Tình hình Syria: Hòa đàm Geneva sớm bế tắc?
Chính quyền Syria tuyên bố sẽ không tham dự hòa đàm Geneva nếu cuộc hòa đàm này nhằm mục đích buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải trao trả quyền lực.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad – Ảnh: Reuters
“Chúng tôi sẽ không đến Geneva để trao trả quyền lực như mong đợi của phe nổi dậy. Ông Bashar al-Assad sẽ vẫn giữ chức Tổng thống Syria”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zohbi vào ngày 4.11.
Liên Hiệp Quốc, Nga, Mỹ đã cố gắng tìm ngày thích hợp để tổ chức hòa đàm tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) trong tháng 11 này, với mục đích để chính phủ Syria và phe nổi dậy có thể ngồi vào bàn đàm phán, nhằm kết thúc cuộc nội chiến kéo dài từ tháng 3.2011 đến nay.
Phe nổi dậy cũng từ chối tham gia hòa đàm nếu nội dung hòa đàm không bàn thảo đến việc ông Assad phải từ chức.
Video đang HOT
Bộ trưởng Zohbi đưa ra thông tin trên sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm Ả Rập Xê Út ngày 4.11.
Ả Rập Xê Út từng giận dữ vì Tổng thống Mỹ Barack Obama và phương Tây rút lại lệnh tấn công Syria.
Trước đó, cuộc can thiệp quân sự, nhằm “trừng phạt” chính quyền ông Assad sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học chống lại thường dân ở ngoại ô thủ đô Damascus (Syria) hồi tháng 8, đã được Mỹ và đồng minh lên kế hoạch chi tiết.
Chính quyền Syria “thoát” được cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và phương Tây sau khi chấp thuận giải trừ vũ khí hóa học.
Theo TNO
4 bước tiêu hủy vũ khí hóa học Syria
Kế hoạch tiếp nhận và tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria mà Nga đề xuất được cho là gồm 4 giai đoạn, bắt đầu bằng việc Damascus trở thành thành viên của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
Syria thừa nhận sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng chi tiết về kho vũ khí này không được hé lộ. Ảnh minh họa: Nowtheendbegins
Tờ Kommersant của Nga dẫn nguồn quan chức ngoại giao từ Moscow cho biết, ở giai đoạn đầu, Damascus sẽ tham gia Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW). Sau đó, Syria sẽ phải công khai vị trí của kho vũ khí hóa học và nơi sản xuất. Ở bước thứ ba, Syria sẽ cho phép các thanh sát viên của OPCW đến giám định. Bước cuối cùng là quyết định biện pháp tiêu hủy vũ khí, với sự hợp tác của các thanh sát viên OPCW.
Kế hoạch yêu cầu Syria bàn giao vũ khí hóa học để tránh cuộc tấn công từ Mỹ do Nga đề xuất hồi đầu tuần và Nga đã gửi bản chi tiết kế hoạch cho Mỹ từ hôm 10/9 dù Moscow chỉ thông tin chính thức từ hôm qua.
Việc nước nào sẽ trực tiếp phá hủy kho vũ khí vẫn chưa được quyết định, cũng như chưa rõ Nga và Mỹ có cùng bắt tay để thực hiện hay không. Hai bộ trưởng ngoại giao của Nga và Mỹ sẽ thảo luận về vấn đề Syria trong cuộc gặp tại Geneva hôm nay.
Phát biểu từ Astana, Kazakhstan, trước khi đến Thụy Sĩ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov không nói rõ chi tiết nhưng cho biết tinh thần của kế hoạch là không sử dụng vũ lực. Ông nói rằng Syria cần tham gia OPCW, và "công bố vị trí các kho vũ khí hóa học cũng như công khai các chương trình hóa học của mình".
"Chúng tôi sẽ thảo luận về sáng kiến này tại Geneva, về việc Syria bàn giao vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát và về tinh thần là cho phép không sử dụng vũ lực tại Syria", truyền thông Nga dẫn lời ông Lavrov nói.
Ngoại trưởng Nga cũng cho biết đặc sứ của Liên đoàn Arab và Liên Hợp Quốc, Lakhdar Brahimi, có thể sẽ cùng tham gia thảo luận với Nga và Mỹ trong hội nghị hòa bình tại Geneva. Tờ Kommersant, nổi tiếng nhờ các nguồn tin ngoại giao, cũng nói rằng chính phía Mỹ đã yêu cầu thảo luận tại Geneva sau khi Nga gửi bản kế hoạch 4 bước kể trên.
Trong khi đó, Quân đội Syria Tự do, phe nổi dậy ở Syria, hôm nay lên tiếng phản đối kế hoạch do Nga đề xuất, gọi đây là biện pháp kéo dài thời gian và kêu gọi phương Tây phải trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Tổng thống Nga Vladirmir Putin thì khẳng định chính quyền Syria không sử dụng vũ khí hóa học hôm 21/8 tại ngoại ô Damascus mà chính phe nổi dậy Syria đã thực hiện vụ này.
Vũ Hà
Theo VNE
Ai có lợi trong cuộc tấn công quân sự Syria Trước tình hình đang nóng lên tại Syria cũng như cáo buộc của phương Tây ngày càng nhiều về việc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân chúng, Mỹ và các đồng minh của Mỹ tại châu Âu và Trung Đông đã xây dựng kịch bản can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ...