9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 của Mỹ đã kết thúc nhanh chóng và ít kịch tính hơn nhiều diễn biến chiến dịch tranh cử suốt mấy tháng qua, cũng như tất cả những dự báo cho đến lúc cuộc bỏ phiếu chính thức bắt đầu.
Ông Trump đã đánh bại đối thủ Kamala Harris để đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 2 (Ảnh: Reuters).
Kết quả diễn ra khá bất ngờ khi ứng viên của đảng Cộng hòa – cựu Tổng thống Donald Trump dẫn trước từ đầu đến cuối và nhanh chóng cán mốc 277, vượt 270 phiếu đại cử tri tối thiểu cần thiết, trong khi đối thủ đảng Dân chủ Kamala Harris có 224 phiếu đại cử tri.
Vậy đâu là lý do làm nên chiến thắng của ông Trump trong cuộc tranh cử vào Nhà Trắng lần thứ 3 này? Dù trong cuộc bầu cử lần này, các vấn đề quốc tế đóng vai trò khá nổi trội so với những lần trước, các vấn đề trong nước vẫn là quyết định đến chiến thắng cuối cùng.
Yếu tố bên trong
Thứ nhất, sau 4 năm dưới chính quyền Biden-Harris do đảng Dân chủ lãnh đạo, dù cũng đạt được những thành tựu nhất định, không ít cử tri Mỹ vẫn nghĩ rằng đất nước đã đi sai hướng. Theo công bố thăm dò của ABC/Ipos ngày 3/11, có 74% người được hỏi nghĩ như vậy. Đây có lẽ chính là điểm yếu lớn nhất mà bà Harris với tư cách là Phó Tổng thống không thể không chịu trách nhiệm, đã được ông Trump triệt để khai thác.
Khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” tuy không còn mới nhưng khi “đất nước rơi xuống vực thẳm” như ông Trump miêu tả nước Mỹ thời Biden-Harris đã đánh trúng tâm lý của đại đa số người Mỹ và phát huy tối đa tác dụng trong cuộc bỏ phiếu lần này.
Thứ hai là về kinh tế, dù không thể phủ nhận những thành công của chính quyền hiện tại, nhất là việc đưa nước Mỹ vượt qua đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, củng cố giá trị đồng USD. Nhưng việc để giá cả sinh hoạt leo thang, nhất là giá những mặt hàng thiết yếu, đã ảnh hưởng đến tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đa số người lao động và dân nghèo trong xã hội.
Trong khi đó, dù rời chính quyền đã 4 năm, danh tiếng của ông Trump về khả năng điều hành nền kinh tế tốt hơn vẫn còn khá đậm trong đa số người Mỹ khiến họ quyết định bỏ phiếu cho cựu Tổng thống với hy vọng ông sẽ chèo lái con tàu kinh tế giữa sóng to gió lớn hiện nay thành công hơn người của đảng Dân chủ.
Theo khảo sát của New York Time/Siena College tháng 10 vừa qua, có đến 75% cử tri cho biết nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng tồi tệ. Còn theo công bố mới nhất của Bộ Lao động Mỹ ngay trước thềm bầu cử, công ăn việc làm, điểm sáng hiếm hoi của chính quyền Biden-Harris, có tỷ lệ tăng trưởng rất yếu ớt.
Thứ ba là về vấn đề nhập cư, cựu Tổng thống đã dùng làn sóng nhập cư (cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp qua biên giới Mexico vào miền Nam nước Mỹ) để biến đó thành nguyên nhân của mọi khó khăn về kinh tế – xã hội ở Mỹ hiện nay mà người bản xứ rất dễ chấp nhận dù điều đó không hoàn toàn chính xác, và quay sang ủng hộ việc siết chặt nhập cư, giữ lại việc làm và phúc lợi xã hội cho người Mỹ như ông Trump đã hết sức nỗ lực triệt để vận động.
Thứ tư, dù có ưu thế trong một bộ phận cử tri về vấn đề quyền phá thai, bình đẳng giới và chống phân biệt giới/chủng tộc, cũng như trong cuộc bầu cử từ 8 năm trước, xã hội Mỹ dường như vẫn chưa sẵn sàng có một nữ tổng thống dù là da trắng, và lại càng chưa với một người còn là da màu, gốc Á-Phi.
Thứ năm, việc ông Trump không công nhận thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 và liên tục cảnh báo dù không đưa ra được bằng chứng cụ thể là “Tôi chỉ thua vì có sự gian lận trong bầu cử” cũng như những cáo buộc pháp lý triền miên trên nhiều lĩnh vực mà cựu Tổng thống phải gánh chịu có thể đã tạo ra tác dụng ngược với đối thủ của ông. Trong con mắt nhiều người Mỹ khắp cả nước, ông Trump là nạn nhân của chiến dịch “săn lùng phù thủy” do những người có quyền lực tiến hành với ông, từ đó họ muốn thông qua lá phiếu bầu cho ông để “bù đắp” lại sự bất công đó.
Thứ sáu là trái ngược với bà Harris, ông Trump đã không có được sự ủng hộ mạnh mẽ của đảng Cộng hòa, thậm chí còn bị nhiều quan chức cấp cao cũ công khai phê phán là một bất lợi. Nhưng việc đảng Dân Chủ thay đổi ứng viên quá gấp gáp, vội vàng không chỉ khiến bà Harris, người thực sự chưa có nhiều kinh nghiệm về mọi mặt so với ông Trump, đã có quá ít thời gian để hiểu toàn bộ tình hình và có đầy đủ chiến lược, sách lược tranh cử hiệu quả cần thiết. Không những thế, việc ông Biden dường như đã bị ép rút lui còn tạo cảm giác các nhân vật ảnh hưởng nhất trong đảng Dân chủ bí mật “gạt” Tổng thống sang một bên, điều khó có thể được chấp nhận được với những người thực sự tin vào các tiêu chuẩn dân chủ đích thực.
Ông Trump đã tranh thủ thành công sự ủng hộ của tỷ phú công nghệ Elon Musk (Ảnh: Getty).
Thứ bảy là vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông xã hội và các chiến dịch truyền thông số trong chiến thắng của ông Trump. Việc tranh thủ được tỷ phú Elon Musk hết lòng dốc cả tiền bạc và tâm trí ủng hộ không chỉ mang lại nguồn lực tài chính mà còn giúp ông Trump tận dụng hiệu quả nền tảng X (Twitter cũ) để truyền tải thông điệp trực tiếp tới rộng rãi các tầng lớp cử tri. Các thuật toán mạng xã hội và “bong bóng lọc” đã tạo ra những “phòng vang”, nơi những người có cùng quan điểm chính trị liên tục củng cố niềm tin của nhau, khiến thông điệp của ông Trump có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cử tri cả nước.
Thứ tám, tình trạng phân cực sâu sắc trong xã hội Mỹ đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của cựu Tổng thống Trump. Theo đó, khoảng cách ngày càng lớn giữa các nhóm cử tri theo đảng phái, vùng miền, trình độ học vấn và thu nhập đã tạo ra những “phe phái” rõ rệt. Ông Trump đã khéo léo khai thác sự phân cực này bằng cách định hình cuộc bầu cử như một cuộc đấu tranh giữa “người Mỹ chân chính” với “giới tinh hoa thay đổi”, thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cử tri cảm thấy bị bỏ rơi bởi hệ thống chính trị hiện tại, đặc biệt là những người trẻ, da trắng.
Đáng chú ý là xu hướng bầu cử của cử tri trẻ đã có những thay đổi đáng kể. Dù thế hệ Millennials và Gen Z thường được cho là thiên về đảng Dân chủ, nhưng trong cuộc bầu cử này, nhiều người trẻ đã bày tỏ sự thất vọng với chính sách kinh tế của chính quyền Biden-Harris, đặc biệt là vấn đề lạm phát, giá nhà ở và nợ sinh viên. Điều này khiến một bộ phận không nhỏ cử tri trẻ hoặc bỏ phiếu cho ông Trump, hoặc quyết định không đi bầu, gián tiếp có lợi cho chiến dịch của cựu Tổng thống.
Cuối cùng là về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Dù đây là chủ đề được nhiều cử tri quan tâm, nhưng không phải là yếu tố quyết định trong cuộc bầu cử này. Thực tế cho thấy những lo ngại trước mắt về kinh tế đã lấn át các mối quan tâm dài hạn về môi trường mà chính quyền Biden-Harris đã đúng khi kiên trì theo đuổi trong những năm qua. Tuy nhiên, lập trường hoài nghi của ông Trump về biến đổi khí hậu và cam kết phát triển ngành năng lượng hóa thạch đã được đón nhận tích cực ở các bang có nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp dầu khí, góp phần mang lại cho ông những phiếu bầu quan trọng ở các bang chiến địa.
Yếu tố phụ trợ bên ngoài
Còn về các vấn đề quốc tế, với phong cách rất riêng của mình, cựu Tổng thống Trump rất không quan tâm lấy lòng bất kỳ đối tượng nào, dù đó là đồng minh hay đối tác, đối tượng. Ngược lại, triển vọng ông Trump trở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa đã gây tâm lý bất ổn, lo lắng, nghi ngại lớn trong các đồng minh và đối tác, bạn bè thân thiết.
Thực tế là mặt trận đối ngoại trong 4 năm qua cũng là lĩnh vực có thể đã khiến Phó Tổng thống Harris mất sự ủng hộ của nhiều đối tượng cử tri khác nhau trên khắp cả nước. Đó là việc rút quân khỏi Afghanistan hè 2021 đầy tai tiếng, là việc không khuất phục được Nga thông qua Ukraine dù đã phải đầu tư rất nhiều tiền của, vũ khí và thời gian của chính nước Mỹ cùng cả mạng lưới các đồng minh trên toàn thế giới. Hay đó là việc dù là người bảo trợ toàn diện và chắc chắn nhưng vẫn không ngăn được chính quyền Tel Aviv cày nát Dải Gaza, hạ sát thủ lĩnh các phong trào kháng chiến do Iran trợ giúp khiến cả khu vực trở nên bất ổn chưa từng có, và cũng không kiềm chế được Triều Tiên,… khiến chính nước Mỹ và đồng minh trở nên khó khăn và thiếu an toàn hơn… là điểm trừ khiến nhiều cử tri quay lưng với Phó Tổng thống Harris.
Chiến thắng của ông Trump có bất ngờ hay không?
Xét theo diễn biến chiến dịch bầu cử tổng thống năm nay, ít nhất là trong hơn 4 tháng qua kể từ khi bà Harris được chọn thay Tổng thống Joe Biden trở thành ứng viên chính thức của đảng Dân chủ tranh cử với ông Trump, kết cục này là hoàn toàn bất ngờ khi ông Trump đã thắng thuyết phục và chóng vánh. Bởi mọi dự báo trước đó đều cho là cuộc đua sẽ rất sít sao, căng thẳng và có thể chưa sớm xác định được người chiến thắng.
Tuy nhiên, trước đó, một số chuyên gia tỏ nghi ngờ về tính chính xác của các thăm dò đã được tiến hành trong suốt thời gian qua. Nếu điều đó là đúng và như phân tích ở trên, kết quả bầu cử đưa ông Trump trở lại Nhà Trắng hôm nay không chỉ là hoàn toàn không bất ngờ, mà dường như còn là hợp lý.
Bà Harris đang giảm lợi thế
Giới quan sát đánh giá bà Kamala Harris không còn giữ lợi thế trước ông Donald Trump như giai đoạn đầu cuộc tranh cử.
Chỉ hơn 10 ngày nữa, Mỹ sẽ bước vào ngày bầu cử chính thức để chọn ra người dẫn dắt đất nước trong 4 năm tới. Đến nay, các kết quả thăm dò vẫn thể hiện một cuộc đối đầu gay cấn và sít sao giữa ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ phía Dân chủ Kamala Harris.
Phó tổng thống Kamala Harris tại buổi tiếp xúc cử tri của Đài CNN ngày 23.10. ẢNH: AFP
Phe Dân chủ lo ngại
"Sóng xanh" với đông đảo thành viên đảng Dân chủ đã ủng hộ Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris kể từ khi bà đứng ra tranh cử, giờ đây kỳ vọng bà có thể tạo ra một cú hích để có thể thu hút cử tri trong giai đoạn nước rút. Tuy nhiên, đã có những lo ngại về chiến lược vận động của bà Harris trong tuần này, và một số đảng viên Dân chủ cảm thấy ông Trump dần tạo được đà đi lên và chiếm ưu thế, theo The Hill.
Bầu cử Mỹ: Gần 25 triệu cử tri bỏ phiếu sớm, ông Trump, bà Harris chạy nước rút
Bà Harris khởi đầu tuần này với lịch trình bận rộn, khi vận động tại 3 bang Michigan, Pennsylvania và Wisconsin chỉ trong một ngày 21.10, tiếp đó là phỏng vấn với các hãng truyền thông trong ngày 22 - 23.10. Điều khiến giới quan sát hoài nghi là việc bà đến thăm bang Texas vào ngày 25.10, nơi vốn được xem là thành trì của đảng Cộng hòa và không nhiều cơ hội để phe Dân chủ giành chiến thắng ở đây. Các khảo sát cũng đề cập khoảng cách an toàn mà bà Harris từng tạo ra so với ông Trump dần bị thu hẹp.
Thăm dò của The Hill/Decision Desk HQ ngày 24.10 tổng hợp hơn 280 khảo sát chỉ ra bà Harris vẫn dẫn trước ông Trump khoảng 0,9 điểm phần trăm, song khoảng cách này đã được rút ngắn đáng kể so với những tháng trước. Trong khi đó, dự đoán người chiến thắng nêu trên lần đầu "đổi chiều" trong tuần này, khi cho rằng ông Trump có 52% cơ hội tái đắc cử, sau hơn 2 tháng dự đoán phần thắng cao hơn sẽ thuộc về ứng viên Dân chủ.
Chuyên gia thăm dò dư luận Frank Luntz của đảng Cộng hòa nhận định trên Đài CNN hôm 22.10 rằng bà Harris đã có 60 ngày tuyệt vời nhất trong số các ứng viên tổng thống Mỹ thời hiện đại. Tuy nhiên, ông cho rằng đà ủng hộ bà Harris đã bị "đóng băng" kể từ khi chuyển trọng tâm sang công kích ông Trump thay vì tập trung vào các thông điệp chính sách.
Ông Trump đổi lập trường
Về phía ông Trump, tuần này ông đã đối mặt những rắc rối mới. Đầu tiên là tờ The New York Times ngày 23.10 dẫn lời ông John Kelly, cựu chánh văn phòng Nhà Trắng dưới thời ông Trump, tố cựu tổng thống có những tiêu chí của một người "phát xít", cáo buộc ông Trump từng dành lời khen ngợi nhà độc tài Adolf Hitler.
Tiếp đó, tờ The Guardian cùng ngày đăng bài phỏng vấn cựu người mẫu Stacey Williams tố ông Trump từng quấy rối bà tại Tháp Trump hồi năm 1993. Phía ông Trump đã phủ nhận những cáo buộc trên. Việc những thông tin này có ảnh hưởng đến tâm lý của cử tri Mỹ hay không vẫn còn là dấu hỏi.
Bầu cử Mỹ: Chịu thay đổi ý kiến, ông Trump đạt thành quả?
Tạp chí Forbes ngày 23.10 dẫn số liệu từ trang thống kê TargetSmart chỉ ra hơn 18 triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm, trong đó ghi nhận lượng cử tri Cộng hòa với gần 8 triệu người. Thời điểm bỏ phiếu sớm thường ghi nhận sự chênh lệch đáng kể của phe Dân chủ. Năm nay, ông Trump đã thay đổi lập trường và kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu sớm.
Dữ liệu từ Đại học Florida (Mỹ) chỉ ra 43% cử tri Dân chủ bỏ phiếu sớm và 35% đến từ phe Cộng hòa tại 25 bang. Con số trên đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ông Trump nếu so với năm 2020, thời điểm cựu tổng thống lan truyền thông tin gian lận phiếu bầu qua thư. Thời điểm đó, Đại học Florida thống kê 53% cử tri Dân chủ đã bỏ phiếu sớm tại 17 bang, trong khi đảng Cộng hòa chỉ là 25%.
Bỏ phiếu sớm còn giúp chiến dịch tranh cử các bên sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, bởi họ chỉ cần nhắm đến nhóm cử tri chưa tham gia bầu cử. Việc kêu gọi cử tri đi bầu còn là mục tiêu quan trọng của mỗi ứng viên để tăng cơ hội chiến thắng. Hồi năm 2020, khoảng 66% cử tri đủ điều kiện đã đi bỏ phiếu.
Bà Harris sẽ "kết bài" vào tuần sau
Ứng viên Dân chủ Harris sẽ đưa ra bài "phát biểu cuối cùng" trong cuộc đối đầu với ông Trump vào ngày 29.10, một tuần trước ngày bầu cử. Hãng AFP ngày 23.10 dẫn lời một quan chức chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết bài phát biểu quan trọng này sẽ nhấn mạnh vào sự đối lập trong tầm nhìn của bà Harris và ông Trump.
Cơ hội thắng cử của ông Trump lần đầu vượt bà Harris Theo mô hình dự đoán của Decision Desk HQ/The Hill, cơ hội thắng cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện là 52%. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Theo mô hình khảo sát của báo The Hill và Decision Desk HQ, trang khảo sát hàng đầu về kết quả bầu cử Mỹ, cơ hội đắc cử của ứng viên...