Tổ chức lại hệ thống đại học để đủ sức cạnh tranh

Theo dõi VGT trên

Tổ chức lại hệ thống giáo dục đại học và làm rõ chức năng, hoạt động của đại học phi lợi nhuận là một trong những chủ đề được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị góp ý về dự thảo Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều diễn ra chiều 24/8.

Tổ chức lại hệ thống đại học để đủ sức cạnh tranh - Hình 1

Hội nghị góp ý về dự thảo Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều diễn ra chiều 24/8. Ảnh: Nguyễn Thảo

Cấu trúc đại học phải phù hợp thế giới để đủ sức cạnh tranh

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, để hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) nước ta tường minh, phù hợp với hệ thống GDĐH thế giới thì chỉ nên bao gồm: đại học (university) và trường đại học (college).

Trường đại học gồm các khoa và viện nghiên cứu. Đại học gồm các trường chuyên ngành (school), khoa, viện nghiên cứu. Đại học quốc gia, đại học vùng gồm các trường đại học thành viên.

Và trường chuyên ngành do đại học quyết định thành lập, gồm các bộ môn và trung tâm nghiên cứu.

Theo mô hình này, về lâu dài, hệ thống GDĐH nước ta sẽ gồm các đại học lớn là chính. Các trường đại học còn lại chỉ đào tạo những chuyên ngành chuyên biệt, đặc thù.

“Trong các đại học cần có sự phân biệt đại học mang tính tổng hợp và đại học mang tính tổ hợp. Các đại học này khi dịch sang tiếng nước ngoài đều là university/université nhưng khác nhau về nội hàm sẽ được làm rõ trong các văn bản dưới luật” – ông Ga nêu ý kiến.

Đại học (mang tính tổng hợp) sẽ có các trường chuyên ngành. Các trường chuyên ngành này không có tư cách pháp nhân như trường đại học. Các trường đại học có thể sáp nhập vào đại học và được cấu trúc lại thành các trường chuyên ngành/ khoa/ viện của đại học. Ví dụ, Đại học Cần Thơ có Trường Công nghệ thông tin, Trường Nông nghiệp, Viện Lúa, Viện Môi trường… hoặc Đại học Bách khoa Hà Nội có Trường Điện, Trường Luyện kim…

Còn đại học (mang tính tổ hợp) là các đại học quốc gia, đại học vùng. Nó bao gồm các trường thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ. Hiện nay 2 đại học quốc gia và 3 đại học vùng đã theo mô hình này.

“Sau khi Luật sửa đổi ra đời có thể thành lập thêm các Đại học mới, ví dụ như Đại học Vinh là tổ hợp các trường đại học trên địa bàn Nghệ An, hay Đại học Đồng Nai bao gồm các trường Đại học thành viên trên địa bàn…” – ông Ga đề xuất.

Theo nguyên Thứ trưởng, trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát triển hệ thống giáo dục đại học nhỏ lẻ, manh mún không còn mang lại hiệu quả đầu tư, không đủ sức cạnh tranh, xếp hạng.

Tổ chức lại hệ thống đại học để đủ sức cạnh tranh - Hình 2

TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho rằng mô hình đại học đa lĩnh vực của ta hiện đang gây hiểm lầm. Ảnh: Nguyễn Thảo

Cùng chủ đề này, TS. Lê Viết Khuyến (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) bàn luận: Ở Việt Nam, các cơ sở GDĐH thường được tổ chức theo từng lĩnh vực kinh tế- xã hội, ví dụ như: trường đại học tổng hợp, trường đại học kinh tế, trường đại học sư phạm…

Video đang HOT

Cách tổ chức như vậy gắn rất chặt với cơ chế bộ chủ quản: mỗi trường đại học luôn thuộc về một bộ chủ quản. “Điều này hoàn toàn khác với bản chất tự chủ của các đại học đa lĩnh vực – rất thích hợp với cơ chế tự chủ trong nền kinh tế thị trường” – ông Khuyến nói.

Hiện nay, các đại học đa lĩnh vực đều có cấu trúc 4 cấp: đại học – trường – khoa – bộ môn.

“Để giữ được vị thế của mình vốn là một trường đại học độc lập, các trường thành viên khi chuyển ngữ cấu trúc 4 cấp trên qua tiếng Anh thường sử dụng mô hình: university – university – Faculty – Department, gây ra sự hiểu lầm trong các đồng nghiệp nước ngoài cho rằng các đại học đa lĩnh vực ở Việt Nam là các tập đoàn đại học”.

Với mô hình như vậy, cấp “đại học” có thể được ví như cấp “bộ chủ quản” đối với các trường đại học thành viên. “Vì tồn tại đồng thời 2 “bộ chủ quản” nên dĩ nhiên xuất hiện nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ bớt đi một cấp “bộ chủ quản”, tức là giải thể các đại học đa lĩnh vực” – TS. Khuyến nêu thực tiễn.

Không phải ‘phi lợi nhuận’ là học phí thấp

Theo ông Trần Đức Cảnh – Uỷ viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực, mô hình trường phi lợi nhuận (PLN) trong các dự thảo Luật hiện nay chưa diễn đạt hết ý nghĩa và mục đích của loại hình trường này.

Ông nêu 2 tiêu chí của trường PLN đang phát triển mạng ở các nước là: không có tính sở hữu (tức là không có cổ đông và chia cổ tức) và tính giải trình cao. Hội đồng quản trị (HĐQT) là bộ phận có quyền hành và trách nhiệm cao nhất của trường. HĐQT thuê Hiệu trưởng điều hành và quản lý trường.

“Nguồn thu chính của trường gồm học phí, đóng góp của xã hội, hợp đồng với Chính phủ và doanh nghiệp, nguồn thu từ đầu tư… Đa phần nguồn thu chính của trường là học phí. Học phí thu ở các đại học PLN cao hơn trường công và trường lợi nhuận rất nhiều, vì xã hội đánh giá phần lớn loại trường này chất lượng và đẳng cấp hơn. Họ cũng có khả năng cấp học bổng cho nhiều sinh viên nghèo, học giỏi” – ông nêu thực tế các trường đại học PLN ở Mỹ.

Ông Cảnh cho biết, hiện nay không có trường “lợi nhuận” nào nằm trong top 500 trường hàng đầu của Mỹ.

Ở nước ta hiện nay vẫn còn xa lạ với loại hình trường này, nhưng ông tin rằng đây là mô hình có thể giúp cho GDĐH Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian tới. Nhưng nếu không giải quyết được tính sở hữu và cấu trúc của loại hình này thì đại học PLN chỉ mang tính “nửa mùa”, thiếu sự bền vững và lâu dài.

Ông đề xuất, mô hình này được đưa vào Luật Giáo dục (PLN cho các cấp chứ không riêng đại học).

Tổ chức lại hệ thống đại học để đủ sức cạnh tranh - Hình 3

Ông Phạm Huy Dũng, Phó Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long đề xuất làm rõ khái niệm “phi lợi nhuận”. Ảnh: Nguyễn Thảo

Cũng bàn về đại học PLN, ông Phạm Huy Dũng, Phó Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long đề xuất “khái niệm trường PLN để phát triển, chứ không phải PLN vì bác ái, nhân đạo… Đó là chuyện khác. Ví dụ như Harvard, hiện nay có 34.541 tỷ USD tiền quỹ và có hàng trăm người rất giàu có nhận khoản tiền đó về hoạt động để ra lãi hằng năm cho trường. Nhưng họ thu tiền học phí vẫn rất cao – 43 nghìn USD/ năm cho đại học và gần 60 nghìn USD cho bậc thạc sĩ, nhưng họ vẫn là PLN”.

Nguyễn Thảo

Theo vietnamnet

Những đề xuất "táo bạo" về bỏ biên chế giáo viên và đào tạo sư phạm

Có ý kiến cho rằng, nên bỏ biên chế vĩnh viễn với cán bộ quản lý và giáo viên công lập, đào tạo giáo viên nên điều chỉnh theo hướng xác định quota...

Chính phủ đang thực hiện giảm biên chế theo lộ trình và ngành Giáo dục cũng không đứng ngoài cuộc. Bộ đang trình Chính phủ và Quốc hội xem xét việc nâng cao đời sống của giáo viên cũng như xem lại đào tạo sư phạm.

Những vấn đề này được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) doỦy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức sáng 24/8.

Nên bỏ biên chế vĩnh viễn với cán bộ quản lý và giáo viên công lập

Góp ý chính sách đối với nhà giáo, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie khẳng định: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nếu luật hóa được điều này sẽ có ý nghĩa tôn vinh nhà giáo rất lớn.

Những đề xuất táo bạo về bỏ biên chế giáo viên và đào tạo sư phạm - Hình 1

Ông Nguyễn Xuân Khang đề xuất nên bỏ biên chế vĩnh viễn với cán bộ quản lý và giáo viên công lập

Tuy nhiên, việc ưu đãi đó trong bối cảnh hiện nay không cải thiện đươc nhiều cuộc sống của nhà giáo. Thực tế, lương hành chính sự nghiệp công lập của nước ta rất thấp, người lao động không sống được bằng lương. Giáo viên công lập cũng trong tình trạng đó. Nguyên nhân căn bản của tình trạng này là năng suất lao động của người Việt Nam quá thấp.

"Chính sách không vẽ ra được tiền. Chỉ có năng suất lao động mới tạo ra của cải vật chất và tiền bạc.

Cũng như các ngành khác, ngành giáo dục phải cơ cấu lại hệ thống các trường công lập, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên; giảm biên chế thừa; cho nghỉ việc những người năng lực yếu kém... Làm được việc này năng suất lao động sẽ tăng, lương nhà giáo sẽ tăng, cuộc sống nhà giáo sẽ ổn định bền vững. Không cần chính sách ưu đãi kiên cường nào khác", ông Khang nhấn mạnh.

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên, ông Khang cũng đề xuất bỏ biên chế vĩnh viễn. Nên bỏ "biên chế" như hiện nay đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên công lập. Tất cả đều thực hiện chế độ "Hợp đồng lao động" có thời hạn. Bởi như vậy thì người lao động có động lực để nâng cao năng lực và phẩm chất, có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ, khắc phục tình trạng ỷ lại, ăn bám, dựa dẫm...

Việc khó nhất hiện nay là giải quyết hậu quả của hàng chục năm trước để lại. Biên chế công chức, viên chức quá lớn; người làm được việc thì ít, người yếu kém thì nhiều. Tâm lý bám vào Nhà nước còn đang nặng nề".

Khó đến mấy cũng phải làm bằng được. Cần có những điều luật để làm căn cứ giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở đó Chính phủ xây dựng lộ trình triển khai thực hiện trong 5 hoặc 10 năm tới.

Ông Nguyễn Xuân Khang lấy dẫn chứng sự việc hơn 400 giáo viên bị cắt hợp đồng ở huyện Thanh Oai, Hà Nội mới đây và đánh giá câu chuyện vừa đúng nhưng vừa đau.

"Tôi thấy đau nhưng tôi còn thấy đúng. Nhưng phải chịu đau, vì nó là hậu quả của nhiều năm về trước".

Đề cập chính sách đối với giáo viên, GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) nêu quan điểm: Không nên quy định cứng tỷ lệ giáo viên/lớp mà quy định theo hướng xác định khối lượng công việc mà nhà trường cần thực hiện để đảm bảo mỗi học sinh đáp ứng được chuẩn đầu ra hoặc chương trình giáo dục. Quy định như vậy sẽ mở hơn, tạo thuận lợi cho các trường chủ động hơn. Tất nhiên cũng sẽ khó khăn hơn trong việc thực hiện giám sát của cơ quan quản lý.

Điều chỉnh theo hướng xác định quota trong đào tạo giáo viên

Về chính sách đối với sinh viên sư phạm và đào tạo sư phạm, ông Nguyễn Xuân Khang nêu quan điểm, gần đây có ý kiến thay bằng chính sách "tín dụng sư phạm": Sinh viên sư phạm được vay tiền để nộp học phí và trang trải chi phí ăn ở trong quá trình học tập, sau khi tốt nghiệp nếu làm được việc trong ngành giáo dục được một số năm nào đó thì được xóa nợ.

Đó là một sáng kiến thay thế chính sách miễn tiền học phí cho sinh viên sư phạm lâu nay. Tuy nhiên, tính hiệu quả của chính sách tín dụng sư phạm thật đáng nghi ngờ.

Những đề xuất táo bạo về bỏ biên chế giáo viên và đào tạo sư phạm - Hình 2

Có ý kiến đề xuất, thay vì đào tạo sư phạm theo nhu cầu và phân công thì nên điều chỉnh theo hướng xác định quota trong đào tạo giáo viên (ảnh minh họa)

Bởi nguyên nhân cơ bản để người ta chọn ngành sư phạm hay không là ở chỗ tốt nghiệp sư phạm có việc làm hay không và lương giáo viên có đủ sống hay không?

Nếu giải quyết được 2 câu hỏi đó một cách thỏa đáng thì ngành sư phạm thực sự sẽ có sức hút rất lớn, người ta sẽ tự xoay xở để có tiền đi học sư phạm.

Vì vậy, theo ông Khang không cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho sinh viên sư phạm (như miễn học phí hay tín dụng sư phạm).

Đối với đào tạo sư phạm, GS.TS Nguyễn Quý Thanh cho rằng, việc đào tạo thường cần 4 năm trong khi việc xác định nhu cầu luôn xác định cho hiện tại, các dự báo về nhu cầu thường có độ chính xác không cao. Vì vậy, thay vì đào tạo sư phạm theo nhu cầu và phân công thì nên điều chỉnh theo hướng xác định quota (hạn ngạch) trong đào tạo giáo viên.

Ví dụ Bộ GD-ĐT tập hợp nhu cầu giáo viên của từng năm, từng thời điểm xác định quota. Sau đó tổ chức thi quốc gia lấy giấy phép hành nghề giáo viên. Như vậy, sẽ tách việc đào tạo ra khỏi việc hành nghề. Khi đó, uy tín và trách nhiệm của các trường sẽ bị ảnh hưởng nếu sinh viên của mình đào tạo ra không đáp ứng được tiêu chuẩn hành nghề.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, việc tách đào tạo khỏi hành nghề sẽ giải quyết cả về vấn đề tài chính sư phạm. Nếu chỉ thuần túy chuyển đổi từ miễn phí sư phạm sang tín dụng sư phạm thì cũng khó giúp nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm. Giải pháp căn bản ở đây phải là quỹ học bổng sư phạm. Những thí sinh giỏi có thể được cấp học bổng sư phạm chứ không hỗ trợ học phí sư phạm trực tiếp cho các trường. Chính sách về quỹ học bổng và học bổng sư phạm giúp giải quyết việc chỉ những người thực sự quan tâm và giỏi mới đăng ký vào học bổng đó.

Tín dụng sư phạm vẫn tạo động lực về tài chính cho sinh viên cho dù họ có thể được miễn khi làm giáo viên trong tương lai và đặc biệt do những lý do khách quan mà những người học sư phạm không thể hành nghề giáo viên. Chính điều này tạo sự bất bình giữa các ngành nghề đào tạo.

PGS.TS Đặng Bá Lãm, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Khoa học giáo dục đưa ra nhận xét, đào tạo sư phạm hiện nay vẫn nhẹ về đào tạo đạo đức giáo viên, kỹ năng sư phạm.

"Chúng ta cần thay đổi trong đào tạo sư phạm, phải hút được người giỏi vào sư phạm, ví dụ ai giỏi nhạc, họa, thể thao... đều có thể trở thành giáo viên sau khi tham gia lớp chứng chỉ sư phạm. Như vậy sẽ "chiêu hiền đãi sĩ" được cho ngành sư phạm", PGS.TS Đặng Bá Lãm nêu ý kiến./.

Theo vov.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấmĐóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
18:26:06 22/12/2024
Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?
20:48:05 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Cô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãiCô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãi
18:20:48 22/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ ngườiHuỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ người
20:29:22 22/12/2024
Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ýCam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
17:57:52 22/12/2024
Con lai giữa lừa và ngựa là con la, vậy con của con la gọi là gì? Thí sinh Olympia tưởng trả lời sai, nhưng thực tế lại hóa đúng!Con lai giữa lừa và ngựa là con la, vậy con của con la gọi là gì? Thí sinh Olympia tưởng trả lời sai, nhưng thực tế lại hóa đúng!
18:11:05 22/12/2024
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dụcNữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục
18:35:59 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"

Sao việt

23:27:59 22/12/2024
Tôi rất ngại chia sẻ chuyện gia đình nên mỗi lần ba quay clip mà có tôi là quay bất ngờ thôi, chứ tôi mà biết trước là tôi từ chối.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Hậu trường phim

23:06:46 22/12/2024
Có thể khẳng định, Lý Nhược Đồng dường như đã thoát khỏi nanh vuốt của thời gian và vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi đôi mươi.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.
Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Tv show

21:25:29 22/12/2024
Mỹ Linh gây bất ngờ với động tác uốn dẻo, nhảy hùng hục vũ đạo mạnh không hề thua kém các đàn em. Nữ diva còn khiến khán giả sốc óc khi nhào lộn, ke đầu ngay trong dancebreak của màn trình diễn.
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Thế giới

21:14:33 22/12/2024
Sự sụp đổ của chính quyền Assad và chiến thắng của phe đối lập Syria được coi là lời cảnh tỉnh cho những người ra quyết định của Israel.
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ

Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ

Sao châu á

21:10:23 22/12/2024
Park Shin Hye cảm ơn đạo diễn, diễn viên và khán giả đã ủng hộ phim The Judge From Hell. Đặc biệt, cô không quên gửi những lời ngọt ngào đến ông xã Choi Tae Joon
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.