất kỳ cách nào", thông báo từ CISA có đoạn.
Cáo buộc của Trump cho rằng Dominion thuộc sở hữu của đảng Dân chủ cũng được coi là không thuyết phục. Công ty này từng quyên góp từ thiện cho tổ chức phi lợi nhuận do Bill và Hillary Clinton thành lập hồi năm 2014, nhưng các nhà vận động hành lang thuộc công ty cũng ủng hộ cho cả các đảng viên Cộng hòa như Mitch McConnell.
Pfizer liên hệ với nhóm của Biden Hãng sản xuất vaccine Pfizer cho biết đang liên lạc thường xuyên với nhóm chuyển giao quyền lực của Biden, dù Trump không công nhận kết quả bầu cử. Phát ngôn viên của Pfizer, bà Sharon Castillo, hôm 18/11 cho hay hãng sản xuất vaccine Covid-19 đang duy trì liên lạc với cả chính quyền Tổng thống Donald Trump, các thống đốc và...