Tình trái ngang của gã “phi công trẻ” Hai Lúa
Có vợ con gia đình nhưng Đỗ Tây Nguyên (SN 1976, quê Trà Vinh) vẫn lén lút “lập phòng nhì” với một phụ nữ hơn mình gần chục tuổi. Kết cục của cuộc tình bất chính, phi công trẻ phải lãnh án tử hình về tội giết người tình, rồi may mắn được giảm xuống án tù chung thân.
Bi kịch của chàng “ Hai Lúa” Đỗ Tây Nguyên chính là bài học xương máu cho những kẻ lạc lối trên con đường hạnh phúc.
“Phòng nhì” chốn miệt vườn
Giống như những thanh niên trong xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, Trà Vinh), đến tuổi trưởng thành Đỗ Tây Nguyên đã sớm yên bề gia thất với một thôn nữ miệt vườn, họ có với nhau hai đứa con kháu khỉnh. Nhưng rồi quá trình chung sống, tình yêu lãng mạn ngày nào của đôi vợ trẻ đã bị những lo toan cơm áo gạo tiền thiêu rụi.
Bị cáo Đỗ Tây Nguyên.
Vợ chồng Nguyên luôn xảy ra bất hòa, mặc cho đôi bên gia đình nỗ lực giảng hòa nhưng đôi trẻ đã không tránh được kết cục phải sống ly thân. Chính trong thời gian vợ chồng xảy ra trục trặc, Nguyên đã quen biết và nảy sinh tình cảm với chị Trần Thị Hươn, một phụ nữ hơn hắn 9 tuổi.
Người ngoài nhìn vào thì cho rằng đôi uyên ương Nguyên – Hương chẳng khác gì đôi đũa lệch. Nguyên trẻ trung, đẹp trai còn Hương thì có ngoại hình của một bông hoa buổi xế chiều. Nhưng mặc cho người đời đàm tiếu, Nguyên vẫn yêu Hương, hai người đã về chung sống với nhau như vợ chồng.
Tình yêu trông xa ngỡ rằng giọt mật, nhưng đến gần lại là giọt nước mắt long lanh. Càng chung sống với Nguyên, Hương càng thấy chính cô đã tự đưa đời mình vào bi kịch. Người ta nói gái ba mươi tuổi đã toan về già, mà Hương thì đã qua cái ngưỡng 40 tuổi rồi. Cô không còn trẻ nữa để bước vào trò chơi tình ái, cuộc đời Hương lại đã nếm trải quá nhiều khổ đau, đổ vỡ vì tình thì còn hứng thú gì nữa để rong chơi! Vậy nên Hương chỉ muốn cuộc tình này sẽ là bến đỗ bình yên cho cuộc đời quá nhiều trắc trở của mình.
Nhưng Nguyên thì lại còn quá trẻ để có thể làm chỗ dựa vững chãi của Hương. Nguyên là người đàn ông đã có gia đình, có vợ, có con và vẫn phải làm tròn trọng trách của một người đàn ông trong gia đình.
Video đang HOT
Dù vợ chồng Nguyên “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” và phải ly thân đã lâu nhưng thực tế Nguyên cũng không muốn phá vỡ gia đình đó để đi tới cuộc hôn nhân mới. Bởi vậy, khi dan díu với Nguyên, Hương luôn chịu cảm giác tội lỗi dày vò vì mình là kẻ thứ ba cướp chồng người khác. Sau phút giây hạnh phúc ngắn ngủi bên Nguyên, nước mắt Hương lại ướt đầm trên gối những canh khuya đơn độc. Cô rơi vào trạng thái trầm cảm vì cuộc tình không lối thoát của mình.
Vỡ tan mối tình bất chính
Đau khổ, nhưng cuối cùng Hương quyết định phải chạy trốn khỏi thực tại. Cô lặng lẽ theo người quen lên TP HCM kiếm việc làm, hy vọng sẽ tìm được cơ hội mới cho cuộc đời mình mà không báo trước với Nguyên. Thân gái dặm trường giữa chốn phồn hoa đô hội, Hương xin được chân làm nhân viên cho một cửa hàng ăn trên đường Trần Văn Kiều (thuộc phường 1, quận 6).
Hương lửa đang mặn nồng thì bỗng phải chia xa khiến Nguyên hẫng hụt, buồn phiền. Qua người quen, hắn biết được người tình bỏ lên TP HCM làm ăn nên đã lặn lội từ Trà Vinh lên TP HCM để tìm Hương với rắp tâm nối lại tình cũ. Biết người tình làm ở cửa hàng ăn, dù kinh tế chẳng mấy dư dả nhưng Nguyên đã “nghiến răng” mua tặng người tình cả một thùng tôm đông lạnh làm quà.
Với gã trai miệt vườn cả đời chưa bước chân ra khỏi chốn cù lao thì đó là món quà cực kỳ ý nghĩa. Suốt chặng đường gần 200 cây số từ Trà Vinh lên TP HCM, Nguyên tưởng tượng ra giây phút hai người gặp nhau với biết bao mừng vui, xúc động. Gã sẽ thuyết phục bằng được Hương trở về quê, hai người sẽ làm la.
Khoảng 21h ngày 15/12/2009, Nguyên đến nơi làm việc tìm gặp Hương, khi đi, Nguyên không quên mang theo món quà “độc” để tặng người tình. Hai người ra bên lề đường cạnh đó nói chuyện. Trong khi gã đàn ông ra sức níu kéo tình yêu thì cô người tình lại lại chẳng mảy may xúc động, cô ta cự tuyệt thẳng thừng.
Vì chuyện này, hai người cãi vã kịch liệt. Hương nói rằng cô không còn chút tình cảm nào với Nguyên và lớn tiếng yêu cầu Nguyên đừng làm phiền cô trên con đường mưu sinh và kiếm tìm hạnh phúc mới. Dẫu vậy, Nguyên vẫn kiên trì, nhẫn nhục thuyết phục Hương nghĩ lại; vì cả đời này chỉ có cô là người đàn bà duy nhất hắn yêu thương, muốn chung sống trọn đời. Nếu hắn không đạt được mục đích này, thì hắn sẽ giết chết Hương rồi tự sát để được sống bên nhau.
Sau khi giãi bày tất cả trái tim mình với người yêu, Nguyên đặt thùng tôm đông lạnh trước mặt Hương. Nhưng Hương ném văng thùng tôm đông lạnh trước mặt gã chồng hờ. Hành động đó của Hương khiến Nguyên bàng hoàng.
Trong cơn tức giận mất hết lý trí, Nguyên đã rút dao đâm nhiều nhát vào người Hương. Mặc dù, người phụ nữ van xin thảm thiết, nhưng gã thanh niên không nghe và điên cuồng sát hại người tình đến cùng. Những người dân xung quanh thấy thế liền chạy ra can ngăn cũng bị Nguyên chém loạn xạ. Gã sát thủ miệt vườn đã bị công an bắt ngay sau khi gây án.
Ngày trở về còn xa…
Tại phiên toà sơ thẩm, Đỗ Tây Nguyên bị TAND TP HCM tuyên phạt án tử hình về tội “Giết người”. Dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý để gánh chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật nhưng mức án tử hình vẫn khiến Nguyên suy sụp nặng nề. Nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt với lý do bị cáo học vấn thấp, hiểu biết hạn chế nên đã bột phát phạm tội.
Sau khi gây án, bị cáo và gia đình đã tích cực khắc phục hậu quả, bị cáo đã biết ăn năn hối cải, gia đình lại có công với Cách mạng nên xin được pháp luật khoan hồng cho Nguyên được sống, có cơ hội khắc phục lỗi lầm. Nhờ vậy, Đỗ Tây Nguyên đã được tòa phúc thẩm TANDTC chấp nhận kháng cáo, giảm cho bị cáo xuống án tù chung thân.
Tiếc cho Nguyên, một thanh niên có vợ con gia đình đề huề nhưng tự đánh mất tất cả vì đã lạc lối trên đường hạnh phúc. Trước thực trạng những thảm án tình gia tăng, Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học Việt Nam) nhận định rằng: Hầu hết những vụ thảm án do nguyên nhân tình ái, mâu thuẫn vợ chồng đều xuất phát từ những lý do nhỏ nhặt nhưng cách thức gây án lại rất đa dạng, tàn bạo, thảm khốc.
Những rạn nứt, mâu thuẫn trong mối quan hệ tình ái, vợ chồng không được giải quyết triệt để đã biến thành động cơ thúc đẩy những kẻ hiểu biết hạn chế, thiếu hụt về nhân cách thực hiện hành vi phạm tội. Đây cũng là bài học xương máu đối với những người đã và đang yêu cần phải hoàn thiện cách ứng xử, kỹ năng sống, tránh xảy ra những hậu họa không đáng có.
Theo Pháp luật VN
Nghị lực của cô sinh viên 'hai lúa'
Nước da đen rám nắng cùng những lo lắng hằn lên đôi mắt đen buồn trông Vững có vẻ già dặn hơn là một cô sinh viên chỉ ngày đem lo chuyện đèn sách.
Tuần nào cũng vậy, cứ chiều thứ 7 Nguyễn Thị Vững - Cô sinh viên năm 3 lớp văn K32C, ĐHSP Huế lại tất bật đạp xe về nhà để kịp... việc đồng áng. Sinh ra trong gia đình nghèo khó của vùng quê sông nước, Vững sớm phải lao vào cuộc sống mưu sinh để may mắn còn được đến trường.
"Mình và gia đình đã phải xác định chọn ngành sư phạm cho đỡ tiền học phí nhưng xem ra để cho cả sáu chị em được ăn học thì cuộc sống chật vật lắm!" - Vững tâm sự.
12 tuổi, Vững đã theo mẹ lượm mua ve chai để kiếm thêm đồng tiền bát gạo nuôi gia đình. Bạn bè thường trêu chọc cô bé đen nhẻm ngày nào cũng lầm lũi với mớ đồng nát nhưng khi thấy kết quả học tập của cô thì ai cũng phải thán phục. "Ngày đó mình chẳng biết sĩ diện là gì, chỉ sợ không được đi học thôi" - Vững tâm sự. Vững trở thành tấm gương về nghị lực vượt khó.
Nhưng những cố gắng của hai mẹ con cũng đành bất lực trước cái nghèo đeo đẳng. Mùa màng thất bát, ba thường xuyên đau ốm. Tới lớp 9 Vững phải nghỉ học. May thay một người dì thương nuôi cho học tiếp. Vững lại khăn gói lên núi (A Lưới) tìm chữ.
Nợ ân tình khiến Vững càng nuôi quyết tâm học thành tài. Ngoài giờ giúp gia đình dì lên rừng bẻ củi, hái bắp và làm việc nhà, Vững tranh thủ học, miệt mài với những cuốn sách mượn được từ những người bạn chờ ngày ứng thí.
Sự đời oái oăm, chính cái ngày quyết định ấy mẹ bị đau nặng, tâm lý Vững không thể nào tập trung làm bài được. Kì thi đó Vững không đỗ.
Vững tranh thủ học bài sau giờ làm thêm.
Ròng rã một năm Vững vừa làm đồng vừa ôn thi, "nhiều hôm đi làm về mệt nhưng không thể nào ngủ được vì suy nghĩ ước vọng bị dở dang, lại phụ ơn bao người em lại ráng gượng dậy học bài". Cho tới ngày nhận giấy báo đậu đại học của trường ĐH Sư phạm Huế, niềm vui vỡ òa trong em dù lo lắng tiền họ phí và bao khoản khác vẫn không thôi ám ảnh.
Là chị cả trong nhà, nhất là từ sau ngày mẹ mắc chứng đa khớp thường xuyên phải châm cứu thì Vững trở thành lao động chính trong nhà. Nước da đen rám nắng cùng những lo lắng hằn lên đôi mắt đen buồn trông Vững có vẻ già dặn hơn là một cô sinh viên chỉ ngày đem lo chuyện đèn sách.
Chi tiêu của cả gia đình và việc học của sáu chị em đều trông chờ vào mẫu ruộng và đôi heo nái. Cứ đến mùa nhập học, ba mẹ Vững lại tất bật ngược xuôi vay mượn cho con có tiền nộp học rồi đến mùa bán lúa gạo trả. Oái oăm thay, vụ lúa vừa rồi gặp trời lụt bão, mấy bố con chèo chống cũng chỉ hớt về mớ lúa ướt. Vừa rồi mẹ điện lên nói đôi heo nái bỗng dưng cũng lăn ra ốm, cả nhà còn chưa biết chạy vạy làm sao?!
Hơn 10 năm nay mẹ Vững mắc chứng đa khớp, nửa tháng lại phải lên phố châm cứu một lần. Bệnh tật khiến sức khỏe mẹ không còn như trước. Mỗi đêm mẹ không ngủ được, cứ vặn khớp, thở dài khiến Vững càng thêm lo lắng.
Để tiết kiệm, ngoài hạn chế mức tối đa các khoản tiêu hàng tháng, chị em Vững tranh thủ làm thêm. Ngày đi học trên trường, tối Vững tranh thủ đi dạy kèm. Vững đang lo cho đứa em thứ hai, mới vào học ĐH năm thứ nhất đã nhận làm thêm cho một quán ăn đêm trên đường Hai Bà Trưng - "Tội lắm, hôm nào đi học về cũng đi làm tới 12 giờ khuya rồi mới ôn bài. Cứ thế này sợ nó không chịu nổi rồi lại ảnh hưởng việc học nữa!"
Theo CAND
Nếu ai cũng sợ...? - Trùm Sò hỏi: - Anh Hai Lúa ơi, ngoài này chúng em bức xúc lắm, trong đó anh Hai thấy thế nào? - Vụ gì mới được chứ? - Hai Lúa ngạc nhiên. - Cháu Hào Anh, làm công cho vợ chồng chủ trại tôm sú giống Giang -Thơm ở xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bị hai vợ...