Nga cáo buộc phương Tây gây áp lực với các nước để hỗ trợ Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng phương Tây đang gây áp lực “chưa từng có” đối với các nước đang phát triển để các nước này hỗ trợ Ukraine.
Ngoại trưởng Nga tới Eritrea Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga Nga: Mỹ và NATO là các bên tham gia xung đột ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Lavrov (trái) có chuyến thăm bất ngờ tới châu Phi. Ảnh: EPA
Theo trang tin Africanews.com ngày 26/1, tuyên bố trên của Ngoại trưởng Nga Lavrov được đưa ra tại thủ đô Luanda của Angola trong chuyến công du châu Phi để tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong bối cảnh phương Tây đang tìm cách cô lập Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Angola, ông Lavrov đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Téte António và Tổng thống Angola.
Cuộc xung đột ở Ukraine là chủ đề chính của các cuộc đàm phán với những quan chức Angola, những người đã đề nghị ông Lavrov đánh giá tình hình thực địa. Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga chỉ trích các đồng minh phương Tây, cáo buộc họ “biến Ukraine thành một phần của cuộc chiến hỗn hợp” chống lại Nga.
Ông Lavrov cũng đánh giá cao cuộc trao đổi với Tổng thống Loureno, người mà nhà lãnh đạo ngoại giao hàng đầu của Nga đã thảo luận chi tiết về quan hệ song phương cũng như đưa ra quan điểm chung để phát triển trong các lĩnh vực khác nhau.
“Chúng tôi sẽ làm điều đó bất chấp áp lực từ Mỹ và các đối tác”, ông Lavrov nói, đồng thời chỉ ra nhiệm vụ tiếp theo là chuẩn bị cuộc họp liên chính phủ về hợp tác khoa học và kinh tế, thương mại giữa hai bên.
Video đang HOT
Theo ông Lavrov, bên cạnh các bước cần thiết để thực hiện hợp tác chiến lược giữa hai nước, đại diện hai bên cũng trao đổi khá nhiều về bối cảnh quốc tế hiện tại và về sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine cũng như cuộc chiến hỗn hợp chống Nga.
Ngoại trưởng Lavrov chỉ trích: “Chúng tôi đã nêu quan điểm của mình dựa trên các mối quan hệ giữa hai nước, lưu ý về áp lực chưa từng có đối với các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh về vấn đề này”.
Theo ông Lavrov, Nga và các bên đã có những sáng kiến gần đây như thiết lập giao dịch bằng bằng đồng tiền riêng đối với các quốc gia BRIC là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc , cũng như đối với các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe. Ngoại trưởng Nga cho biết thêm, vấn đề này sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm trên vào cuối tháng 8 tới tại Durban của Nam Phi, nơi một nhóm các nước châu Phi, bao gồm cả Tổng thống Angola , sẽ được mời tới dự.
Tại Liên hợp quốc , ban đầu, Angola không chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Nhưng đến tháng 10/2022, quốc gia châu Phi này đã bỏ phiếu phản đối việc Moskva sáp nhập một số vùng lãnh thổ Ukraine.
Nga và Angola đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh song phương lần thứ hai trong lịch sử hai nước, dự kiến vào tháng 4 tới tại Luanda.
Nga phản đối OSCE vì họp nhưng không mời Ngoại trưởng Lavrov
Các ngoại trưởng OSCE đang nhóm họp tại Ba Lan nhưng nước này đã không mời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov.
Nga đã phản đối hành động này, còn các nước phương Tây cho rằng lỗi do chính Nga gây ra.
Quang cảnh cuộc họp của OSCE diễn ra tại Ba Lan ngày 1/12. Ảnh: DW
Theo báo Deutsche Welle (Đức), các bộ trưởng ngoại giao của 56 trong số 57 thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang nhóm họp tại thành phố Lodz của Ba Lan và các cuộc đàm phán sẽ kết thúc vào ngày 2/12.
Trong khi đó, chỉ đại diện thường trực của Nga tại OSCE được mời vì Ba Lan từ chối mời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov dẫn đầu phái đoàn sang tham gia các cuộc đàm phán.
Do tất cả các quyết định quan trọng của OSCE đều cần có sự đồng thuận, nên khả năng cao là các vấn đề trong chương trình nghị sự, chẳng hạn như thiết lập ngân sách năm 2023 cho nhóm, sẽ không được giải quyết trong tuần này.
Ba Lan là một trong những quốc gia chỉ trích Nga gay gắt nhất ở châu Âu kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Điều này đặt OSCE vào một vị trí đầy thách thức.
Nga tuyên bố việc không mời ông Lavrov tham gia các cuộc họp đã làm mất giá trị các công cụ ngoại giao. Ông Lavrov cũng đã tổ chức một cuộc họp báo ở Moskva ngày 1/12, thời điểm trùng với cuộc họp ở Ba Lan, cáo buộc các nước phương Tây và NATO đã làm giảm giá trị các nguyên tắc nền tảng của cơ quan giám sát nhân quyền và an ninh châu Âu.
"Tận dụng ưu thế về số lượng của mình trong tổ chức này, phương Tây đã tìm cách 'tư nhân hóa' OSCE trong nhiều năm. Có thể nói rằng họ đang tìm cách kiểm soát OSCE, chi phối nền tảng đối thoại duy nhất này của khu vực", ông Lavrov nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng chỉ trích đích danh Ba Lan, nói rằng hành động của nước này trên cương vị Chủ tịch OSCE đang hướng tổ chức "đi tới nơi chưa từng có trong lịch sử của OSCE".
Những tuyên bố trên đã thu hút sự chú ý đáng kể ở Nga. Cuối ngày 1/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov được hỏi liệu Nga có thể rời OSCE hay không.
"Do vị thế mà OSCE đảm nhận, tổ chức này tự động mất đi tính hiệu quả. Và tổ chức này đánh mất cơ hội, không phải bằng lời nói mà bằng hành động, để giải quyết các vấn đề an ninh và hợp tác ở châu Âu", ông Peskov cho biết.
Tương tự, đại diện OSCE của Nga, Alexander Lukashevic, cũng nói với các đại biểu tham dự cuộc họp ở Lodz rằng: "Phương Tây đang làm mất giá trị các công cụ ngoại giao, kiên quyết đi vào con đường đối đầu. OSCE đã bỏ lỡ một cơ hội lịch sử để thúc đẩy một cuộc đối thoại toàn diện ở Ukraine".
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto, quốc gia đang ở trong tình thế khó khăn khi là một đồng minh của Ba Lan, nhưng cũng duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga, gần như chỉ trích việc loại ông Lavrov khỏi cuộc họp của OSCE lần này, nói rằng các kênh liên lạc phải được duy trì.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau cho biết Nga đang tìm cách đổ lỗi khi họ có lỗi liên quan đến việc ông Lavrov không được mời tham dự cuộc họp. "Tôi có thể nói rằng thật xúc phạm khi nghe Nga cáo buộc Chủ tịch OSCE đã đẩy tổ chức này xuống vực sâu, phá hủy nền tảng và vi phạm các quy tắc của mình", ông Rau nói.
Phát biểu với các phóng viên bên lề hội nghị, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock lập luận rằng sự thống nhất trong OSCE có lẽ "chưa bao giờ lớn hơn thế, nhưng trong thời điểm này, khi tất cả chỉ là làm rõ bạn đứng về phía nào, 56 quốc gia đã quyết định đứng về phía hòa bình, tự do".
Bà Baerbock cũng chỉ trích Nga vì đã trì hoãn các cuộc đàm phán về các vấn đề như ngân sách OSCE, nói rằng Đức đã quyết định tự nguyện nộp khoản đóng góp tăng thêm 10 triệu euro cho năm 2023.
OSCE được thành lập trong Chiến tranh Lạnh để làm một nền tảng hiếm hoi nhằm thảo luận giữa các quốc gia phương Tây và các quốc gia khối phương Đông. 57 thành viên của nhóm bao gồm gần như toàn bộ Liên Xô cũ và châu Âu, dù là thành viên EU hay không, cũng như Mỹ và Canada và một số quốc gia châu Á.
Chuyên gia: Ấn Độ không 'hy sinh' quan hệ với Nga trước sức ép của phương Tây Quan hệ an ninh giữa Ấn Độ và Mỹ là tương đối mới, trong khi quan hệ Ấn Độ - Nga đã trải qua hơn hai thế hệ. Do đó, Ấn Độ không có lý do gì để từ bỏ lợi ích của mối quan hệ này và Nga cũng vậy. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Tổng thống Nga Vladimir...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hamas thay đổi chiến thuật: Những đống đổ nát ở Gaza trở thành mối đe dọa với IDF

Phản ứng của người dân Ukraine sau khi Tổng thống Trump đưa ra 'tối hậu thư' với Nga

Tăng tốc hành động vì con người

Thái Lan: Bà Paetongtarn Shinawatra đề nghị gia hạn thời gian nộp bản tuyên bố bào chữa

Nga chọn ứng dụng Max làm nền tảng nhắn tin quốc gia

UNESCO lựa chọn quốc gia đăng cai kỳ họp Ủy ban Di sản Thế giới năm 2026

Apple chi nửa tỷ USD xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm tại Mỹ

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol đề nghị xem xét tính hợp pháp của việc giam giữ

Tổng thống Trump đưa ra loạt thông báo thuế quan mới

Dư luận bày tỏ quan ngại việc Israel không kích Syria

Mỹ và nhóm E3 đặt thời hạn chót cho thỏa thuận hạt nhân Iran

Vì sao quân đội Israel không kích Syria để bảo vệ người Druze?
Có thể bạn quan tâm

Không nhận ra thiếu gia nhà bầu Hiển khi làm bố đơn thân, để lộ cảnh bên trong dinh thự bạc tỉ gây choáng
Netizen
16:11:45 16/07/2025
Vì sao Ronaldo muốn Messi sang Saudi Arabia?
Sao thể thao
16:02:49 16/07/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối chuẩn vị nhà, ai thấy cũng muốn được về ăn cơm
Ẩm thực
16:02:25 16/07/2025
Luật sư nói lý do Jack khởi kiện Thiên An
Sao việt
15:59:17 16/07/2025
Mẹ Jack phản hồi vụ lightstick: Thông tin chưa kiểm chứng làm ảnh hưởng tài chính và uy tín công ty, tung lightstick mới hứa hẹn sẽ thực hiện
Nhạc việt
15:56:19 16/07/2025
Bình An và 3 vai "trai đểu" khiến khán giả ghét cay ghét đắng trên màn ảnh nhỏ
Phim việt
15:20:07 16/07/2025
Chung Hân Đồng: Từ "mỹ nhân không ai dám cưới" đến quý cô độc thân giàu có
Sao châu á
15:17:18 16/07/2025
Hà Nội được du khách Việt tìm kiếm hàng đầu cho kỳ nghỉ lễ 2/9
Du lịch
15:14:05 16/07/2025
Bị rào lại lối đi nhờ, lái ô tô tông thẳng vào người hàng xóm
Pháp luật
14:49:43 16/07/2025
TP.HCM: Va chạm xe ben, 2 phụ nữ thương vong ở ngã tư Đông Thạnh
Tin nổi bật
14:44:50 16/07/2025