Tình hình Ukraine: Putin toàn tâm “kinh doanh” ở Trung Quốc vì…
Đông Ukraine bắt đầu có những cuộc giao tranh và thêm nhiều người thiệt mạng, trong khi đó, Tổng thống Putin rảnh tay đi những nước cờ chiến lược tại TQ.
Bỏ rơi Ukraine, Nga đang làm bẽ mặt phương Tây
Chỉ còn 2 ngày đến cuộc tổng tuyển cử tại Ukraine vào 25/5/2014, cuộc bầu cử mà Mỹ và phương Tây quyết tâm thực hiện bằng được cái sự hợp thức hóa cho chính quyền tự xưng tại Kiev. Trong khi đó, Đông và Đông Nam Ukraine vẫn đang ngập chìm trong khói lửa và chắc chắn, cuộc bầu cử sẽ không có lá phiếu của những cử tri ở khu vực này.
Những cuộc giao tranh giữa lực lượng tự vệ của những khu vực này với quân đội quốc gia vẫn diễn ra đều đặn. Gần đây nhất, ngày 22/5, Reuters đưa tin ít nhất 8 nhân viên an ninh Ukraine thiệt mạng và 18 người khác bị thương trong vụ giao tranh với lực lượng ly khai trong đêm 21/5 ở miền Đông Ukraine.
Vụ giao tranh này, bùng phát ở khu vực cách thành phố Donetsk (hiện do các phần tử ly khai kiểm soát) khoảng 20km về phía Nam. Ngoài ra, lực lượng Ukraine còn giao tranh với các phần tử ly khai ở khu vực kế cận Luhansk, song chưa có thông báo về thương vong.
Trong khi đó, Nga dường như đang nỗ lực thể hiện mình đang không có bất kỳ mối liên hệ nào với lực lượng ly khai. Trong khi đang ở Thượng Hải, Tổng thống Putin đã phát biểu trước báo chí: “Lệnh rút quân được tuyên bố hôm 19/5 có ý nghĩa nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine và chấm dứt những đồn đoán.”
Xe bọc thép của Ukraine tại một chốt chặn gần Donetsk
Trong khi NATO khẳng định quân đội của Nga tại biên giới Ukraine vẫn còn khá nhiều, Tổng thống Putin cho rằng quân đội của ông có quyền đặt ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ đất nước, và càng có lý do duy trì hiện diện tại một khu vực mà bên kia lằn ranh là sự bất ổn, chiến tranh và nguy cơ xảy ra thảm họa nhân quyền.
Việc Tổng thống Putin đến chơi với người láng giềng lớn Trung Quốc dài ngày, rời xa người láng giềng bé nhỏ bất ổn là một trong những nỗ lực cho thấy nước Nga đang thể hiện sự độc lập với những gì diễn ra ở Đông Ukraine.
Bất chấp những lời kêu gọi giúp đỡ từ phía các chính quyền tự phong ở Slavyansk, Donetsk, Lugansk… Moscow như muốn khẳng định, đấy là công việc nội bộ của Ukraine và tốt nhất nên để các bên liên quan trong đất nước này tự giải quyết với nhau.
Video đang HOT
Nước Nga đang thể hiện sự trong sạch của mình với thế giới, và đồng thời cũng như một lời mỉa mai với phương Tây: đây là công việc của người ta, tôi có quyền lợi nhưng tôi không tham gia, vậy tại sao các anh lại phải sốt sắng như vậy?
Bất chiến tự nhiên thành?
Trở lại với cuộc bầu cử tại Ukraine vào ngày 25/5/2014, Moscow đẩy phương Tây và Kiev vào một thế tiến thoái lưỡng nan. Tiến, quyết bầu cử cho bằng được, khi không nhận được những lá phiếu từ phía cử tri của các vùng miền Đông, Đông Nam, và phương Tây vẫn công nhận kết quả bầu cử, đồng nghĩa với việc phương Tây đã chấp nhận một Ukraine không có các khu vực kể trên.
Nếu thoái lui, chính quyền tại Kiev vẫn chỉ là một thứ tự xưng, và ý nghĩa chính trị, pháp luật không có khác nhiều so với những chính quyền mới thành lập tại Donetsk, Lugansk hay Slavyansk.
Như vậy, Nga đã bất chiến tự nhiên thành khi dù tiến thoái thế nào, phương Tây cũng không đạt được mục đích mà họ đề ra với cuộc bầu cử này. Trong khi những lực lượng tự vệ của miền Đông, Đông Nam đã phần nào có đủ sức mạnh để cầm cự lâu dài với quân đội chính phủ, ít nhất là sau ngày 25/5/2014.
Chưa kể đến việc khi không thể giải quyết một cách dứt điểm, nhằm tránh sa lầy, phương Tây buộc phải thúc đẩy quốc hội Ukraine thông qua cải cách thể chế từ Cộng hòa thành Liên bang. Điều này càng đúng ý của Nga.
Ngoài ra, Đông Ukraine còn có một thứ vũ khí vô cùng hiệu quả, đó là lá chắn sống của những người biểu tình. Chỉ một viên đạn pháo, một quả lựu đạn mà quân đội Ukraine tấn công vào hàng rào này, sẽ là cái cớ tuyệt vời nhất để Nga can thiệp quân sự dưới danh nghĩa bảo vệ nhân quyền, bảo vệ công dân.
Cắt đặt đâu vào đó, với Ukraine lúc này, việc duy nhất mà Tổng thống Nga Putin cần làm là chờ đợi tin vui từ báo chí hay lực lượng tình báo chuyển về. Còn bản thân mình rảnh rang để tới Trung Quốc đi những nước cờ chiến lược tiếp theo.
Giá trị chuyến thăm của Putin tới Trung Quốc
Vẫn là những nước đi đầy dụng ý của Tổng thống Putin khi bỏ mặc người láng giềng bé nhỏ. Khi lực lượng ly khai, mà ít nhiều có công dàn dựng của người Nga đang bơ vơ chống chọi với quân đội quốc gia, thì người đứng đầu nước Nga này đang dạo chơi ở Thượng Hải, xem hải quân của họ với hải quân của cường quốc châu Á cùng nhau tập luyện, phô diễn sức mạnh cơ bắp.
Chuyến đi chơi ấy, Tổng thống Putin cũng không quên nhiệm vụ kinh tế khi ký với Trung Quốc một hợp đồng dầu khí khổng lồ có tổng giá trị 400 tỷ USD.
“Chúng ta đang nói về 38 tỉ mét khối mỗi năm, thời hạn hợp đồng 30 năm. Tổng con số là hơn nghìn tỉ mét khối”, Vedomosti dẫn lời vị quan chức Nga trong đoàn công du của ngài Putin.
Cái bắt tay lịch sử cho mối quan hệ Nga – Trung giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình
Hợp đồng này không chỉ có giá trị về mặt kinh tế với Nga, mà còn ảnh hưởng nhiều tới những mối quan hệ quốc tế và cục diện tại đất nước Ukraine nhỏ bé.
Trong bối cảnh các quốc gia châu Âu sẵn sàng trừng phạt kinh tế Nga vì những gì đang diễn ra tại quốc gia Đông Âu này, Nga đứng trước nguy cơ không còn địa chỉ để những mét khối khí đốt của mình cập bến, nền kinh tế nước này bị đe dọa nghiêm trọng. Và Trung Quốc đã là một giải pháp khiến Nga thoát khỏi gánh nặng trừng phạt ấy.
Ngoài ra, chuyến đi chơi Trung Quốc của ngài Putin cũng khiến cho thế giới thấy rằng cái bắt tay chặt chẽ giữa hai quốc gia này sẽ đảm bảo quyền lợi của Nga nhiều hơn trước những sức ép từ lực lượng đông đảo gọi chung là phương Tây mà Mỹ tạo dựng.
Ukraine vẫn đang loay hoay giải quyết những bất đồng dân tộc của mình qua thêm một lần Hội nghị bàn tròn hòa giải dân tộc hôm 21/5. Sự bất ổn của Ukraine đang hứa hẹn bất kỳ thế lực nào tham gia vào đều dễ dàng vướng phải sự sa lầy tốn kém. Nhưng cách làm của Nga đang tỏ ra tinh vi và khôn ngoan, khi những quyền lợi của quốc gia này gần như không bị đụng chạm.
Xuyên suốt vấn đề Ukraine, có thể thấy rằng các thế lực bên ngoài đang chỉ có lợi, chưa có hại. Thiệt hại nặng nề nhất vẫn là quốc gia nhỏ bé ấy.
Theo Báo Đất Việt
Ukraine xác nhận Nga đã rút quân khỏi biên giới
Chính phủ Ukraine xác nhận các binh sỹ Nga đã rời khỏi khu vực biên giới nước này, chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống được xem là có tính quyết định tới tương lai của Ukraine.
Binh sỹ Nga đã rút khỏi khu vực gần biên giới Ukraine
Trước đó, Mát xcơva đã thông báo việc sẽ rút các lực lượng của mình, trong một động thái có khả năng sẽ khiến những người biểu tình thân Nga tại khu vực phía Đông Ukraine xuống tinh thần.
Các nhà lãnh đạo Nga được phương Tây hậu thuẫn trong hôm qua (20/5) cũng nhận thêm cú hích tinh thần nữa, khi người giàu nhất Ukraine Rinat Akhmetov đã lên án những người ly khai có vũ trang đang nắm quyền kiểm soát hàng chục thành phố tại khu trung tâm công nghiệp phía Đông, gọi họ là "những tên kẻ cướp" có thể gây "họa diệt chủng".
Trong hôm qua, cơ quan biên phòng Ukraine cho biết không còn binh sỹ nào trong số khoảng 40.000 binh sỹ Nga còn đóng quân trong bán kính 10km quanh nước này.
Nhưng sau đó, Bộ trưởng ngoại giao Ukraine Andriy Deshchytsia, trong chuyến thăm Berlin, lại nói rằng ông chưa thể xác nhận việc Nga rút quân.
"Tôi hy vọng rằng những tuyên bố của các chính trị gia Nga rằng các binh sỹ sẽ được rút khỏi biên giới Ukraine không chỉ là tuyên bố", ông Deshchytsia nói.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đã leo thang lên mức cao nhất từ sau Chiến tranh lạnh trong cuộc khủng hoảng Ukraine, đặc biệt là sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3 và bị cáo cuộc đang hỗ trợ cho những người ly khai.
Liên Hợp Quốc ước tính, khoảng 130 người đã thiệt mạng kể từ khi bạo lực bùng phát tại các vùng Donetsk và Lugansk hồi tháng trước, gần biên giới với Nga. Cơ quan tị nạn của tổ chức này khẳng định khoảng 10.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa.
Trước cuộc bỏ phiếu vào Chủ nhật này, chính phủ Ukraine sẽ tổ chức một vòng "đối thoại quốc gia" vào thứ Sáu, nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình của những người chống chính phủ. Đối thoại bàn tròn sẽ diễn ra tại thành phố Mykolayv ở phía Nam.
Gần đây, Mỹ và NATO đã điều binh sỹ tới Ba Lan và 3 quốc gia nhỏ bé tại vùng Baltic để đối phó với khả năng mà họ cho là binh sỹ Nga không chỉ tràn vào Ukraine, mà còn tiến sâu hơn vào châu Âu để giành lại các quốc gia vệ tinh thời Liên Xô cũ.
Tư lệnh NATO, tướng Anders Fogh Rasmussen, hôm 19/5 khẳng định một đợt rút quân thực sự của Nga, sau nhiều cam kết trước đó của Tổng thống Vladimir Putin - sẽ là "một sự đóng góp quan trọng cho việc hạ nhiệt khủng hoảng".
Theo Dân Trí
Chiến hạm Mỹ vào Biển Đen trước ngày bầu cử tổng thống Ukraine Một tuần dương hạm mang tên lửa của Mỹ dự kiến sẽ tới Biển Đen vào ngày 23/5, chỉ 2 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine. Tuần dương hạm mang tên lửa Vella Gulf của Mỹ. Một nguồn tin ngoại giao quân đội nói với hãng tin Itar-Tass của Nga hôm 19/5 rằng tuần dương hạm mang tên lửa Vella...