Tình tiết giúp bồ trẻ thoát án cướp nhẫn 7 tỷ của nữ đại gia
Trong cáo trạng mới, hành vi cướp nhẫn kim cương 7 tỷ của bị can Tony đã được loại trừ. Về hành vi này, cơ quan tố tụng Q.2 khẳng định là chưa đủ cơ sở để xác định.
Tin tức báo Vietnamnet đăng tải, liên quan đến vụ “cướp nhẫn 7 tỷ đồng của người tình đại gia“, mới đây xuất hiện tình tiết mới bất ngờ.
Đó là, sau quá trình trả hồ sơ điều tra bổ sung, mới đây Viện KSND Q.2, TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Phạm Châu Tony (SN 1988, quê An Giang, tạm trú huyện Củ Chi) về hành vi “cướp tài sản”.
Đáng nói, trước đây, cơ quan tố tụng cáo buộc bị can Phạm Châu Tony cướp nhẫn kim cương trị giá 7 tỷ đồng của nữ đại gia L.T.K.H (SN 1962, ngụ Q.2) nên bị truy tố theo khoản 4, điều 133, với mức án từ 18 đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
Phạm Châu Tony và người tình đại gia thuở còn mặn nồng.
Tuy nhiên, trong cáo trạng mới này, hành vi cướp nhẫn kim cương 7 tỷ của bị can Tony đã được loại trừ. Về hành vi này, cơ quan tố tụng Q.2 khẳng định là chưa đủ cơ sở để xác định.
Do đó Viện KSND Q.2 chuyển toàn bộ hồ sơ sang tòa cùng cấp đề nghị truy tố bị can Tony về hành vi cướp tài sản là 2 ĐTDĐ của bà H, có tổng giá trị 410 ngàn đồng. Phạm Châu Tony đối diện với khoản 1, điều 133, với khung hình phạt là 3 đến 10 năm tù.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ án, đoàn giám sát án oan sai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do ông Uông Chu Lưu – Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn đã có chất vấn cơ quan tố tụng TP.HCM.
Vụ án cũng được dư luận quan tâm bởi lẽ bị can Phạm Châu Tony là tài năng trẻ trong lĩnh vực nghệ thuật tóc, từng đoạt giải cao trong cuộc thi Cây kéo vàng toàn quốc năm 2006; còn bị hại là nữ đại gia H., là chủ loạt spa, tiệm tóc ở TP.HCM, Vũng Tàu, đồng thời là golf thủ nổi tiếng trong nước.
Trong thời gian 2 năm qua, gia đình của Phạm Châu Tony và bản thân bị cáo này vẫn kêu oan, cho rằng Tony ghen tuông với bà H. chứ không phải cướp?
Trước đó, Theo tin tức trên báo Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 16/1, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Châu Tony (SN 1988, quê Kiên Giang, tạm trú huyện Củ Chi, TP.HCM) về hành vi “cướp tài sản”.
Tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Phạm Châu Tony có 3 luật sư là Đặng Trọng Dũng, Cao Văn Hòa và Lò Văn Thắm.
Tại phiên tòa sáng nay, trong những người được tòa triệu tập để làm rõ hành vi cướp tài sản của Phạm Châu Tony, không có mặt của nạn nhân là nữ đại gia L.T.K.H. và hai nhân chứng là bảo vệ Khu dân cư Eden (P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM).
Trong phần trình bày ý kiến, luật sư Đặng Trọng Dũng đề nghị HĐXX thay đổi kiểm sát viên trong vụ án. Theo quan điểm của luật sư Dũng, kiểm sát viên trong vụ án đã không thực hiện việc giám sát điều tra đầy đủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Sau khi HĐXX hội ý, thống nhất sẽ xem xét ý kiến của luật sư Dũng sau.
Bị cáo Tony là thợ làm tóc nổi tiếng ở TP.HCM, nhận giải 3 cuộc thi cây kéo vàng do công ty Đào tạo nghề quốc tế tổ chức. Tony là chủ một salon tóc lớn và hùn vốn với người thân mở nhiều salon tóc khác tại Sài Gòn. Gia đình đang có kế hoạch đưa Tony sang Mỹ (cha mẹ ruột đang định cư) hoặc Cộng hòa Séc (chị ruột Tony định cư) để mở tiệm tóc thì Tony có mối quan hệ tình cảm sâu đậm với nạn nhân H. Bà H là nữ đại gia, từng đoạt giải golf nữ quốc gia và là chủ chuỗi hệ thống tóc, spa nổi tiếng ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác. Mối tình này kéo dài nhiều năm đến ngày xảy ra vụ án.
PV (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Quên bị can suốt... 21 năm": Công an đã nhận trách nhiệm bồi thường oan
Ban đầu các cơ quan tố tụng đùn đẩy trách nhiệm, sau nhiều lần báo chí phản ánh, cuối cùng Công an huyện Châu Thành (Long An) đã nhận trách nhiệm bồi thường oan cho công dân.
Sáng 8.6, theo thư mời, ông Phan Văn Lá (ngụ xã Vĩnh Công, Châu Thành, Long An) đã tới Công an huyện để trao đổi về số tiền cụ thể mà ông đã yêu cầu bồi thường oan trước đó. Trong buổi làm việc này, Công an huyện đã chính thức đứng ra nhận trách nhiệm sẽ bồi thường cho ông Lá. Như vậy sau 21 năm bị kết án oan và bị đùn đẩy trách nhiệm, đến nay ông Lá đã được một cơ quan tố tụng nhận trách nhiệm sẽ bồi thường oan cho ông.
Tại buổi làm việc, ông Lá đã yêu cầu Công an huyện bồi thường oan cho ông gần 500 triệu đồng (gồm tiền tổn thất tinh thần trong những ngày bị tạm giam, tiền mất thu nhập thực tế...).
Ông Phan Văn Lá bên chồng đơn sau 21 năm đòi công lý. Ảnh: H.Nam
Như Pháp luật TP.HCM từng nhiều lần phản ánh, tháng 7.1991, ông Phan Văn Lá cùng hai em trai (13 và 15 tuổi) bị Công an huyện Châu Thành (Long An) khởi tố, bắt tạm giam về tội hủy hoại tài sản XHCN theo Điều 138 BLHS 1985. Sau hai tháng tạm giam, cơ quan điều tra (CQĐT) Công an huyện đã đình chỉ điều tra đối với hai người em. Tháng 12.1991, TAND huyện đã phạt ông Lá bốn năm tù về tội trên. Ông Lá kháng cáo kêu oan. Tháng 9.1992, TAND tỉnh Long An đã hủy án để điều tra, xét xử lại vì chưa đủ cơ sở buộc tội. Hơn một tháng sau, VKSND huyện cho ông Lá tại ngoại. Kể từ đó không ai gọi ông lên làm việc nữa.
Ông Lá gửi đơn kêu oan khắp nơi nhưng không nơi nào phản hồi tích cực. Ròng rã suốt 21 năm trời, ông gõ cửa từ cơ quan tố tụng này đến cơ quan tố tụng khác.
Mãi đến tháng 9.2013, sau hơn 21 năm, CQĐT mới ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Lá. Được đình chỉ, ông Lá lại tiếp tục hành trình yêu cầu cơ quan tố tụng phải công khai xin lỗi và bồi thường oan cho mình nhưng một lần nữa, chẳng cơ quan tố tụng nào chấp nhận sẽ xin lỗi, bồi thường cho ông.
Ông Lá hai lần khởi kiện ra TAND huyện yêu cầu chính tòa này phải bồi thường oan và công khai xin lỗi nhưng cả hai lần tòa đều từ chối nhận đơn kiện. Lý do: Tòa này cho rằng lỗi thuộc về CQĐT không điều tra lại, để hết thời hạn điều tra nên tòa không có trách nhiệm bồi thường.
Ngược lại, hai ngành công an và kiểm sát ở tỉnh Long An cũng như Bộ Công an, VKSND Tối cao, Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) đều cho rằng trách nhiệm bồi thường oan thuộc về TAND huyện. Trong khi đó, ngành tòa án tỉnh Long An và TAND Tối cao lại nói trách nhiệm thuộc về Công an huyện.
Trước tình huống trên, Tỉnh ủy Long An đã chủ trì giải quyết khiếu nại của ông Lá nhưng Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao không thống nhất được cơ quan nào sẽ đứng ra bồi thường cho ông Lá. Vì vậy, Tỉnh ủy Long An đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban Nội chính Trung ương rồi mới có quyết định cụ thể.
Tháng 12.2014, Ban Nội chính Trung ương đã làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Long An về vấn đề này. May sao cuối cùng Công an huyện Châu Thành đã nhận trách nhiệm sẽ bồi thường oan cho ông Lá.
"Công an nói họ sẽ họp để xem xét số tiền mà tôi đưa ra, sau đó sẽ mời tôi lên để thương lượng. Nếu hai bên thương lượng không thành thì sẽ phải nhờ tòa án phán quyết. Tôi hiểu cơ quan nhà nước chứ có phải chợ búa đâu mà muốn có là được liền. Thôi thì thà chậm còn hơn không! Hơn 20 năm trời tôi mang thân phận bị can, thời gian đó tôi không làm được gì cả. Tôi khiếu nại mà chẳng cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm, đôi khi tôi tưởng như không còn công lý. Cũng may nhờ có báo chí vào cuộc hỗ trợ và sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, Ban Nội chính Trung ương nên cuối cùng mọi chuyện cũng đã rõ ràng, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Đêm rồi tôi mừng quá, thao thức cả đêm không ngủ được luôn. Đợi khi nào có tiền, tôi sẽ trích một ít để sửa nhà, số còn lại tôi dùng để mua công đất làm rẫy" - ông Phan Văn Lá nói.
Theo_Dân việt
Vì sao liên tiếp xảy ra án oan sai? Hệ thống tố tụng phải tự phát hiện oan sai, đai biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, TP.HCM đã ví von như vậy khi nói về tình trạng án oan sai trong tố tụng hình sự. Ông Nghĩa cho rằng hệ thống tố tụng của Việt Nam hiện nay đã không tự phát hiện oan sai. "Giống như lỗi của hệ thống báo...