Tòa án Tối cao Mỹ bác các đơn kiện Trump
Tòa án Tối cao Mỹ từ chối xem xét liệu Trump có vi phạm quy định Hiến pháp về cấm tổng thống thu lợi từ chính phủ nước ngoài.
Tòa án Tối cao Mỹ hôm 25/1 ra quyết định không xét xử hai đơn kiện, đồng thời chỉ thị các tòa án cấp dưới hủy các quyết địnhh trước đó chống lại cựu tổng thống Donald Trump vì ông không còn tại nhiệm. Phán quyết được đưa ra mà không có bình luận hoặc bất đồng quan điểm nào.
Hai vụ kiện, do nhóm Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức ở Washington (CREW) và các tổng chưởng lý của thủ đô Washington và bang Maryland đệ trình, là một phần của nỗ lực pháp lý cáo buộc Trump vi phạm Điều khoản Lương bổng được quy định trong Hiến pháp bởi ông tiếp tục sở hữu đế chế kinh doanh khi còn đương chức.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump lên trực thăng rời Nhà Trắng hôm 20/1. Ảnh: AFP .
Trước khi Trump nhậm chức, các tòa án chưa bao giờ xem xét đơn kiện liên quan nhận quà cáp, lợi ích trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, Trump nắm giữ chức vụ tổng thống trong khi vẫn giữ lợi ích kinh doanh tư nhân là chưa từng có trong thời hiện đại.
Video đang HOT
Ba vụ kiện về Điều khoản Lương bổng đã được đệ trình chống lại Trump trong nhiệm kỳ của ông với cáo buộc mạng lưới kinh doanh của ông cho phép ông chấp nhận các khoản thanh toán vi hiến từ chính phủ nước ngoài, nơi có các nhà ngoại giao lưu trú tại khách sạn của Trump, mở ra tầm ảnh hưởng tiềm tàng từ nước ngoài đối với tổng thống.
Vụ kiện thứ ba, do hơn một trăm thành viên đảng Dân chủ đưa ra, đã bị Tòa án Tối cao bác bỏ năm ngoái.
“Quyền sở hữu liên tục của Tổng thống Trump đối với đế chế kinh doanh toàn cầu khiến ông có mối quan hệ sâu sắc với một nhóm thành viên chính phủ nước ngoài và trong nước, vi phạm Hiến pháp, đặt câu hỏi về nhà nước pháp quyền và tính toàn vẹn hệ thống chính trị của đất nước”, theo đơn kiện tháng 9/2017 từ tổng chưởng lý ở thủ đô Washington và bang Maryland.
Đơn kiện này cho rằng Trump đã vi phạm Hiến pháp khi chấp nhận thanh toán từ các chính phủ nước ngoài và trong nước thông qua Khách sạn Quốc tế Trump ở thủ đô Washington. Quan chức bang và nước ngoài có thể chọn làm ăn với các thực thể mà tổng thống có lợi ích tài chính để được ưu ái.
Trọng tâm của đơn kiện là Điều khoản Lương bổng, vốn rất ít được cơ quan tư pháp giải thích kể từ khi được ban hành gần 250 năm trước. Điều khoản cấm tổng thống nhận “thù lao” hoặc lợi nhuận từ bất kỳ “vua, hoàng tử hoặc nhà nước nước ngoài” nào trừ khi quốc hội đồng ý. Điều khoản cho phép một tổng thống chỉ nhận được mức lương và các quyền lợi do quốc hội ấn định trước, nhưng cấm ông nhận “bất kỳ lợi ích nào khác ngoài Mỹ”.
Trump 'buồn bã, đơn độc' khi rời Washington
Jim Acosta, phóng viên kỳ cựu của CNN, cho biết chưa từng thấy Trump buồn và cô độc như lúc ông rời Nhà Trắng hôm 20/1.
"Đó là một cảnh tượng đáng buồn và thảm thương. Tôi chưa từng nhìn thấy ông ấy cô độc như vậy trong suốt thời gian làm tổng thống", Acosta nói trong bản tin hôm 24/1, kể lại ngày Donald Trump rời Nhà Trắng để trở về Florida.
Trước khi rời Washington vào sáng 20/1, Trump đã có buổi lễ chia tay với khoảng 200 người tại căn cứ Andrews theo nghi thức quân đội. Sau đó ông di chuyển về Florida trên chiếc Không lực Một cùng gia đình và báo giới, bao gồm cả Acosta.
Acosta, hiện là phóng viên đối nội hàng đầu của CNN, cho biết cựu tổng thống có thể đã có một kết cục khác nếu ông không kích động đám đông bao vây tòa nhà quốc hội hôm 6/1. Sau sự kiện đó, Trump đã đánh mất sự tín nhiệm cuối cùng của rất nhiều người ủng hộ, Acosta nhận xét.
"Về cơ bản, những gì chúng tôi nhìn thấy là sự sụp đổ của nhiệm kỳ Trump. Những điều chúng tôi đã thấy ông ấy xây dựng suốt 4 năm qua hay 5 năm qua kể từ chiến dịch tranh cử cuối cùng gần như tan tành", phóng viên CNN nói về những ngày nắm quyền cuối cùng của Trump.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay West Palm Beach, Florida, hôm 20/1. Ảnh: Reuters.
Sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol, Twitter đã chặn tài khoản của Trump và ông gần như "mất hút" khỏi công chúng, ngoại trừ vài video ngắn và bài phát biểu cuối cùng dành cho người ủng hộ tại căn cứ Andrews. Acosta nhận định đó là "khoảng thời gian tĩnh lặng bất thường" với Trump, người luôn thích được chú ý trong nhiều thập kỷ.
Sau khi Trump rời Nhà Trắng và trở thành thường dân, sự quan tâm thường trực của giới truyền thông với ông cũng dần mờ nhạt. Các hãng truyền thông lớn, bao gồm cả Fox News, không còn bố trí phóng viên thường trú ở Palm Beach, Florida, để đưa tin về Trump.
Tuy nhiên, Acosta cũng dự đoán cựu tổng thống sẽ không im lặng lâu. "Tôi nghĩ đó chỉ là khoảng thời gian tạm thời", Acosta nói, thêm rằng Trump có thể sẽ "dẫn dắt ít nhất một phong trào ở Mỹ".
Nhưng với việc Trump rời Nhà Trắng với mức độ tín nhiệm thấp chưa từng có, ông khó có thể lập nên một đảng lớn và giành lại ghế tổng thống, phóng viên CNN dự đoán. Ngoài ra, tương lai chính trị của Trump hiện phụ thuộc hoàn toàn vào phiên tòa luận tội của Thượng viện.
Acosta cho rằng Trump là "chúa tể của những lời nói dối" và đề nghị người Mỹ không nên phớt lờ thực tế đó. "Dù đang 'dưỡng thương' ở Mar-a-Lago, ông ấy vẫn có thể đặt ra mối đe dọa cho đất nước này. Trump có thể sẽ phai mờ, nhưng chủ nghĩa Trump thì không", Acosta nói.
Luận tội Trump cản trở Biden thống nhất nước Mỹ Biden dành tuần đầu nhiệm kỳ thuyết phục hai đảng của Mỹ đoàn kết vượt khủng hoảng, nhưng luận tội Trump có thể khiến hy vọng "tan thành mây khói". Sau 4 năm đất nước chìm trong chia rẽ đảng phái nghiêm trọng và nền dân chủ bị đe dọa, nhiều người Mỹ "thở phào" khi Donald Trump lui về khu nghỉ dưỡng...