Tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị thông tin về công tác đối ngoại
Chiều 15-9, tại TP Buôn Ma Thuột, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông tin về công tác đối ngoại.
Tại hội nghị, đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia thông báo một số nét chính về tình hình thế giới, tình hình Biển Đông, tình hình biên giới trên bộ của nước ta thời gian gần đây… Bên cạnh đó, hội nghị phân tích những thuận lợi và khó khăn hiện nay trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực, qua đó đặt ra những vấn đề trong hợp tác phát triển kinh tế và thương mại toàn cầu, đòi hỏi công tác đối ngoại cần có những đối sách phù hợp.
Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Nhân dịp này, Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy và cán bộ chủ chốt tỉnh Đắk Lắk về công tác đối ngoại và công tác phân giới cắm mốc.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng Đắk Lắk duy trì hoạt động ngoại giao bằng các hình thức phù hợp, nhất là với các quốc gia có ký kết hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế và giáo dục. Cũng tại buổi làm việc, đại diện các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk báo cáo với đoàn công tác về tình hình quản lý, bảo vệ biên giới, quản lý cửa khẩu; đề xuất những kiến nghị trong thực hiện công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Mun-đun-ki-ri (Vương quốc Campuchia).
Nâng cao chất lượng hoạt động chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn
Trong những năm qua, chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn (gọi tắt là chi bộ quân sự xã) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, trực tiếp củng cố, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Cấp ủy, chi bộ quân sự đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QP, QSĐP), góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Quan tâm phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn.
Sau khi có Hướng dẫn số 35-HD/BTCTW, ngày 15-10-2009 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy các địa phương củng cố, kiện toàn chi bộ quân sự xã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương. Qua hơn 10 năm thực hiện Hướng dẫn số 35, công tác xây dựng và hoạt động của chi bộ quân sự trên địa bàn tỉnh đã đi vào nền nếp; chất lượng, hiệu quả từng bước chuyển biến tích cực; thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ QP, QSĐP, nhất là ở một số xã trọng điểm biên giới, ven biển và vùng giáo. Cùng với đó, đã tổ chức phối hợp với lực lượng công an và các lực lượng khác ở các địa phương thực hiện bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ do đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn giao. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, đảng ủy các xã, phường, thị trấn có chi bộ quân sự xã đã quan tâm đến việc củng cố, kiện toàn, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo nhiệm vụ QP, QSĐP được vận hành thông suốt và có hiệu quả hơn. Chi bộ quân sự đã tích cực tham mưu cho đảng ủy xã, thị trấn ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ QP, QSĐP, kế hoạch huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị hằng năm đảm bảo sát thực tế và chất lượng. Hiện nay toàn tỉnh Thanh Hóa có 16 chi bộ quân sự thuộc 5/27 huyện, thị xã, thành phố. Các đảng viên trong chi bộ quân sự đều là các đồng chí công tác ở ban chỉ huy quân sự và các ban, ngành, đoàn thể khác; chi bộ được thành lập chủ yếu trên địa bàn xã giáp biên, ven biển và vùng giáo.
Theo đánh giá của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, qua hoạt động của chi bộ quân sự xã, nhìn chung cấp ủy, chính quyền đã lãnh đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương ở cơ sở có nhiều chuyển biến, tiến bộ; năng lực, trách nhiệm, phương pháp, tác phong công tác của cán bộ quân sự cấp xã có sự đổi mới, sâu sát với địa bàn, thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao. Lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên ở nhiều địa phương đã thực sự là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương, xung kích trong khắc phục hậu quả thiên tai, chủ động phối hợp, hiệp đồng với lực lượng công an và các lực lượng có liên quan giải quyết hiệu quả các vụ việc phức tạp ở cơ sở, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó, chi bộ quân sự còn phối hợp và làm tốt công tác phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên, đưa tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ lên 30,6% (tăng 5,6% so với năm 2015), góp phần nâng cao chất lượng chính trị, độ tin cậy của lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên, đóng góp thiết thực vào việc củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
Tuy nhiên, ở một số địa phương trong tỉnh sau khi tổ chức làm thí điểm, rút kinh nghiệm, chưa quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động nên có nơi cho rằng hiệu quả lãnh đạo của loại hình chi bộ quân sự xã không thật sự có hiệu quả, nên đã có quyết định giải thể, việc xây dựng quy chế làm việc và tổ chức hoạt động của một số chi bộ quân sự còn lúng túng; vai trò tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo về nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp chỉ đạo giữa đảng ủy quân sự và các ban đảng cấp huyện chưa được quan tâm đúng mức nên chất lượng hoạt động của một số chi bộ quân sự cấp xã còn hạn chế. Công tác tham mưu cho đảng ủy cấp xã và phối hợp với các chi bộ thôn trong tạo nguồn phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và thanh niên sẵn sàng nhập ngũ chưa được quan tâm đúng mức, có nơi chưa đạt chỉ tiêu đề ra...
Để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Hướng dẫn số 35-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng trọng điểm về quân sự - quốc phòng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng chi bộ quân sự trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, cần tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; xây dựng lực lượng dân quân, dự bị động viên vững mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt ở địa phương để cùng với các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đảng bộ tỉnh Gia Lai hoàn thành việc tổ chức đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương Đến ngày 20-8-2020, Đảng bộ tỉnh Gia Lai có 21/21 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã hoàn thành đại hội đảng bộ cấp huyện, sớm hơn so với tiến độ yêu cầu tại Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 248-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tại Đại hội Đảng bộ huyện Ia Grai, đồng chí...