Tình hình biển Đông chiều 4/7: Việt Nam đề nghị LHQ lưu hành văn bản phản đối TQ

Theo dõi VGT trên

VN đề nghị lưu hành như những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ khóa 68 hai văn bản nêu rõ lập trường của VN về việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.

Tình hình biển Đông chiều 4/7: Việt Nam đề nghị LHQ lưu hành văn bản phản đối TQ - Hình 1

Tình hình biển Đông chiều 4/7: Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép

Ngày 3/7, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành như những tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 hai văn bản nêu rõ lập trường của Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Các tài liệu cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, bác bỏ các yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo này.

Theo phóng viên tại Liên hợp quốc, văn bản thứ nhất thể hiện Việt Nam phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981; kiên quyết bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý, các luận cứ của Trung Quốc nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22/5 và ngày 9/6 của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế do hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà tại đó Việt Nam được hưởng các quyền của một quốc gia ven biển theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Ngoài ra, để bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan trên, Trung Quốc đã đưa hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự vào vùng biển của Việt Nam. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc chủ động liên tục đ.âm húc, b.ắn vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam, thậm chí còn đ.âm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Văn bản trên cho biết tất cả các nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác đã liên tục bị Trung Quốc khước từ.

Văn bản thứ hai đề cập tới chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và hoàn toàn bác bỏ cả trên thực tế cũng như pháp lý, yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) nêu trong văn bản của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 22/5 và 9/6.

Video đang HOT

Trong văn bản thứ hai này, Bộ Ngoại giao nước ta đã chỉ rõ các tư liệu lịch sử không thống nhất với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa; khẳng định những tài liệu Trung Quốc dẫn chiếu nhằm chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện.

Các tài liệu này không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy chủ quyền của Trung Quốc chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Việt Nam cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa không được giao cho Trung Quốc tại các Hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai như: Hội nghị Cairo (11/1943), Hội nghị Potsdam (7/1945), Hội nghị hòa bình San Francisco (8/1951), Hội nghị Geneva (1954).

Tài liệu cũng nêu rõ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Cụ thể, năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa phản đối mạnh mẽ.

Sau đó, năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc.

Bị vong lục ngày 12 tháng 5 năm 1988 của Trung Quốc – một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

Văn bản thứ hai còn khẳng định Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, vạch rõ việc Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng sự thật lịch sử đó và nghiêm túc đàm phán với Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Như vậy, đây là lần thứ tư Việt Nam gửi thư đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu hành các tài liệu của Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Theo Xahoi

Trung Quốc cho quân đội chặn ngư dân, Kiểm ngư Việt Nam lên tiếng

Quan chức Cục Kiểm ngư nói về khẳng định sẽ làm mọi cách bảo vệ ngư dân cho dù Trung Quốc nói sẽ dùng quân đội &'chặn bắt ngư dân nước ngoài'.

Những diễn biến nóng ở Biển Đông tiếp tục là chủ đề được quan tâm nhất trong cuộc họp báo thường kỳ Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm 3/7.

Trung Quốc cho quân đội chặn ngư dân, Kiểm ngư Việt Nam lên tiếng - Hình 1

Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam, ông Hà Lê - Ảnh: Tùng Đinh

Trước việc Trung Quốc ra đạo luật cho phép quân đội nước này chặn bắt ngư dân nước ngoài ở vùng biển mà nước này tự cho là "có chủ quyền", ông Bình cho biết: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm thông tin này. Việt Nam cho rằng mọi động thái của các bên liên quan ở Biển Đông cần tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về luật biển UNCLOS 1982".

Ông Bình khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân hoạt động ở ngư trường truyền thống trên Biển Đông trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Chiều 3/7, trả lời phóng viên TS, ông Hà Lê - Cục phó Cục kiểm ngư cho biết: "Chúng tôi chưa nhận được thông tin Trung Quốc cho phép quân đội chặn ngư dân nước ngoài. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Kiểm ngư là bảo vệ, giúp đỡ ngư dân hoạt động đ.ánh bắt ở ngư trường truyền thống. Vì thế, chúng tôi sẽ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong bất cứ hoàn cảnh nào".

Trong khi đó, đại diện Cảnh sát biển Việt Nam từ chối trả lời câu hỏi về động thái nói trên của Trung Quốc liệu có gây khó khăn cho ngư dân Việt Nam.

Trung Quốc cho quân đội chặn ngư dân, Kiểm ngư Việt Nam lên tiếng - Hình 2

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình - Ảnh: Tùng Đinh

Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa toàn bộ Biển Đông vào bản tin cảnh báo bão, ông Lê Hải Bình cho biết: "Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc mở rộng vùng cảnh báo bão xung quanh biển Đông cũng không thay đổi được bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông".

Đối với các hoạt động giao thương ở biên giới Việt - Trung, ông Lê Hải Bình nói: "Theo tôi được biết, các hoạt động giao thương giữa hai nước vẫn diễn ra bình thường. Tôi không thấy có thông tin về việc Trung Quốc ngừng một số chương trình giao thương với Việt Nam".

Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Bình một lần nữa khẳng định việc Việt Nam ký Hiệp định nước chủ nhà với Tòa trọng tài thường trực - cơ quan giải quyết các tranh chấp quốc tế.

"Việt Nam đang tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế trong khu vực và thế giới. Việc ký kết với tòa thường trực là bước đi nằm trong chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế", ông Bình nói.

Đối với việc Nhật Bản đang dự tính thay đổi Hiến pháp, cho phép triển khai quân đội ở nước ngoài, ông Bình cho biết Việt Nam hy vọng Nhật Bản với tư cách là quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới sẽ có những nỗ lực đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Thông tin về kết quả chuyến thăm của Ngoại trưởng Philippines tới Hà Nội hôm 2/7, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết hai bên sẽ tăng cường hợp tác song phương, hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.

Hai bên cũng trao đổi hợp tác trong ASEAN và vấn đề Biển Đông, đề cao đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.

Phương Mai

Theo_VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
13:10:28 21/09/2024
Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng
14:23:52 20/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội
20:34:17 19/09/2024
Tài khoản bỗng nhận được 660 triệu đồng, tài xế taxi lập tức tìm cách trả lại
21:30:37 20/09/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Phát hiện tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin
15:34:55 21/09/2024
Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng
12:14:56 20/09/2024
'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú
14:26:33 20/09/2024

Tin đang nóng

Một anh tài "nam thần" bị trưởng FC nói xấu không khác gì antifan, mâu thuẫn nội bộ căng thẳng khắp MXH Threads!
15:15:07 21/09/2024
Cặp đôi phim giả tình thật yêu nhau nhờ đóng vai mẹ con, buộc phải chia tay vì 1 lý do đau lòng
13:16:56 21/09/2024
CĂNG: Thí sinh quốc tế bị ekip Miss Cosmo xúc phạm, lộ đoạn tranh cãi khó chấp nhận trên livestream!
12:45:50 21/09/2024
NTK Thái Công "lên xe hoa" ở t.uổi 52, bạn trai đồng giới visual vạn người mê
12:56:01 21/09/2024
Vũ Cát Tường tuyên bố thời điểm đám cưới hậu công khai giới tính, khoe bạn gái
14:47:08 21/09/2024
Hằng Du Mục "xanh mặt" vì bà Nguyễn Phương Hằng, lên livestream nhắc tên đã rén
16:14:46 21/09/2024
Lương Mỹ Kỳ "bể nợ" chưa kịp ổn đã gặp biến, phải van xin "đừng hại em nữa"
15:24:38 21/09/2024
Mẹ nói vợ tôi biếu bà 6 triệu/tháng, nghe xong tôi lú người luôn vì lương cô ấy chỉ có 7 triệu
12:50:45 21/09/2024

Tin mới nhất

Giá vàng vượt 2.600 USD, phá vỡ mọi kỷ lục

12:23:19 21/09/2024
Lần đầu tiên giá vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng. Đà tăng phi mã của vàng nhẫn trong nước cùng diễn biến đi lên của thế giới. Kim loại quý trên thị trường quốc tế đã vượt 2.600 USD.

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

12:19:28 21/09/2024
Ngày 21/9, UBND tỉnh Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại 2 khu vực xóm Rài (xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn) và xóm Rằng (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc).

Bình Phước: Mưa lớn gây hư cầu dân sinh, một người dân mất tích

12:12:37 21/09/2024
Mưa lớn nhiều ngày qua đã gây hư hỏng hàng loạt cầu dân sinh ở H.Bù Đăng (Bình Phước), cuốn trôi 1 người dân mất tích.

3 mẹ con ở Nghệ An bị lũ cuốn: Tìm thấy t.hi t.hể người mẹ

12:08:22 21/09/2024
T.hi t.hể người mẹ mất tích trong vụ 3 mẹ con đi xe đạp điện qua cầu tràn bị lũ cuốn ở huyện Anh Sơn, Nghệ An đã được tìm thấy.

Chục nghìn con bị c.hết do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới

11:57:01 21/09/2024
Chia sẻ với PV. VietNamNet chiều 20/9, ông Hoàng Văn Chung ở xã Phú Lương (Sơn Dương, Tuyên Quang) phấn khởi khoe, sáng nay ông vừa bán được 40 con lợn với giá 69.000 đồng/kg. Nhẩm tính, mỗi con lợn xuất chuồng ông lãi khoảng 1,5 triệu ...

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

3 mẹ con bị lũ cuốn khi qua cầu tràn ở Nghệ An

21:35:52 20/09/2024
Trên đường về nhà, 3 mẹ con ở xã Tường Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) bị nước lũ cuốn trôi. 2 người con kịp thời được cứu sống, còn người mẹ đang mất tích.

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

Á hậu Bùi Khánh Linh: "Tôi sốc 1 điều ở Đảo thiên đường, nhưng không phải vì bình luận khán giả"

Tv show

17:41:38 21/09/2024
Á hậu Bùi Khánh Linh đang là gương mặt nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả truyền hình, những người mê mệt show hẹn hò Đảo thiên đường.

Máy bay phải hạ cánh do phát hiện chuột trong khoang

Thế giới

17:40:39 21/09/2024
Các hãng hàng không thường nghiêm cấm động vật gặm nhấm trên máy bay vì chúng có thể nhai đứt hệ thống dây điện, vốn vô cùng quan trọng cho hoạt động của máy bay.

Thiện Nhân "bóc" bộ mặt thật của anh trai, không thể tha thứ, chỉ mong 1 điều

Sao việt

17:39:54 21/09/2024
Sau thời gian im ắng, Thiện Nhân vừa có những chia sẻ liên quan đến gia đình thu hút sự quan tâm lớn từ công chúng. Lần lộ diện này, cô nàng cũng tiết lộ lý do vì sao phải bỏ nhà ra đi.

Hot: Park Bom (2NE1) đổ bộ Tân Sơn Nhất, khoe ngoại hình khó nhận ra!

Sao châu á

17:35:00 21/09/2024
Từng có quãng thời gian ngoại hình trồi sụt nhưng đến nay Park Bom đã giảm cân thành công và lấy lại được vóc dáng thon gọn.

Mourinho 'thổi lửa' cho trận derby bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ

Sao thể thao

17:33:53 21/09/2024
Jose Mourinho hâm nóng và sẵn sàng cho lần đầu tiên xuất hiện ở trận Kinh điển bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ, khi Fenerbahce tiếp Galatasaray.

MXH bùng nổ với phim Cám: Nữ chính gây choáng vì diễn quá đỉnh, lời thoại lại nhận về loạt chê bai

Hậu trường phim

17:29:19 21/09/2024
Trên các nền tảng mạng xã hội hiện Cám đang là một chủ đề rất được quan tâm. Vô số những khen chê từ cả khán giả lẫn người trong ngành.

Maysaa: Hotgirl Lào bị nghi hẹn hò Quang Linh Vlogs, đưa về nhà gặp mặt bố mẹ

Netizen

16:59:36 21/09/2024
Thời gian gần đây, Quang Linh còn được ghép đôi với hotgirl Lào có tên Maysaa (sinh năm 2001) là du học sinh tại Việt Nam. Khả năng nói tiếng Việt của Maysaa rất tốt nên để lại ấn tượng đẹp với cộng đồng mạng.

Ngày 22 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 22/9/2024.

Trắc nghiệm

16:34:37 21/09/2024
Xem lịch âm ngày 22/9/2024 (Chủ Nhật), lịch vạn niên ngày 22/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Cuộc đổ bộ của những thực thể số: Sự ra đời của thế hệ Vtuber "siêu tân binh"

Mọt game

16:07:45 21/09/2024
Theo thời gian, bằng khả năng hòa hợp với văn hóa của giới trẻ, họ dần trở thành những thần tượng thế hệ mới, với tên gọi Vtuber (Virtual YouTuber).

Ngày mai gió mùa Đông Bắc về, nấu 1 trong 5 món canh này vừa ngon lại giúp dưỡng ẩm, cấp nước và nâng cao sức đề kháng

Ẩm thực

15:30:25 21/09/2024
Các món canh này không chỉ giàu dinh dưỡng, thích hợp để bồi bổ cơ thể mà còn ngon miệng và có tác dụng dưỡng ẩm, cấp nước, nâng cao sức đề kháng.

Sự vùng vẫy của 1 ngôi sao hết thời

Nhạc quốc tế

15:27:21 21/09/2024
Màu nhạc cũ kỹ, hình ảnh lỗi thời và thông điệp nữ quyền rẻ t.iền là những gì mà các chuyên trang âm nhạc dành cho Woman s World cùng Katy Perry.