Tinh giản chương trình học kỳ II: Tránh quá tải cho học sinh
Trong thời gian học sinh (HS) phải nghỉ học để phòng ngừa Covid-19, dù ngành giáo dục tổ chức dạy và học trực tuyến thì vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là nội dung chương trình học tới đây sẽ như thế nào, tinh giản ra sao…
Theo thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT, hiện Bộ đang tính toán điều chỉnh khối lượng kiến thức học kỳ II năm học 2019-2020 một cách phù hợp, tránh để HS quá tải khi đi học trở lại.
Bộ GDĐT sẽ tinh giản chương trình để tránh quá tải cho HS. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Khuyến khích các trường chủ động kế hoạch
Việc giảm tải kiến thức cho HS đã được đặt ra lâu nay, nhưng trong thời gian nghỉ học để phòng chống Covid- 19, nỗi lo thời gian nghỉ kéo dài ảnh hưởng tới chương trình học, ôn thi của HS cuối cấp vào lớp 10 THPT, thi THPT quốc gia càng khiến nhiều phụ huynh quan tâm, sốt sắng hơn.
Liên quan tới việc giảm tải kiến thức, thực ra Bộ GDĐT đã từng có những hướng dẫn. Từ năm 2011 Bộ GDĐT đã ra văn bản số 5842 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông, ban hành cùng với tài liệu hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của từng môn học. Gần đây nhất, năm 2017, Bộ GDĐT cũng đã có văn bản số 4612 hướng dẫn dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, cho phép các nhà trường tổ chức cho giáo viên điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn; đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp- Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội cho rằng các nhà trường hoàn toàn có thể căn cứ vào Văn bản 4612 này để xây dựng thời khóa biểu phù hợp. Nhưng điều này đòi hỏi kế hoạch rất chi tiết, tỉ mỉ, phụ thuộc vào cả năng lực của người dạy và người học.
Video đang HOT
Dù những băn bản nói trên được xem là cứu cánh để các nhà trường, giáo viên chủ động hơn trong việc sắp xếp thời khóa biểu, dạy học phù hợp với đối tượng HS, song lâu nay hướng dẫn ấy vẫn chưa được các cơ sở giáo dục phổ thông chú trọng.
Ghi nhận ý kiến từ các thày cô giáo trong thời điểm này, nhiều người có chung quan điểm rằng: Để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, nên tinh giản nội dung, tùy theo mức độ kiến thức và hiểu biết hay vận dụng, nâng cao. Bộ cần lựa chọn phương án nào để ít ảnh hưởng đến HS nhất. Việc tinh giản là một phương án nhưng cần tính toán sao cho không thừa không thiếu và đảm bảo tính công bằng đối với HS. Những ý kiến khác thì chia sẻ, tốt nhất là nên học đến đâu thi đến đó và cần có giới hạn chương trình, chứ không thể nói kiến thức nào, nội dung nào là không cần thiết trong chương trình.
Giảm tải kiến thức nâng cao
Góp ý với việc giảm tải chương trình cho HS, theo ông Đặng Tự Ân – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), cần phải linh hoạt trong việc dạy- học và tổ chức thi. Ông Ân phân tích: Với thời điểm kết thúc năm học vào giữa tháng 7 (hay giữa tháng 8/2020) là rất vất vả cho cả thầy và trò. Liệu có giữ được chất lượng giáo dục, thực hiện nghiêm túc quy chế thi THPT quốc gia và đảm bảo hiệu quả tập huấn thay SGK lớp 1, trong khi các nhà trường đã quá tải công việc, nhất là phải làm việc trong thời tiết của mùa hè nóng bức?
Do đó cần điều chỉnh linh hoạt, cụ thể như sau: Giảm thời lượng và nội dung giáo dục từ 20% đến 25% của kế hoạch học kỳ II năm học 2019-2020 cho tất cả các trường phổ thông. Tức là kế hoạch giáo dục của 4 tháng được hoàn thành trong 3 tháng. Điều này là khả thi vì các địa phương dựa trên khung kế hoạch của Bộ GDĐT đã xây dựng kế hoạch riêng cho mỗi trường.
Ông Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) cho biết việc tinh giản nội dung dạy học sẽ chỉ tập trung vào học kỳ II của năm học này với tất cả các khối lớp. Theo đó, những nội dung nào có mức độ yêu cầu mang tính nâng cao sẽ được giảm bớt đi để đảm bảo thời gian học tập cho HS;
Căn cứ vào chương trình, Bộ sẽ tinh giản theo hướng một số các tiết học trong sách giáo khoa gần nhau có thể thiết kế thành bài học theo chủ đề để tiết kiệm thời gian dạy học. Chẳng hạn như số tiết nhiều hơn 3 thì có thể rút bớt đi thời gian dạy học trên lớp. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được yêu cầu của chương trình.
Cùng với đó, Bộ GDĐT cũng tính toán tinh giản theo hướng tích hợp những nội dung giao thoa giữa các môn học. Có một số nội dung giao thoa giữa các môn học trong chương trình hiện hành. Với những nội dung này, Bộ sẽ thiết kế để tổ chức tích hợp vào một môn chính. Như vậy, sẽ tiết kiệm được lượng thông tin, tiết kiệm được đối tượng mà HS phải nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình.
Theo ông Thành, Bộ sẽ tinh giản chương trình tới mức có thể đảm bảo được yêu cầu, tính toán để có thể đáp ứng được khung thời gian kế hoạch năm học mà Bộ đã điều chỉnh, tức là hoàn thành chương trình trước ngày 15/7. Ngoài ra, ông Thành cho biết, khi vào năm học mới, Bộ sẽ có hướng dẫn để các nhà trường tổ chức bù đắp thêm phần kiến thức đã được tinh giản của học kỳ II năm học này.
Trao đổi với báo chí, đại diện Vụ Giáo dục Trung học cũng khẳng định việc cắt giảm chương trình không thể làm một cách cơ học mà phải có rà soát và phương án cụ thể, làm sao để vẫn đảm bảo chuẩn đầu ra, chuẩn chất lượng.
Theo đó, sẽ có 2 giải pháp cho việc giảm tải. Thứ nhất là tinh giản chương trình, tức là sẽ cụ thể hóa Văn bản 4612 về hướng dẫn dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS và hướng dẫn giảm tải từ năm 2011. Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể hóa nội dung trong văn bản đó như thế nào, để đảm bảo thống nhất chung trong toàn quốc, chứ không phải phụ thuộc vào từng trường như trước kia.
Dự kiến trong tháng 3 sẽ phải hoàn thành công bố phương án giảm tải để áp dụng khi nhà trường mở cửa trở lại. Những nội dung được tinh giản thì chắc chắn sẽ không đưa vào nội dung kiểm tra, đánh giá, thi cử.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong thời gian HS phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên tạm thời nghỉ học, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT tiếp tục tăng cường các hình thức dạy học qua Internet, truyền hình.
Các Sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018 để tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình một cách phù hợp.
Minh Quang
Sẽ tích hợp kiến thức giao thoa giữa các môn để tinh giản chương trình
Bộ GD-ĐT đang tính toán để có các phương án tinh giản chương trình học cho học sinh, đảm bảo hoàn thành chương trình trước ngày 15/7.
Trao đổi với báo chí ngày 22/3, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc dạy và học bị gián đoạn, Bộ sẽ tinh giản nội dung năm học 2019-2020 với tất cả các khối lớp, chỉ tập trung vào chương trình học kỳ II.
Ông Nguyễn Xuân Thành cho hay, việc cắt giảm chương trình không thể làm một cách cơ học mà phải có rà soát và ra phương án cụ thể, đảm bảo chuẩn đầu ra, chuẩn chất lượng.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT
Theo ông Thành, việc tinh giản chương trình có thể triển khai theo hướng xem xét những kiến thức lặp lại giữa các môn học, các lớp học (nghĩa là những phần kiến thức lặp lại ở mức cao hơn so với năm học trước). Việc tinh giảm sẽ tính toán đến kiến thức ở lớp dưới đã học thì sẽ cắt đi ở lớp trên. Khi học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản ở lớp dưới, các thầy cô chỉ hướng dẫn cho các em tham khảo tự học; vừa tiết kiệm được thời gian trên lớp, vừa đảm bảo chương trình năm học.
Việc tinh giản chương trình cũng sẽ lấy chương trình giáo dục làm cơ sở, từ đó rà soát các nội dung trong sách giáo khoa môn học. Với những nội dung vận dụng nâng cao vượt quá chuẩn thì sẽ được tinh giản. Chỉ dạy học ở ba mức độ đọc - hiểu - vận dụng thấp nhằm giảm bớt thời lượng môn học, đảm bảo cho học sinh hoàn thành chương trình năm học trước ngày 15/7.
"Ngoài ra Bộ cũng đang tính toán tinh giảm theo hướng tích hợp những nội dung giao thoa giữa các môn học như môn Khoa học - Công nghệ, môn Lịch sử - Địa lý... Những nội dung này sẽ thiết kế để tổ chức tích hợp vào một môn chủ đạo và chỉ bổ sung yêu cầu cần đạt ở những môn còn lại, không dạy lặp lại kiến thức đó nữa. Như vậy, sẽ tiết kiệm được lượng thông tin, tiết kiệm được đối tượng nghiên cứu khảo sát cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình", ông Thành cho hay.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học cho biết, Bộ chủ trương chỉ tinh giản về mặt nội dung, không giảm về yêu cầu đạt được của học sinh theo chương trình giáo dục. Nội dung tinh giản theo hướng phát triển năng lực và kiến thức cơ bản. Đảm bảo thống nhất chung trong toàn quốc, không phụ thuộc vào từng trường như trước kia. Những nội dung được tinh giản, chắc chắn sẽ không đưa vào nội dung kiểm tra, đánh giá, thi cử.
Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết thêm, Bộ GD-ĐT đang đẩy mạnh việc triển khai rà soát dự kiến trong tháng 3 sẽ phải hoàn thành công bố phương án giảm tải để áp dụng khi nhà trường mở cửa trở lại, hy vọng khi tháng 4, dịch bệnh đẩy lùi, học sinh sẽ trở lại trường./.
Nguyễn Trang
Thành lập các tiểu ban tinh giản chương trình giáo dục phổ thông vì dịch Covid-19 Bộ GD-ĐT đã có quyết định thành lập các tiểu ban rà soát, tinh giản nội dung dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông của tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 12. Bộ sẽ tinh giản chương trình tới mức có thể đảm bảo được yêu cầu, tính toán để có thể đáp ứng được khung thời...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Trước khi bị khởi tố, tài khoản mạng xã hội của Hoa hậu Thùy Tiên bất ngờ "sáng đèn" sau hơn một tháng im lặng
Sao việt
23:15:13 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
14 dự án điện ảnh triển vọng tại 'Vườn ươm dự án' của DANAFF lần 3
Hậu trường phim
23:09:14 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025
Quế Anh ra sao sau một năm đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024?
Phong cách sao
22:40:23 19/05/2025
Chuyện tình chàng trai yêu cô gái "khổng lồ" cao 2,2m
Netizen
22:37:22 19/05/2025