Tổ chức dạy buổi 2 không đúng, nguyên nhân gây quá tải học thêm

Theo dõi VGT trên

Khi học sinh được học phân hóa, được học với chính thầy cô giáo mình đã chọn thì không có lý gì buổi tối nhiều em lại tất tả đi tìm thầy cô để học thêm.

Nhiều học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện nay đang chịu áp lực rất lớn về chuyện học hành. Học trên lớp chính khóa, học trên lớp buổi 2 tăng cường và tối về nhà vẫn phải miệt mài đi học thêm những môn mình cần bổ trợ và nâng cao.

Tổ chức dạy buổi 2 không đúng, nguyên nhân gây quá tải học thêm - Hình 1

Buổi 2 mà giữ nguyên sĩ số và giáo viên dạy như buổi 1 thì chất lượng giảng dạy sẽ không hiệu quả (Ảnh minh họa: Báo Tài nguyên&Môi trường)

Sẽ có người đặt câu hỏi, vì sao học cả ngày trên trường mà tối đến nhiều em vẫn phải tất tả chạy xô hết lớp học thêm này đến lớp học thêm khác?

Trong rất nhiều nguyên nhân để các em quá tải việc học thì nguyên nhân quan trọng nhất theo cá nhân người viết, chính là cách tổ chức dạy học buổi 2 ở nhiều trường học hiện nay không hiệu quả.

Thay vì tổ chức dạy học phân hóa, nhiều trường lại buộc học sinh học kiểu đại trà

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống – Thành viên ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Trưởng ban xây dựng chương trình Ngữ văn mới đã nói về dạy học phân hóa trong giáo dục như sau: “Phân hóa là một hoạt động mà ở đó cần phải phân loại và chia tách các đối tượng, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả cao.

…là cách dạy học chú ý tới các đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học trên lớp, phù hợp với từng đối tượng để tăng hiệu quả dạy học, kết quả phân hóa trong phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và phương pháp của người dạy”.

Tổ chức dạy buổi 2 không đúng, nguyên nhân gây quá tải học thêm - Hình 2

Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học

Công văn số: 7291/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học cũng nêu rất rõ:

“Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh theo các nội dung tự chọn.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học; phát triển năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương”.

Tuy nhiên, nhiều trường học hiện nay tổ chức dạy học buổi 2 chẳng khác gì học buổi 1. Buổi sáng, lớp học bao nhiêu học sinh, học với giáo viên nào thì buổi chiều học ôn tập cũng chừng ấy học sinh và cũng những giáo viên đó.

Ngoài 5-6 môn văn hóa liên quan đến thi tốt nghiệp gần như rất ít trường thực hiện việc dạy các hoạt động giáo dục như hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao…như công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục.

Điều này dẫn đến việc, học sinh yếu ít được kèm cặp, học sinh giỏi ít được chuyên sâu và điều quan trọng nữa là, những thầy cô giáo không được sự tín nhiệm của các em học sinh khi dạy ở buổi 1 nhưng vẫn sẽ dạy các em vào buổi 2.

Đã có không ít học sinh học trung học cho chúng tôi biết, học ôn kiểu đại trà (em giỏi và em chậm tiến ngồi học chung một lớp) rất khó cho giáo viên khi dạy. Nếu cho kiến thức quá cao, học sinh yếu khó tiếp thu mà kiến thức dễ, học sinh giỏi lại thấy chán.

Video đang HOT

Chuyện áp đặt dạy học trong buổi học tự nguyện đã tạo cho các em tâm lý không muốn học dẫn đến học không hiệu quả. Và vì thế nên tối về, các em vẫn phải tìm thầy cô giáo dạy thêm cho mình..

Dạy buổi 2 thế nào cho hiệu quả?

Nếu trường nào tổ chức dạy buổi 2 hiệu quả, chắc chắn học sinh sẽ không phải đi học thêm ở bên ngoài vào buổi tối.

Vậy làm thế nào để dạy buổi 2 được hiệu quả? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với một giáo viên toán, bậc phổ thông trung học tại Bình Thuận. Thầy giáo Th. cho biết:

Thứ nhất , nhà trường cho học sinh tự do đăng ký môn mình sẽ học.

Thứ hai , học sinh được ghi nguyện vọng học với giáo viên nào sẽ được xếp chung vào lớp của giáo viên ấy.

Thứ ba , sau khi có được phiếu đăng ký từ học sinh, nhà trường tiến hành phân loại năng lực học tập của từng em để xếp lớp.

Ví như học sinh A. đăng ký môn toán, môn học này em có lực học khá-tốt thì nhà trường sẽ xếp học sinh A vào lớp học nâng cao.

Học sinh B. có lực học yếu, trung bình nên nhà trường sẽ xếp em vào lớp cần phụ đạo.

Thứ tư , việc phân công giáo viên dạy dựa vào nhu cầu của học sinh chứ không thể vì thu nhập của giáo viên để phân bổ một cách đồng đều.

Nếu phân công giáo viên dạy theo sự đăng ký của các em, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng có giáo viên dạy rất nhiều nhưng có thầy cô lại chẳng có ai đăng ký học.

Khi học sinh được học phân hóa và được học với chính thầy cô giáo mình đã lựa chọn thì không có lý gì buổi tối nhiều em lại tất tả đi tìm thầy cô để học thêm. Và như thế, chuyện học buổi 2 ở nhiều trường học phổ thông sẽ nhận được sự đồng thuận của đông đảo phụ huynh và học sinh.

Tài liệu tham khảo:

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/day-hoc-phan-hoa-trong-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-3712601.html

https://vanbanphapluat.com/cong-van-7291-bgddt-gdtrh-huong-dan-day-hoc-2-buoi-ngay-doi-voi-cac-truong-trung-hoc-do-bo-giao-duc-va-dao-tao-ban-hanh-80736.html

Làm sao để biết con tiến bộ hay không?

Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh khi con bắt đầu đi học. Tiến bộ mỗi ngày luôn là điều cha mẹ nào cũng mong con hướng tới và tìm cách rèn rũa con.

Thế nhưng cơm áo gạo tiền lôi tuột bố mẹ khỏi những sát sao chi tiết với con, khiến cho niềm băn khoăn "làm sao biết con tiến bộ" càng trở nên mơ hồ hơn.

Làm sao để biết con tiến bộ hay không? - Hình 1

Ảnh minh họa

Tuy nhiên có một cách mà Quỳnh Hương, một chuyên gia giáo dục, mới đây chia sẻ đã trở thành chìa khóa cho câu hỏi trên. Chuyên gia giáo dục Quỳnh Hương cho rằng: để đo sự tiến bộ của một đứa trẻ nhất định phải đo lường bằng quá trình chứ không phải chỉ bằng các hành động thường ngày của trẻ. Và quá trình ấy cần có công cụ.

Cụ thể, mời độc giả tham khảo bài viết của chuyên gia giáo dục Quỳnh Hương.

"Làm thế nào để biết con của bạn có "ổn" không? Qua tham khảo ý kiến của nhiều phụ huynh tôi nhận thấy, bố mẹ thường căn cứ vào một số điều sau:

- Căn cứ vào các lời nói của con, vào các câu chuyện con kể.

- Căn cứ vào điểm số và kết quả học tập của con.

- Căn cứ vào sự giám sát của giáo viên (trăm sự nhờ thày là đây!)

- Căn cứ vào một số "đặc phái viên" nằm vùng quanh con, hoặc bạn của con.

Thường thì bố mẹ sẽ thấy yên tâm với con, cho đến một ngày đẹp trời nào đó, có một sự vụ nào đó xảy ra, bố mẹ mới ngã ngửa: "Con mình không ngoan như mình nghĩ!"

Với gia đình tôi, ban đầu tôi cũng thực hiện theo các nguyên tắc trên.

1. Tôi thường xuyên kết nối với con và được con kể chuyện. Tôi không dựa vào các câu chuyện con kể để đánh giá hay chỉ trích con.

2. Tôi không quan trọng điểm số học tập, nhưng tôi dùng điểm số để tham chiếu, đánh giá con học có nắm được ý chính không. Tôi hỗ trợ con tìm ra cách tiếp cận phù hợp cho mỗi môn học sao cho cần đầu tư ít thời gian nhất có thể.

3. Tôi giữ mối liên hệ với giáo viên, để nghe phản hồi sớm từ giáo viên, kiểu như "Con học chưa sâu, chạy theo thành tích." Hoặc: "Con học môn này dừng lại ở mức giỏi, chưa đi vào chuyên được!"

4. Tôi niềm nở với các bạn của con. Có những lúc được nghe các bạn con kể về: "Bạn ấy ở lớp như thế này, như thế kia...."

Tuy nhiên, tôi gặp khá nhiều những ca "ngã ngửa ra". Lớp 5, con không chép bài cả tháng. Lớp 7, con thấy bị cô lập ở lớp vì cả lớp chơi, mình con học. Tan học con bỏ đi lang thang đến mấy ngày liền. Lớp 9, con học không có nền nếp, không có thời gian tự học ở nhà, chơi nhiều hơn học.

Làm sao để biết con tiến bộ hay không? - Hình 2

Mẫu thiết kế một bảng theo dõi dành cho con.

Vậy thì giải pháp là gì đây? Bố mẹ cần thiết kế ngay một bảng tham chiếu dành cho con.

Bởi vì cách giáo dục của mỗi gia đình khác nhau, lịch sinh hoạt cũng khác nhau. Nên cần thiết phải quan tâm đến một số vấn đề sau, khi xây dựng bảng tham chiếu dành cho con:

1. Thời gian ngủ hàng ngày của con có đủ không? Khi con ngủ đủ, con mới có đủ minh mẫn để tiếp thu kiến thức và đi sâu tìm hiểu.

2. Thời gian con ngồi tự học hàng ngày là bao lâu? Học với người hướng dẫn (học trên trường, học thêm,...) chỉ là nhìn ra được con đường phía trước. Việc đi trên con đường đó phải do con tự trải nghiệm thông qua các bài tập con tự làm, các điều con tự đọc.

3. Thời gian con làm việc nhà hàng ngày là bao lâu? Con cần làm việc nhà để có ý thức trách nhiệm. Việc nhà cũng tập cho con cách tổ chức công việc sơ khai, cách dọn dẹp hậu quả sau mỗi lần làm.

4. Thời gian con học thêm là như thế nào?

Việc học thêm là việc không thể tránh hiện nay. Tuy nhiên, không thể học thêm quá nhiều mà không tự học. Nếu làm vậy thì học thêm chả có tác dụng gì. Bố mẹ đừng nghĩ là con cứ "Nghe nhiều sẽ tốt", nghe giảng nhiều mà không tự học sẽ làm con "chai lì", mất hứng thú với việc học, dần sẽ chán học.

5. Thời gian con chơi thể thao và sử dụng nhạc cụ là bao lâu?

Việc này không nhất định phải làm mỗi ngày, nhưng nên duy trì theo thời lượng tuần là tốt nhất. Dù vậy, hai việc này là do sở thích của con. Bố mẹ có thể khuyến khích, không nên ép buộc.

6. Thời gian con giải trí hàng ngày.

Con người mà không được làm một việc mình thích hàng ngày, có thể chỉ 10' đến 15' thôi, sẽ bị ức chế tâm lý đến ốm. Vì thế, hãy để con có thời gian làm việc con thích, ít nhất là 30', không dùng việc đó làm "phần thưởng" cho việc khác. Không nên áp dụng như nhà tôi đã áp dụng: "Nếu con học xong trước 21h thì con sẽ được dùng máy tính 30 phút.". Bởi vì nếu con con học với mục đích "được chơi" con sẽ không thấy hứng thú khi biết thêm điều mới, không ham thích đi sâu tìm hiểu vấn đề.

Làm sao để biết con tiến bộ hay không? - Hình 3

Một bảng theo dõi đã được thực hiện.

Sau khi thống kê các thời gian trên trong 1 tuần, bố mẹ nên chia bình quân theo ngày và đánh giá xem sinh hoạt của con có ổn không, có cần điều chỉnh không.

Ví dụ: con gái tôi giải trí nhiều, tính bình quân mỗi ngày con giải trí 2.5h trong khi thời gian con tự học bình quân mỗi ngày chỉ là 1.5h. Tôi có nói với con rằng con phân bổ thời gian như thế là "chưa phù hợp với mục đích thi vào lớp 10 chuyên của con năm nay".

Tôi sẽ hỗ trợ con giảm thời gian dùng thiết bị điện tử để tập trung học hơn. Tôi đặt mật khẩu toàn bộ TV, máy tính, điện thoại thông minh trong nhà và chỉ cho con sử dụng mỗi ngày tối đa 2h. Và khi nhìn ra được sự mâu thuẫn trong tranh cãi của hai mẹ con, tôi chỉ cần yêu cầu con tính ra thời gian chơi và thời gian học của hôm nay là bao nhiêu - thế là con sẽ ngừng tranh luận để đi học bài.

Ví dụ như một bạn nhỏ khác đang học lớp 8 đi học thêm quá nhiều (hơn 17h/ tuần), tôi đề nghị mẹ bạn giảm xuống còn tối đa 14h/ tuần, để bạn tăng thời gian làm việc nhà lên. Hiện tại bạn đang trong quá trình điều chỉnh, kết quả ra sao, có thể tôi sẽ "khoe" trong thời gian tới.

Các bố mẹ ạ, hãy đồng hành với con và nhìn nhận vấn đề một cách cân đo đong đếm được. Đừng chỉ "Tôi thấy nó có vấn đề, nhưng tôi không biết vấn đề đó là gì, và cải thiện ra sao!" Sau đó bố mẹ hoặc là "Mặc kệ", hoặc là cãi nhau với con suốt ngày, mối quan hệ bố - con, mẹ - con ngày càng trượt dài xuống dốc.

Tôi hy vọng các con sẽ trở thành những nhà tổ chức, những người có trách nhiệm dưới sự hỗ trợ của bố mẹ mình!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Vbiz vướng tin mang thai con thứ 4 sau 4 tháng đính hôn sao nam đình đámHoa hậu Vbiz vướng tin mang thai con thứ 4 sau 4 tháng đính hôn sao nam đình đám
14:19:17 29/12/2024
Bùi Lan Hương khóc nức nở, xin bị loại khỏi 'Chị đẹp đạp gió'Bùi Lan Hương khóc nức nở, xin bị loại khỏi 'Chị đẹp đạp gió'
14:03:26 29/12/2024
2 nhân vật nổi tiếng đụng mặt sau ly hôn, thiếu gia nhìn đi chỗ khác khi vợ cũ tiến lại chào hỏi2 nhân vật nổi tiếng đụng mặt sau ly hôn, thiếu gia nhìn đi chỗ khác khi vợ cũ tiến lại chào hỏi
16:10:19 29/12/2024
100 gương mặt đẹp nhất thế giới 2024: Jisoo thua đau 1 mỹ nhân Gen Z, Lisa bị hàng loạt đàn em đồng hương vượt mặt100 gương mặt đẹp nhất thế giới 2024: Jisoo thua đau 1 mỹ nhân Gen Z, Lisa bị hàng loạt đàn em đồng hương vượt mặt
15:37:07 29/12/2024
Đi thuê nhà, người phụ nữ 50 tuổi giật mình phát hiện túi vàng to trong tườngĐi thuê nhà, người phụ nữ 50 tuổi giật mình phát hiện túi vàng to trong tường
16:12:21 29/12/2024
Người đàn ông "suy" nhất VbizNgười đàn ông "suy" nhất Vbiz
14:10:02 29/12/2024
Nhan sắc gây sốc của AngelababyNhan sắc gây sốc của Angelababy
13:52:48 29/12/2024
Sao Hàn 29/12: Nữ người mẫu kém 16 tuổi phủ nhận 'ép Jung Woo Sung kết hôn'Sao Hàn 29/12: Nữ người mẫu kém 16 tuổi phủ nhận 'ép Jung Woo Sung kết hôn'
14:00:25 29/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tên lửa Oreshnik tối tân nhất của Nga sử dụng thiết bị phương Tây?

Tên lửa Oreshnik tối tân nhất của Nga sử dụng thiết bị phương Tây?

Thế giới

19:58:02 29/12/2024
Nhiều thiết bị sử dụng để chế tạo tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik của Nga được cho là có nguồn gốc từ phương Tây.
1 đồng nghiệp Vbiz rao thông tin Sơn Tùng bị liệt dây thần kinh số 7

1 đồng nghiệp Vbiz rao thông tin Sơn Tùng bị liệt dây thần kinh số 7

Sao việt

19:53:42 29/12/2024
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền rầm rộ thông tin về sức khỏe của Sơn Tùng. Theo đó, loạt bài đăng bất ngờ rao tin giọng ca quê Thái Bình bị liệt dây thần kinh số 7.
Lấy tỷ phú như Triệu Vy: Bị từ chị dâu đến chủ nợ "dí" khi chồng nhởn nhơ nuôi nhân tình ở nước ngoài?

Lấy tỷ phú như Triệu Vy: Bị từ chị dâu đến chủ nợ "dí" khi chồng nhởn nhơ nuôi nhân tình ở nước ngoài?

Sao châu á

19:50:48 29/12/2024
Những tình tiết drama xoay quanh vụ ly hôn của Triệu Vy và tỷ phú Huỳnh Hữu Long tiếp tục được hé mở, gây dậy sóng dư luận Trung Quốc.
Khởi tố đối tượng cho vay lãi nặng tới 243%/năm

Khởi tố đối tượng cho vay lãi nặng tới 243%/năm

Pháp luật

19:48:13 29/12/2024
Chiều 27/12, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đã ra lệnh khởi tố Trần Thị Lệ (SN 1978, ở TP Lào Cai) về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Nghị quyết 57: Xung lực rất mạnh tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hội

Nghị quyết 57: Xung lực rất mạnh tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hội

Tin nổi bật

19:44:42 29/12/2024
Các chuyên gia, doanh nghiệp đánh giá Nghị quyết số 57 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam và ngành công nghệ thông tin nói riêng.
Cosplay Krixi gợi cảm, MC Phương Thảo khiến fan nam ngẩn ngơ

Cosplay Krixi gợi cảm, MC Phương Thảo khiến fan nam ngẩn ngơ

Cosplay

19:29:48 29/12/2024
Đây là lần đầu tiên, nữ MC mang tạo hình cosplay Krixi lên dẫn chương trình. MC Phương Thảo một lần chơi lớn khi quyết định cosplay Krixi để dẫn chương trình.
Hơn 6 triệu người dõi cụ bà "mukbang" pizza, trà sữa... qua camera của cháu gái

Hơn 6 triệu người dõi cụ bà "mukbang" pizza, trà sữa... qua camera của cháu gái

Netizen

19:11:30 29/12/2024
Người xưa có câu: Trong nhà có người già như một báu vật , được phụng dưỡng, ông bà, cha mẹ già chính là một phước phận lớn của con cháu
Cầu thủ đắt giá nhất thế giới thông báo tin vui sau khi cùng bạn gái cũ "yêu lại từ đầu"

Cầu thủ đắt giá nhất thế giới thông báo tin vui sau khi cùng bạn gái cũ "yêu lại từ đầu"

Sao thể thao

18:59:29 29/12/2024
Mới đây, siêu sao Neymar và bạn gái Bruna Biancardi tổ chức một bữa tiệc ngoài trời mừng Giáng sinh cùng bạn bè, người thân.
Các loài hươu nai độc đáo nhất thế giới, có loài nanh dài như 'ma cà rồng'

Các loài hươu nai độc đáo nhất thế giới, có loài nanh dài như 'ma cà rồng'

Lạ vui

18:12:51 29/12/2024
Nai sừng tấm Bắc Mỹ, hươu nước Trung Quốc, hươu mào... là những loài vật mang nhiều đặc điểm sinh học độc đáo trong họ hươu nai.
Nhóm nhạc gồm 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai bất ngờ gặp biến

Nhóm nhạc gồm 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai bất ngờ gặp biến

Nhạc việt

16:03:57 29/12/2024
B.O.F lần đầu biểu tiễn trước khán giả tại concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai D-2 tại Hà Nội, hiện đang chuẩn bị cho màn ra mắt chính thức
Những món ăn khoái khẩu của các cầu thủ đội tuyển Việt Nam

Những món ăn khoái khẩu của các cầu thủ đội tuyển Việt Nam

Ẩm thực

15:53:19 29/12/2024
Trong khi Quang Hải thích ăn phở Hà Nội, Bùi Tiến Dũng mê bún đậu mắm tôm thì Nguyễn Xuân Son món nào cũng thích.