Tình hình Thái Lan: Nữ Thủ tướng làm yên lòng nông dân
Sau nhiều ngày biểu tình dữ dội của nông dân, Thái Lan đã trích quỹ 22 triệu USD thanh toán tiền trợ giá gạo.
Ngày 25/2, Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC) đã thông qua đề nghị của chính phủ tạm quyền nước này về việc sử dụng 712 triệu baht (gần 22 triệu USD) trích từ Quỹ Trung ương để thanh toán tiền cho nông dân theo chương trình trợ giá gạo.
Tờ Bangkok Post dẫn lời ông Somchai Srisuthiyakorn, một thành viên EC, cho biết quyết định trên được đưa ra tại một cuộc họp của EC ngày 25/2, theo đó 3.971 nông dân tại các tỉnh Chachoengsao, Phetchabun, Prachin Buri, Uthai Thani và Ayutthaya sẽ nhận được tiền bán gạo của mình.
Trước đó cùng ngày, nội các của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatracũng đã thông qua đề xuất của Ủy ban Chính sách gạo quốc gia trích 20 tỷ baht từ Quỹ Trung ương để thanh toán các khoản nợ cho nông dân. Tuy nhiên, quyết định này cũng cần được EC chấp thuận.
Theo chương trình trợ giá gạo, Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu mua gạo của nông dân với giá cao hơn giá thị trường từ năm 2011 nhằm tăng thu nhập cho nông dân, thực hiện lời hứa khi tranh cử của đảng Vì nước Thái.
Gạo Thái Lan tại nhà máy ở Bangkok.
Hiện, chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck đang nợ 130 tỷ baht (4 tỷ USD) phải trả cho khoảng một triệu nông dân trên cả nước.
Video đang HOT
Theo bà Yingluck, do chính phủ hiện đang ở tình trạng tạm quyền nên không huy động được tiền thanh toán cho nông dân.
Việc chậm trễ trong thanh toán tiền mua gạo theo chương trình trên đã khiến nông dân Thái Lan bất bình và xuống đường biểu tình.
Được biết, ngày 21/2, nông dân đã đồng ý trở về nhà, hoãn kế hoạch đưa hàng trăm máy kéo tới sân bay chính ở thủ đô Bangkok, sau khi chính phủ cam kết thanh toán tiền nợ.
Cũng trong ngày 25/2, chính quyền Thái Lan cho biết Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ đến làm việc tại Chiang Mai và Chiang Rai từ ngày 26/2.
Theo báo The Nation, chính quyền Thái Lan cho biết các chương trình làm việc và địa điểm cụ thể nơi bà Yingluck tới sẽ được giữ kín vì lý do an ninh. Ngoài ra, nhà chức trách cũng muốn ngăn chặn nguy cơ người biểu tình chống chính phủ “săn đuổi” bà.
Trong một diễn biến khác, ngày 25/2, cơ quan điều tra đặc biệt (DSI) của Thái Lan vừa dỡ bỏ lệnh đóng băng các tài khoản ngân hàng của 38 thành viên chủ chốt trong Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân chống chính phủ và 3 tài khoản khác liên quan.
Người biểu tình ở Bangkok
Tờ bưu điện Bangkok (Thái Lan) trích dẫn thông tin từ người đứng đầu Cơ quan điều tra đặc biệt, ông Tarit Pengdith – đồng thời là thành viên Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự cho biết, Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự Thái Lan (CMPO) sẽ tiếp tục theo dõi các tài khoản này vì 38 nhân vật trên đang có lệnh bắt giữ.
Cùng với đó Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự Thái Lan sẽ kháng cáo phán quyết của tòa để có thêm quyền lực đối phó với các cuộc biểu tình.
Việc dỡ bỏ lệnh đóng băng tài khoản của các lãnh đạo biểu tình được thực hiện, sau khi Tòa án dân sự Thái Lan ra lệnh cấm Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự (CMPO) sử dụng những hành động cứng rắn đối phó với người biểu tình.
Theo Báo Đất việt
Tình hình Thái Lan: Nữ Thủ tướng chạm tay tới chiến thắng
Ngày 14/2, Chính phủ Thái Lan đã triển khai hàng nghìn cảnh sát chống bạo động ở thủ đô Bangkok nhằm giành lại các điểm bị người biểu tình chiếm giữ nhiều tháng qua.
Theo đó, lãnh đạo Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) Paradorn Pattanatabut tiết lộ nhà chức trách sẽ giành lại một số địa điểm chính, bao gồm tòa nhà chính phủ và trụ sở Bộ Nội vụ. Tuy nhiên chính quyền sẽ cố đàm phán với người biểu tình trước khi dùng sức mạnh.
"Chúng tôi sẽ cố gắng giành lại những gì có thể và sẽ bắt giữ các thủ lĩnh biểu tình. Đây không phải là một cuộc trấn áp mà là nỗ lực thực thi pháp luật tại các địa điểm biểu tình" - ông Paradorn nhấn mạnh.
Cảnh sát chặn đường một số ngã tư ở Bangkok. Mục tiêu đầu tiên là khu vực do Mạng lưới sinh viên và nhân dân vì cải cách Thái Lan (NSPRT) chiếm đóng. Tuy nhiên, Trung tướng Paradorn nhấn mạnh các nhà chức trách sẽ không dùng vũ lực để trấn áp các cuộc biểu tình.
Cảnh sát Thái Lan canh giữ một địa điểm ở Bangkok
Lúc 8h26 ngày 14/2 (theo giờ địa phương), cảnh sát đã bắt đầu dỡ bỏ hàng rào chắn đầu tiên và những bao cát do người biểu lập nên, sau đó phá những lán trại của người biểu tình ở đường Rajdamnoen ở cầu Makkhawan.
Trong khi đó, lãnh đạo Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) Suthep Thaugsuban cho biết đã nhận được thông báo cơ quan an ninh sẽ đòi lại ít nhất 3 địa điểm biểu tình trong ngày 14/2.
Ông yêu cầu người biểu tình tại các địa điểm khác sẵn sàng hỗ trợ 3 địa điểm đó khi Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự (CMPO) tiến hành giải tán.
Các thủ lĩnh biểu tình đã kêu gọi mở cuộc diễu hành lớn trong hai ngày, bắt đầu từ ngày 14/2. Tuy nhiên những ngày qua số lượng người biểu tình tập trung trên đường phố Bangkok ngày càng giảm sút.
Trước đó, ngày 12/2, chính quyền của nữ Thủ tướng Thái Lan xinh đẹp Yingluck Shinawatra đã bất ngờ giành được một chiến thắng quan trọng trong cuộc "đấu" với phe biểu tình nhằm thành lập một chính phủ mới.
Theo đó, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chính thức bác bỏ đơn kiện đòi hủy bỏ cuộc bầu cử ngày 2/2 của Đảng Dân chủ đối lập.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan tuyên bố, họ không phát hiện được các bằng chứng hay lý do gì cho thấy, cuộc tổng tuyển cử diễn ra hôm 2/2 vi phạm Hiến pháp.
Theo Báo Đất Việt
Nhà thủ lĩnh đối lập Thái Lan bị ném bom Căng thẳng chính trị ở Thái Lan tiếp tục gây quan ngại về nguy cơ bùng phát bạo lực sau nhiều vụ nổ súng và ném bom vào hôm qua. Người biểu tình chiếm một giao lộ lớn của Bangkok ngày 15.1 - Ảnh: Minh Quang Rạng sáng 15.1, một tiếng nổ lớn làm rung chuyển nhà riêng của cựu Thủ tướng Thái...