Tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2015: Hà Nội tạo những điều kiện tối đa
Năm học 2014-2015 có nhiều điểm mới trong cách thức kiểm tra, đánh giá và sẽ tác động mạnh đến các nhà trường, chính quyền các cấp cũng như xã hội.
Đó là nhận định chung tại hội nghị giao ban GD-ĐT ba tháng đầu năm 2015 của UBND TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, ngày 9-4. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm cuối nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó có việc tổ chức các kỳ thi và tuyển sinh (TS), Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ với mục tiêu đáp ứng đủ chỗ học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS.
Hà Nội sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015. Ảnh: Viết Thành
Tuyển sinh lớp 6: Cần sớm có phương án cho trường đặc thù
Báo cáo của Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết công tác TS vào các lớp đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6) năm học 2015-2016 cơ bản ổn định về phương thức và đã sớm công bố cho các nhà trường, phụ huynh. Chủ trương trong TS năm nay là “ba tăng, ba giảm” nhằm tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng dạy học, giảm quy mô HS/lớp và giảm số HS trái tuyến. Phương thức TS được quy định thống nhất là xét tuyển, thời gian TS từ ngày 1 đến 15-7-2015, các nhà trường tuyệt đối không được TS trước thời gian này. Theo chỉ tiêu đã được UBND thành phố phê duyệt, số lượng dự kiến tuyển vào mầm non là gần 600 nghìn trẻ; vào lớp 1 là 135 nghìn HS và lớp 6 là 102 nghìn HS.
Trước quy định của Bộ GD-ĐT về việc không tổ chức thi tuyển vào lớp 6, trong khi thực tế tại Hà Nội có một số trường có số lượng HS đăng ký nhiều hơn so với chỉ tiêu TS, ý kiến của nhiều quận, huyện đề nghị thành phố sớm có hướng dẫn, quy định cụ thể và công bố công khai, minh bạch. Đây vừa là căn cứ để cơ sở triển khai, vừa tránh được áp lực đối với HS và phụ huynh.
Theo chỉ đạo của Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc, công tác TS đầu cấp thuộc trách nhiệm của UBND các quận, huyện, thị xã. Đơn vị nào để xảy ra sự cố phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố. Ngay từ thời điểm này, các đơn vị phải chủ động rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… bảo đảm đáp ứng chỗ học cho tất cả HS có nhu cầu trên địa bàn. Riêng về việc TS lớp 6 tại những trường đặc thù, Sở GD-ĐT nghiên cứu, xây dựng phương án triển khai thống nhất trên toàn thành phố, bảo đảm đúng quy định của Bộ GD-ĐT.
Video đang HOT
Tổ chức thi THPT quốc gia: Bảo đảm chu đáo, nghiêm túc
Trong kỳ thi THPT quốc gia, Hà Nội có 8 cụm thi do trường ĐH chủ trì và 1 cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì. Số lượng thí sinh (TS) là hơn 200 nghìn em, gồm HS của Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Bắc Ninh. Theo thống kê sơ bộ, Hà Nội có hơn 13 nghìn TS có nguyện vọng dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Hơn 3.600 TS trong số này sẽ được ghép vào các điểm thi do các trường ĐH chủ trì, bởi trường của các TS này ở gần điểm thi của các trường ĐH. Số TS còn lại sẽ dự thi tại hơn 20 điểm thi thuộc cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì, chủ yếu nằm tại các huyện. Phương án này nhằm giảm bớt tốn kém trong khâu tổ chức thi, tạo thuận lợi cho TS ở các địa bàn xa trung tâm. Số lượng TS và các điểm thi chính xác sẽ được công bố sau ngày 30-4, thời điểm TS hoàn thành việc đăng ký dự thi.
Báo cáo của Sở GD-ĐT cho biết đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên để tham gia phục vụ kỳ thi. Vấn đề nhận được sự quan tâm của các quận, huyện, thị xã tại hội nghị là trách nhiệm cụ thể của chính quyền địa phương trong kỳ thi THPT quốc gia như thế nào? Liệu có thể phục vụ chỗ ăn, chỗ ở cho số lượng lớn TS các tỉnh về dự thi tại Hà Nội trong 4 ngày thi hay không? Vấn đề kinh phí phục vụ thi ra sao cũng là nội dung được đề cập, bởi chưa có hướng dẫn từ Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính. Riêng về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi, hầu hết quận, huyện đều thống nhất với ý kiến quận Hoàng Mai, đề nghị UBND thành phố ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi các quận, huyện. Bởi nếu như mọi năm, các quận, huyện khó có thể triệu tập các trường THPT và trường ĐH để cùng phối hợp tổ chức thi, trong khi các cụm thi trên địa bàn hầu hết do các trường ĐH chủ trì.
Với ý nghĩa, tầm quan trọng của kỳ thi “hai trong một” lần đầu tiên tổ chức, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc nhận định: Tâm lý của TS sẽ khá căng thẳng, bởi vậy việc tổ chức kỳ thi phải được chuẩn bị chu đáo, an toàn, nghiêm túc và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho TS. Chính quyền địa phương có thể thông báo, hướng dẫn cho phụ huynh, HS những địa điểm ở trọ, ăn uống an toàn, giá rẻ để phục vụ TS về Hà Nội dự thi. Yêu cầu Sở GD-ĐT sớm cụ thể hóa các điểm mới của kỳ thi, lưu ý những đặc điểm riêng của Hà Nội để phổ biến rộng rãi cho các nhà trường, phụ huynh HS với yêu cầu làm tốt hơn ở các khâu chứ không chỉ rập khuôn theo quy định; tham mưu thành phố về vai trò của UBND các cấp trong kỳ thi này, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị bằng văn bản, chậm nhất vào đầu tháng 5.
Theo hanoimoi.com.vn
Công bố lịch chi tiết kỳ thi THPT Quốc gia
Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra trong 5 ngày, bao gồm 8 môn thi. Đề thi môn Ngoại ngữ có phần viết và trắc nghiệm.
Ngày 26/3, Bộ GD-ĐT gửi công văn chính thức về kỳ thi THPT Quốc gia ban hành hướng dẫn Quy chế thi THPT quốc gia.
Kỳ thi bao gồm 8 môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận. Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần đọc hiểu và làm văn.
Lịch thi cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký dự thi
Thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT cần: 2 phiếu đăng ký dự thi, học bạ THPT, phiếu kiểm tra của người học đối với GDTX (bản sao); giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có); 2 ảnh cỡ 4x6 cm và 2 phong bì dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
Thí sinh tự do có thêm giấy khai sinh (bản sao), xác nhận của UBND cấp xã nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do lớp 12 bị hạnh kiểm yếu; giấy xác nhận của trường hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những em loại kém; bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao); giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có).
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT bao gồm 2 phiếu đăng ký dự thi, bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao), 2 ảnh cỡ 4x6 cm và 2 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
Phiếu đăng ký tham dự thi THPT Quốc gia
Phiếu có 2 mặt. Mặt trước gồm nội dung như thông tin cá nhân, đăng ký thi, xét công nhận tốt nghiệp, chế độ ưu tiên trong tuyển sinh CĐ, ĐH. Mặt sau là hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT kỳ thi THPT quốc gia.
Mẫu hồ sơ đăng ký dự thi.
Một số điểm lưu ý:
Trong phiếu đăng ký dự thi, thí sinh phải ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ vào các mục theo yêu cầu và không sửa chữa, tẩy xoá. Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả rập (0, 1, 2, 3...), không ghi bằng chữ số La mã (I, II, III...).
Nhận hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 30/4. Khi hết hạn, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho hiệu trưởng trường phổ thông, thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.
Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
Theo Zing
Sẽ có đề minh họa để biết độ khó của kỳ thi THPT Quốc gia Không ban hành cấu trúc nhưng Bộ GD-ĐT sẽ có đề thi minh họa để thí sinh hiểu rõ về kỳ thi THPT Quốc gia. Chiều 18/3, Bộ GD-ĐT trả lời về tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 trong chương trình trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Hiện tại, cơ cấu và mẫu đề thi chưa...