Tính toán sai lầm của phương Tây ở châu Phi
Phương Tây cần tôn trọng các giá trị địa phương khi can dự với các chính phủ châu Phi, nếu không, phản ứng dữ dội chống phương Tây sẽ gia tăng.
Châu Phi là một trong những nơi diễn ra cuộc cạnh tranh quyền lực của các cường quốc. Ảnh: GIS
Theo một báo cáo mới đây của Cơ quan phân tích địa chính trị, kinh tế, an ninh và năng lượng GIS (có trụ sở tại Thụy Sĩ), châu Phi, khu vực láng giềng phía nam của châu Âu, ngày càng được chú ý. Một mặt, giới chính trị phương Tây không thúc đẩy hợp tác và tăng trưởng ở các nước châu Phi. Mặt khác, các phương tiện truyền thông thường mô tả châu Phi theo cách tiêu cực. Kết quả là dư luận của khu vực đối với phương Tây cũng bị ảnh hưởng.
Không thể phủ nhận châu Phi là một lục địa có tương lai tươi sáng. Hầu hết các vùng lãnh thổ (ngoại trừ sa mạc và vùng Sahel) có đất đai màu mỡ thích hợp cho nông nghiệp và lâm nghiệp. Khu vực này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đang trải qua sự bùng nổ nhân khẩu học. Dân số ngày càng tăng này có ý nghĩa kinh tế và xã hội đối với người châu Phi và tương lai của họ.
Về địa chiến lược, châu Phi có vị trí chiến lược đặc biệt giữa Ấn Độ Dương và Nam Đại Tây Dương. Lục địa này đã trở thành một trong những nơi diễn ra cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, một nước Nga quyết đoán hơn, và ở một mức độ thấp hơn, các cường quốc châu Âu truyền thống và Mỹ. Các quốc gia khác, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đang gia tăng dấu ấn của họ trên lục địa châu Phi.
Thật không may, các cường quốc thực dân châu Âu truyền thống đã từ bỏ châu Phi hoặc tiếp tục đối xử với khu vực này theo cách “gia trưởng”. Cả Mỹ và EU đều tìm cách thúc đẩy chính quyền châu Phi hướng tới các giá trị cụ thể, khiến sự hỗ trợ của họ trở thành có điều kiện đối với một số vấn đề nhất định. Trong khi một số nội dung trong số này được khuyến khích, nhưng lại không tính đến văn hóa và truyền thống của người châu Phi. Điều này đã khiến người châu Phi coi một số hành động nhất định của phương Tây là chủ nghĩa thực dân mới.
Video đang HOT
Trong khi đó, Trung Quốc đã và đang tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng mang lại lợi ích thực sự cho các nước châu Phi, đồng thời hạn chế chỉ trích các vấn đề liên quan đến quản trị và giá trị. Mục tiêu của Bắc Kinh rất rõ ràng: Cung cấp sự hỗ trợ mang tính hữu hình và đổi lại, Bác Kinh được mở rộng ảnh hưởng chính trị và kinh tế, nâng cao vị thế địa chiến lược của mình.
Với Nga, Moskva chủ yếu tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho các chế độ cầm quyền. Thoạt nhìn, các mục tiêu của Nga tương tự như của Trung Quốc. Tuy nhiên, có một góc độ khác. Moskva tham gia đáng kể vào khu vực Sahel. Khu vực này, ngay phía Nam sa mạc Sahara, không chỉ phải đối mặt với nội chiến, đảo chính và tấn công khủng bố mà còn cả tình trạng quá tải dân số và hạn hán, nhưng lại giàu tài nguyên.
Những sáng kiến sai lầm của phương Tây
Các chính trị gia hàng đầu của Mỹ, chẳng hạn như Phó Tổng thống Kamala Harris, thường xuyên công du châu Phi. Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã đến thăm một số nước châu Phi. Trong những chuyến đi này, cả các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu đều ưu tiên dân chủ, hội nhập, nhân quyền và quản trị. Mặc dù đây là những vấn đề quan trọng, nhưng điều cần thiết là phải thừa nhận rằng người châu Phi cần tự phát triển những khía cạnh này theo cách phù hợp với điều kiện và giá trị sống của họ. Nếu không, có thể có những phản ứng mạnh mẽ và ngoài ý muốn.
Vấn đề đồng tính luyến ái (LGBTQ) là một ví dụ điển hình của một sáng kiến phản tác dụng. Vận động cho quyền tự do LGBTQ là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong chuyến công du khu vực của bà Harris. Trong khi đó, Uganda gần đây đã ban hành luật cấm đồng tính luyến ái và chuyển đổi giới tính, đưa ra các hình phạt nghiêm khắc. Các luật tương tự đã tồn tại ở một số quốc gia khác, gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ thế giới phương Tây.
Sẽ không chính xác khi cho rằng các nền văn hóa châu Phi vốn ủng hộ hoặc chống LGBTQ; thông thường, nó đơn giản không phải là một vấn đề. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo và công dân châu Phi rất nhạy cảm với những nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt các biện pháp hạn chế tỷ lệ sinh. Về mặt sinh học, đồng tính luyến ái làm hạn chế tỷ lệ sinh. Do đó, áp lực này tạo ra một phản ứng dữ dội. Có thể dự đoán rằng càng nhiều giới chức phương Tây thúc đẩy quyền LGBTQ ở những quốc gia này, thì sự phản kháng sẽ càng gay gắt hơn.
Ngoài vấn đề giá trị, cách tiếp cận vụng về nhằm thúc đẩy các giá trị phương Tây sẽ không giúp phương Tây đảm bảo châu Phi là một đồng minh. Bên cạnh đó, thay vì hỗ trợ tài chính có điều kiện, sẽ hữu ích hơn nếu phương Tây nới lỏng các rào cản thương mại – đặc biệt là các rào cản của châu Âu – đối với các nước châu Phi. Tóm lại, việc áp dụng các chính sách thực dụng hơn và ngừng mang tính “chỉ đạo” sẽ không chỉ cải thiện việc quản lý ở châu Phi mà còn củng cố vị thế của phương Tây trong cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu.
Tranh cãi xung quanh phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Đức
Nga cho rằng Đức và NATO là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine, điều mà phương Tây phủ nhận.
Theo báo Deutsche Welle (Đức), Chính phủ Đức ngày 28/1 cho rằng Nga đã sử dụng tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock để diễn giải theo mục đích riêng của Điện Kremlin và nhắc lại rằng cả Đức và NATO đều không phải là bên tham gia cuộc xung đột ở Ukraine.
Bà Baerbock đã kêu gọi sự thống nhất của phương Tây trong cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Strasbourg hôm 24/1: "Chúng ta đang tiến hành một cuộc chiến chống Nga, không phải chống lại nhau".
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức cho biết tuyên bố của bà Baerbock được đưa ra trong bối cảnh cuộc thảo luận về lập trường thống nhất của EU, các quốc gia G7 và NATO trong việc phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Đại sứ quán Đức tại Moskva cũng phủ nhận rằng Berlin là một bên trong cuộc xung đột trong khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa khẳng định nước này và các đồng minh không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến mặc dù đã lên kế hoạch chuyển giao xe tăng chiến đấu cho Kiev.
Phát biểu với đài truyền hình công cộng ZDF, ông Scholz nói: "Không nên có chiến tranh giữa Nga và NATO".
NATO và Đức đã nhấn mạnh rằng sự ủng hộ dành cho Ukraine không đồng nghĩa với việc họ tham gia vào cuộc xung đột.
Tuy nhiên, tuyên bố của Berlin ngày 25/1, sau một thời gian dài do dự, rằng sẽ cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho các lực lượng của Ukraine, đã củng cố lập trường của Nga rằng phương Tây đang tiến hành cuộc chiến chống Moskva dưới vỏ bọc hỗ trợ cho Kiev.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, được hãng thông tấn nhà nước TASS trích dẫn, đã mô tả bình luận của bà Baerbock là một bằng chứng cho thấy phương Tây đang tiến hành một "cuộc chiến có tính toán trước chống Nga".
Các chính trị gia bảo thủ và cực hữu ở Đức cũng chỉ trích về tuyên bố của bà Baerbock. Martin Huber, Tổng thư ký của Liên minh xã hội Cơ đốc giáo Bavaria cáo buộc bà Baerbock gây nguy hiểm cho Đức. Đồng Chủ tịch của đảng "Alternative for Germany" cực hữu, Tino Chrupalla, đã kêu gọi cách chức bộ trưởng ngoại giao.
Nga cáo buộc phương Tây gây áp lực với các nước để hỗ trợ Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng phương Tây đang gây áp lực "chưa từng có" đối với các nước đang phát triển để các nước này hỗ trợ Ukraine. Ngoại trưởng Nga tới Eritrea Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga Nga: Mỹ và NATO là các bên tham gia xung đột ở Ukraine Ngoại trưởng Nga Lavrov (trái)...