Tình hình kinh tế Ukraine đã vô cùng nguy ngập
Ukraine đang rất cần tiền. Ngân sách đã cạn kiệt trong khi năm 2014 nước này cần khoảng 6 tỷ USD để trả nợ. Kiev đã cầu cứu IMF với một khoản vay trị giá 15 tỷ USD nhưng triển vọng của khoản vay này cũng khá mờ mịt.
Theo tờ “Global News”, Kiev hy vọng sẽ nhận được khoản vay này trong tháng Tư. Tuy nhiên, cho đến nay, các cuộc đàm phán với IMF đều chưa được khởi động do Kiev đang chìm trong bất ổn. Theo kế hoạch, một nhóm chuyên gia IMF đã dự kiến đến Ukraine vào đầu tháng Ba, song cho đến nay vẫn không có bất kỳ thông tin gì về hoạt động này.
Gia nhập IMF năm 1992, hạn ngạch của Ukraine trong IMF là 1,37 tỷ SDR (Quyền rút vốn đặc biệt, tài sản dự trữ ngoại hối bổ sung được IMF xác định và duy trì). Năm 1994, Ukraine tham gia chương trình STF (Tín dụng tài chính bổ sung) và EFF (Tín dụng điều chỉnh mở rộng) để giải quyết các vấn đề cân bằng thanh toán và thương mại. Điều quan trọng là những chương trình trên của IMF cũng được sử dụng để tích lũy dự trữ ngoại tệ.
>> IMF cân nhắc kế hoạch viện trợ tài chính cho Ukraine
Xét về tổng thể, Ukraine đã nhận được khoản vay trị giá 12.3 tỷ SDR từ IMF, tương đương với khoảng 12,3 tỷ USD trong 20 năm gần đây. Tính đến ngày 1/3/2014, 1 SDR tương đương 1,5414 USD. Theo tỷ giá này, Ukraine đã nhận tổng cộng 18,9 tỷ USD.
Trong 9 năm (từ 2002-2007 và 2011-2013) của lịch sử 20 năm hợp tác với IMF, Ukraine không nhận được khoản vay nào cả. Hơn 3/4 các khoản vay đã được chuyển giao trong ba năm 2008-2010 (9,25 tỷ SDR) cho Chính phủ Ukraine thời điểm đó do Yulia Timoshenko và Nikolay Azarov lãnh đạo.
Ba năm tiếp theo (2011-2013), Ukraine phải trả nợ 5,89 tỷ SDR hay 63,7% khoản vay nhận được. Khoản nợ nổi bật được trả cho khoản vay năm 2008-2010 là 3,36 tỷ SDR vào tháng 12/2013.
Tỷ lệ lãi suất đã nâng con số trên lên đến 4,73 tỷ SDR hay theo tỷ giá hiện nay là vào khoảng 7,29 tỷ USD, tính vào thời điểm tháng 12/2013.
Trong 20 năm hợp tác với IMF, Ukraine đã phải trả 2,29 tỷ USD (theo tỷ giá hiện hành) lãi suất thanh toán. Tỷ lệ lãi suất lên đến 12,1% trên tổng khoản tín dụng được vay. Con số trên vượt quá mức lãi suất thông thường mà các ngân hàng tư nhân đưa ra. Điều này khiến cho IMF giống như một con cá mập cho vay nặng lãi.
Chính vì thế mà rất nhiều quốc gia nghi ngờ về việc các khoản vay của IMF là “có lợi cho nền kinh tế”, chưa nói về những điều kiện chính trị ngặt nghèo kèm theo, khi so sánh với các nguồn cho vay tiềm năng khác.
>> Ukraine: Sau chính phủ mới sẽ là khủng hoảng kinh tế?
Gánh nặng nợ nần
Tình hình Ukraine hiện nay rất phức tạp. Đất nước này đang bị các khoản nợ trong và ngoài nước chi phối. Bên cạnh các khoản nợ từ việc đi vay còn có các khoản nợ bắt nguồn từ việc không thanh toán nhập khẩu. Ví dụ, truyền thông cho biết nợ công của Ukraine lên tới 60,05 tỷ USD theo số liệu cập nhật ngày 31/12/2013.
Khoản nợ này bao gồm nợ trong nước (32,15 tỷ USD) và nợ nước ngoài (27,9 tỷ USD), mà không bao gồm các thỏa thuận tín dụng và khoản vay các tổ chức khác của Ukraine. Nếu bổ sung thêm các khoản nợ quốc gia thì tổng nợ công của Ukraine là 73,08 tỷ USD.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, các tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng thương mại quốc tế chiếm đến 1/5 tổng nợ công của Ukraine. Chủ nợ chính của các khoản nợ công là các cơ quan nhà nước và các thể chế của Ukraine (chiếm 47%). Một phần chính trong khoản nợ công của Ukraine là do các công ty và tổ chức của Nga – đối tác thương mại quan trọng của Ukraine, nắm giữ.
Năm 2014, Ukraine phải trả nợ 2,42 tỷ SDR (tương đương 3,7 tỷ USD) cho IMF và 977 triệu SDR (khoảng 1,5 tỷ USD) cho năm 2015. Ở thời điểm này, các khoản thanh toán hoàn toàn chấm dứt. Nếu mọi việc suôn sẻ, đến tháng 9/2014, nợ của Ukraine với IMF sẽ giảm xuống đến hạn ngạch của IMF dành cho nước này.
Báo cáo thường niên 2013 của IMF cho biết, nợ của Ukraine đến cuối năm 2013 là 345% hạn nghạch và hiện nay khoản nợ của Ukraine đã giảm xuống 200% hạn ngạch vào tháng 2/2014 và xuống dưới 100% đến tháng 9/2014.
Video đang HOT
IMF đã đánh giá tình hình tài chính và kinh tế của Ukraine để có một cái nhìn toàn cảnh rõ ràng về nghĩa vụ tài chính mà nền kinh tế và chính quyền nước này phải đối mặt trong năm 2014 cũng như trong tương lai. Có cảm tưởng rằng các chuyên gia IMF đang đến Kiev không phải vì mục đích đưa ra điều kiện chính xác cho khoản vay mới, mà là để xem xét liệu IMF có khả năng lấy lại khoản tiền Ukraine nợ trong năm nay và làm thế nào để nhanh chóng thu hồi lại được khoản nợ này.
Ukraine đang bên bờ vực vỡ nợ?
Nhưng tình hình là rất nghiêm trọng với bất kể thông số nào được sử dụng để đánh giá. Nền kinh tế Ukraine chìm ngập trong gánh nặng nợ trong nước và nước ngoài. Giống như bất kỳ quốc gia lạc hậu nào khác, nợ trong nước là “tỷ lệ thứ yếu”, chỉ được hoàn trả sau khi tất cả các khoản nợ nước ngoài đã được thanh toán.
Giờ đây, không ai biết chính xác bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân của nước này nợ lương người lao động. Còn với các khoản nợ nước ngoài thì chỉ tính riêng trong năm ngoái đã tăng trên 20,2%. Tính đến ngày 31/12/2013, tổng nợ nước ngoài của Ukraine là 140 tỷ USD, chiếm khoảng 80% GDP. Điều nguy hiểm hơn là khoảng 65% nợ nước ngoài là ngắn hạn.
Để dễ hình dung, người ta thường so sánh khoản nợ này với dự trữ vàng của Ukraine, vốn đã giảm xuống 15 tỷ USD trong tháng 1/2014. Đó là khoản nợ ngắn hạn vượt mức 4,5 khoản dự trữ vàng. Đây là vấn đề lớn đáng phải quan tâm.
>> Thủ tướng tạm quyền Ukraine cam kết vực dậy kinh tế
Khoảng 40 tỷ trong tổng số 140 tỷ USD rơi vào tổng nợ công nước ngoài (tín dụng, khoản vay…cộng với nợ chính phủ). Trên 100 tỷ USD nợ rơi vào các lĩnh vực kinh tế ngoài nhà nước (ngân hàng, các công ty phi tài chính). Kinh tế ngoài khu vực nhà nước của Ukraine có thể vỡ nợ bất kỳ lúc nào. Lý do chính của mối lo ngại này là sự sụp đổ của tỷ giá hối đoái tiền tệ quốc gia.
Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã công bố kế hoạch dần chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng, dẫn đến việc nhiều đồng tiền tệ trên thế giới đã bị tụt giá. Tiền tệ của Ukraine càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi cuộc khủng hoảng địa chính trị hiện tại và kèm theo đó là sự rút đi của dòng vốn ra khỏi nước này.
Dự đoán sẽ có nhiều ngân hàng và công ty của Ukraine bị phá sản bởi không đủ khả năng trả nợ nước ngoài. Nó sẽ kéo theo một hiệu ứng mang tính dây chuyền: kho bạc nhà nước thu nhập ít hơn từ thuế; nhà nước không đủ khả năng thanh toán nợ và lãi suất, từ đó tất yếu dẫn đến vỡ nợ nhà nước.
Giả sử nền kinh tế Ukraine vẫn thoi thóp tồn tại được trong năm nay thì đó cũng là vấn đề đau đầu cho IMF. Có rất nhiều loại chủ nợ khác nhau đang đòi phân chia Ukraine. Ít nhất 10% tổng số nợ nước ngoài nằm trong tay IMF nhưng các chủ nợ khác cũng không muốn bị ảnh hưởng nên có rất ít khả năng họ sẽ kéo dài các khoản tín dụng cho Ukraine.
Nhà nước, ngân hàng, các tổ chức phi tài chính của Ukraine sẽ cần dự trữ ngoại tệ trong năm nay hơn bao giờ hết. Các chuyên gia và lãnh đạo IMF hiểu rõ điều này. Đó là lý do tại sao rất khó để tin IMF sẽ cho Ukraine vay một khoản tín dụng mới để giúp nước này trong tình thế túng quẫn hiện nay.
Theo Infonet
Bất ổn ngân sách ở Mỹ: Chia rẽ và hàn gắn
Những bất đồng sâu sắc giữa hai Đảng trong Quốc hội đã từng đẩy ngân sách Mỹ đến bờ vực của khủng hoảng.
Hậu quả dễ dàng nhận thấy nhất chính là việc Chính phủ Mỹ ngày 1/10/21013 đã phải đóng cửa lần đầu tiên kể từ năm 1996 và phơi bày ra những vấn đề nghiêm trọng của một bộ máy bị chia rẽ làm hai phe trong cả hai Viện Quốc hội Mỹ.
Chia rẽ vì lợi ích cục bộ
Quyết định đóng cửa một phần các hoạt động của Chỉnh phủ là do các nghị sỹ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà đã không thể "nhân nhượng" trong vấn đề ngân sách liên quan đến chính sách chăm sóc y tế toàn diện (còn được gọi là Obamacare).
Nước Mỹ u ám khi Chính phủ bị đóng cửa một phần (Ảnh Reuters)
Dự luật cải cách y tế Obamacare quy định tất cả người Mỹ đều buộc phải có bảo hiểm sức khỏe trước năm 2014, nếu không sẽ bị phạt về kinh tế. Hiện tại nước Mỹ có khoảng 50 triệu người, chiếm 16% dân số, không có bảo hiểm y tế.
Dự luật cải cách y tế của ông Obama hy vọng sẽ giúp khoảng 32 triệu người trong số này được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm.
ể có kinh phí cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả mọi người, chính quyền Obama đề nghị tăng thuế 5% đối với những người giàu có thu nhập từ hơn 1 triệu USD/năm. Tầng lớp người giàu và các nghị sỹ Đảng Cộng hòa đã phản đối đạo luật này, cho rằng nó sẽ làm tăng khoảng 500 tỷ USD tiền thuế đối với người Mỹ.
Ngay trước thời điểm Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ phải đóng cửa một phần, cả Tổng thống Obama và Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, thượng nghị sỹ Harry Reid tuyên bố sẽ từ chối bất kì dự luật nào không cấp ngân sách cho chương trình "Obamacare".
Trong khi đó, các nghị sỹ đảng Cộng hòa chỉ trích rằng điều đó cho thấy đảng Dân chủ của ông Obama không chịu thỏa hiệp dù Hạ viện do phe Cộng hòa chiếm đa số đã có cử chỉ nhượng bộ khi "cứu" chính phủ bằng việc bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách tạm thời để cấp kinh phí hoạt động cho chính phủ liên bang tới ngày 15/12.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã lên tiếng cáo buộc các Thượng nghị sĩ Mỹ đã không làm việc tích cực để Thượng viện và Hạ viện có thể cùng thống nhất về dự thảo luật ngân sách cho năm tài khóa 2014.
Ông Boehner cho biết: "Hạ viện đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chúng tôi đã thông qua một dự thảo luật ngân sách vào tối 28/9... và gửi dự thảo này cho Thượng viện".
Đáp lời ông Boehner, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: "Quốc hội đã thất bại trong việc thông qua ngân sách cho chính phủ và kết quả là phần lớn các cơ quan của liên bang phải đóng cửa cho đến khi được cấp tiền".
Thiệt hại khôn lường
Ngày 1/10, Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa hầu hết các dịch vụ công của mình, ngoại trừ những dịch vụ thiết yếu, khiến 8 cơ quan chính phủ Mỹ phải đóng cửa, làm việc cầm chừng hoặc làm việc nhưng bị chậm lương; khoảng 800.000 công chức phải nghỉ việc không lương và 1,4 triệu binh sĩ sẽ phải nhận lương chậm.
Đáng chú ý hơn cả là việc Tổng thống Mỹ Obama đã phải huỷ các chuyến công du quan trọng của mình đến một số nước châu Á như Malaysia và Philippines trước khi tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Bali, Indonesia và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tại Brunei.
Việc lãnh đạo cao cấp nhất của Mỹ không thể tham dự những sự kiện quan trọng trong khu vực bất chấp chính sách hướng về châu Á của Mỹ do Chính phủ Mỹ thiếu kinh phí để hoạt động khiến uy tín của nước này bị "mất điểm" nghiêm trọng trong mắt các đồng minh cũng như những đối thủ chủ chốt của Mỹ.
Sau hơn hai tuần chịu cảnh đóng cửa tạm thời, ngày 16/10, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật cho phép mở cửa lại các cơ quan chính phủ và nâng trần nợ công, giúp Mỹ thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.
Tuy nhiên, đánh giá lại thiệt hại trong thời gian Chính phủ Mỹ phải đóng cửa tạm thời, Tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor cho biết, việc một số cơ quan chính phủ Mỹ đóng cửa trong vòng hơn 2 tuần đã khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới này thiệt hại 24 tỷ USD và bị hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý 4 năm nay.
Tổ chức Standard & Poor cho biết, kinh tế Mỹ dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 2,4% trong quý 4, thấp hơn dự đoán trước khi Chính phủ đóng cửa là 3%.
Bài học về sự nhượng bộ
Thấm thía những hậu quả ghê gớm sau bất đồng về ngân sách khiến Chính phủ Mỹ phải đóng cửa trong hơn 2 tuần trong tháng 10 vừa qua, chỉ chưa đầy 2 tháng sau hai Viện của Quốc hội Mỹ đã có những động thái "sửa sai" tích cực và hiệu quả.
Ngày 10/12, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Patty Murray và Hạ nghị sỹ đảng Cộng Hòa Paul Ryan đã thông báo trước báo giới về việc đạt được một thỏa thuận ngân sách trị giá 85 tỷ USD.
Theo thỏa thuận này, việc cắt giảm ngân sách sẽ không diễn ra đối với các cơ quan liên bang và các chương trình quan trọng của Chính phủ và cho phép họ chi tiêu thêm khoảng 63 tỷ USD trong vòng 2 năm tới. Hơn thế nữa, nó cũng sẽ cấp thêm khoảng 20-23 tỷ USD nhằm tránh việc thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới.
Đại diện Hai viện Quốc hội tuyên bố thông qua dự luật ngân sách (Ảnh Reuters)
Trong khi đó, phúc lợi dành cho công chức liên bang đã nghỉ hưu sẽ bị cắt giảm 6 tỷ USD và lương hưu trong quân đội cũng bị cắt giảm 6 tỷ USD.
Lần đầu tiên sau 3 năm tranh đấu không ngừng, cả hai Đảng ở cả hai Viện trong Quốc hội Mỹ đã nhắc tới việc dẹp bỏ tư tưởng cục bộ và cùng hướng về việc tránh cho nước Mỹ phải đóng cửa 1 lần nữa vào ngày 15/1 tới.
Sau đó 3 ngày, Hạ viện Mỹ đã nhanh chóng thông qua ngân sách liên bang với tỷ lệ áp đảo là 332 phiếu thuận và 94 phiếu trống và vào ngày 20/12, 9 Nghị sỹ Đảng Cộng hòa cùng với tất cả các Nghị sỹ Đảng Dân chủ trong Thượng viện cũng đã bỏ phiếu thông qua dự luật này.
Tổng thống Obama đã mô tả việc thông qua dự luật ngân sách này như là "Bước tiến tốt đẹp đầu tiên nhằm giúp nước Mỹ thoát khỏi những quyết định thiển cận đẩy kinh tế nước này vào tình trạng khủng hoảng. Nó cũng giúp vạch ra một lộ trình cụ thể cho kinh tế Mỹ trong hai năm tới để tránh việc người Mỹ lại phải chấp nhận việc Chính phủ bị đóng cửa thêm một lần nữa".
Một trong hai tác giả của dự luật này, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng Viện Patty Murray đã tuyên bố: "Việc thông qua dự luật này là bước đột phá giúp phá vỡ thế bế tắc giữa hai đảng và chứng tỏ rằng Quốc hội Mỹ vẫn đang hoạt động hiệu quả".
Tranh cãi liệu có chấm dứt?
Theo dự luật ngân sách mới, việc tăng chi tiêu Quốc phòng và các chương trình quốc gia sẽ được bù đắp bằng việc tăng số lượng nhân viên chính phủ bị cắt giảm việc làm và tăng giá vé máy bay của Cơ quan An ninh Giao thông Quốc gia.
Tuy nhiên, dự luật ngân sách này không bao gồm việc giảm thuế và tăng phúc lợi cho người bị thất nghiệp, một điều khiến Đảng Dân chủ chỉ trích rất nặng nề.
Dự luật này cũng không hướng tới việc cải cách các chương trình quan trọng như An sinh xã hội và Chăm sóc Y tế vốn đang được Đảng Cộng Hòa theo đuổi trong nhiều năm qua.
Nó cũng gây ra nhiều sự bất mãn ở cả hai Đảng trong Quốc hội khi thu hồi khoản tiền lên tới 6 tỷ USD dành cho các cựu chiến binh Mỹ.
Ngay cả khi dự luật ngân sách này mang lại cảm giác ổn định tạm thời ở Washington cho đến tận sau cuộc bầu cử Quốc hội trong năm 2014, các cuộc chiến tiếp theo về chi tiêu của Mỹ dường như vẫn chưa thể kết thúc.
Dự luật ngân sách này không hề nới lỏng trần nợ công của Mỹ và khiến hai Đảng trong Quốc hội phải tranh đấu để tăng trần nợ công này trong tháng 2 hoặc tháng 3 nếu muốn tránh khỏi việc nước này rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Hạ nghị sỹ Đảng Cộng hòa Paul Ryan tuyên bố, các thành viên trong Đảng của ông sẽ tập trung trong tháng tới để "thảo luận về những gì Đảng Cộng hòa mong muốn khi trần nợ công được nâng lên".
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Mitch McConnel cho biết "Tôi nghi ngờ việc Hạ viện hoặc Thượng viện tạo điều kiện cho Tổng thống dễ dàng tăng trần nợ công mà không phải nhượng bộ với Đảng Dân chủ".
Tuyên bố trên của lãnh đạo đảng Cộng hoà cho thấy, dù đã có những nhượng bộ từ cả hai Đảng trong Quốc hội Mỹ nhưng vấn đề ngân sách của Mỹ vẫn sẽ là một "cuộc chiến" khó có thể có một kết thúc hoàn toàn có hậu.
Năm 2014 được dự đoán là sẽ không kém phần ghập ghềnh và chông gai đối với nước Mỹ khi siêu cường số 1 thế giới sắp phải tìm mọi cách để tránh khỏi việc lâm vào tình trạng vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử hơn 237 năm của mình nếu hai Viện trong Quốc hội không thể thống nhất việc nâng trần nợ công của nước này vào tháng 1/2014.
Theo VOV
TQ: Quan chức xây trụ sở nhái cả điện Kremlin Chính quyền một quận ở thủ đô Bắc Kinh đang bị dư luận "ném đá" vì xây dựng trụ sở nhái kiến trúc điện Kremlin của Nga. Trong những ngày gần đây, các quan chức một quận ở ngoại thành thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đang bị dư luận trong nước chỉ trích nặng nề sau khi họ cho xây dựng một...