Thanh Hoá đang vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ
Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể, những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, sẽ là tỉnh phát triển toàn diện, kiểu mẫu của cả nước.
Ngày 31/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng , Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình đã dự và chỉ đạo hội nghị.
Ngày 31/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Thanh Hóa: Cực tăng trưởng trong tứ giác phát triển ở phía Bắc
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư, trình bày những nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 58.
Theo đó, Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ là tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Nghị quyết xác định, Thanh Hóa sẽ là một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch , giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao ; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
“Để thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết yêu cầu Thanh Hóa cần phải thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó đặc biệt là 3 nhóm giải pháp mang tính đột phá chiến lược, gồm: đột phá về thể chế, tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính công…; đột phá về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với các cực tăng trưởng, nâng cấp cảng biển, sân bay…; và đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý…”, ông Sơn nhấn mạnh.
Thanh Hóa: Một tỉnh kiểu mẫu
Phát biểu chỉ đạo và kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng , Trưởng ban Kinh tế T.Ư, nêu rõ Thanh Hóa có vị trí địa chính trị, địa kinh tế và ví trí chiến lược về an ninh quốc phòng của đất nước.
Nhằm giúp Thanh Hóa khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để có bước phát triển đột phá trong giai đoạn tới, ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Nghị quyết của Bộ Chính trị đã chỉ rõ Thanh Hóa sẽ trở thành một cực phát triển mới của Bắc Trung Bộ để tạo ra tứ giác phát triển trên nền tảng tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh tạo ra kết nối phát triển giữa vùng Bắc Trung Bộ với Đồng bằng Sông Hồng, với vùng duyên hải Bắc Bộ và với vùng Tây Bắc.
Dẫn lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa lúc sinh thời Người về thăm: “Tỉnh Thanh theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt”, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng Thanh Hóa đã vượt qua rất nhiều khó khăn, với quyết tâm rất cao để thực hiện lời căn dặn của Bác.
“Hai nhiệm kỳ gần đây, kể cả Trung ương và Thanh Hóa đã thể hiện được khả năng khéo điều khiển, khéo sắp đặt. Chúng ta có Khu Kinh tế Nghi Sơn với trọng điểm là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn … Trong quá trình thảo luận để triển khai Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn thì ý kiến của nhiều nhà phân tích, nhiều nhà khoa học cho rằng Nhà máy Lọc hóa dầu nên đặt ở Bà Rịa – Vũng Tàu hơn là ở Thanh Hóa. Thế nhưng Bộ Chính trị với tầm nhìn, quan điểm phải thể hiện làm sao khéo điều khiển thì Bộ Chính trị đã quyết định đặt Nhà máy Lọc hóa dầu ở Nghi Sơn , Thanh Hóa. Hôm nay điểm lại, chúng ta thấy rằng Khu Kinh tế Nghi Sơn của chúng ta là một Khu Kinh tế được Trung ương cho những cơ chế, chính sách hấp dẫn nhất trong các Khu Kinh tế của cả nước. Điều đó đã thể hiện sự khéo bố trí, khéo sắp đặt của Trung ương.
Ông Nguyễn Văn Bình cũng đề nghị các cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm, đồng hành với Thanh Hóa để góp phần cùng với Tỉnh triển khai thực hiện thành công Nghị quyết.
“Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới phải thể hiện đầy đủ và sâu sắc tinh thần Nghị quyết 58 và tin tưởng với bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nền tảng văn hóa, con người cùng với khát vọng và quyết tâm to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa, Nghị quyết sẽ được triển khai thành công góp phần phát triển Thanh Hóa thành một tỉnh kiểu mẫu như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm Thanh Hóa”, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị.
Thanh Hóa đã sẵn sàng chương trình hành động
Theo ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, hiện tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị.
Ông Chiến yêu cầu lãnh đạo các ngành, địa phương trong tỉnh phải nhận thức đầy đủ những nội dung cơ bản của nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị mình.
“Sau hội nghị này, cách ngành, các địa phương phải ban hành kế hoạch hành động để triển khai thực hiện của đơn vị mình. Tỉnh sẽ thành lập một ban chỉ đạo, trong đó có thể sẽ có cán bộ chuyên trách để tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện nghị quyết một cách đồng bộ nhất”, ông Chiến chỉ đạo.
Qua sông hết phải... lụy đò!
Hàng ngàn người dân các xã Cẩm Giang, Cẩm Qúy, Cẩm Tú và một phần của xã Cẩm Lương của huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã hết cảnh "qua sông lụy đò".
"Qua sông thì phải lụy đò", là tình cảnh của hàng ngàn người dân các xã Cẩm Giang, Cẩm Qúy, Cẩm Tú và một phần của xã Cẩm Lương của huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hơn 30 năm qua. Thế nhưng, câu chuyện đó sẽ mãi lùi vào dĩ vãng khi một cây cầu bê tông kiên cố vừa được xây dựng nhờ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB).
Cầu Cẩm Giang nối đôi bờ thượng nguồn sông Mã
Mong ước 3 thập kỷ đã thành hiện thực
Những ngày cuối tháng 5/2020, có mặt tại bến phà Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, nơi đây không còn hình ảnh đò phao chòng chành được làm từ tre, mét và thùng phi nhựa năm xưa. Thay vào đó là một cây cầu bê tông cốt thép nối đôi bờ sông Mã. Người xe qua lại tấp nập, ai nấy đều phấn khởi vui mừng.
Ở tuổi 43, đã đi làm khắp từ Nam chí Bắc, nhưng chưa lúc nào anh Cao Văn Tươi (trú ở xã Cẩm Giang) lại thấy vui như bây giờ.
Anh Tươi chia sẻ: Bao đời nay, người dân ở đây chỉ có 2 cách để đi lên trung tâm huyện, một là đi đò vượt sông, hai là đi đường vòng xa hơn 17km. Thế nhưng, đó là những ngày bình thường, còn khi mưa lũ thì nơi đây bị chia cắt, cô lập hoàn toàn.
"Những ngày cầu vừa hoàn thành, người dân nơi đây vui như Tết. Nhiều cụ già tóc bạc phơ, đi không vững cũng bắt con cháu đưa ra để được tận mắt ngắm, tận tay sờ vào cây cầu bằng bê tông cốt thép hiện thực chứ không phải trong mơ. Nhiều cụ đã khóc và nói cứ tưởng đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không được đi qua cây cầu này", anh Tươi xúc động nói.
Một cây cầu bê tông cốt thép vĩnh cữu đã hình thành giữa hiện thực chứ không còn là giấc mơ của bà con nhân dân nơi đây
Chủ tịch UBND xã Cẩm Giang - Cao Anh Vũ phấn khởi cho biết: Bắt đầu từ những năm 1990 - 1991, khu vực xã Cẩm Giang hình thành 7 bến đò kéo cáp để phục vụ việc sản xuất và đi lại cho bà con. Sau đó, rút lại còn hai bến đò, và đến năm 2000 thì rút xuống còn 1 bến đò cáp là vị trí đặt cầu hiện nay.
Cuộc sống "lụy đò" đã ảnh hưởng toàn diện đến đời sống người dân: từ hoạt động dân sinh tối thiểu là ra huyện gặp bạn bè, đến việc học tập của các cháu hay việc giao thương, buôn bán, xây dựng...
Chưa kể, nhiều lần đò phao bị nước lũ cuốn trôi, cáp đứt việc đi lại của bà con nhân dân bị gián đoạn. Đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra, điển hình nhất là vụ đứt cáp chìm đò năm 1997 khiến 2 học sinh tử vong, trong đó một cháu đến nay vẫn chưa tìm thấy xác. Cho nên, đã từ rất lâu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cẩm Giang đề xuất các cấp quan tâm, sớm xây dựng một cây cầu.
Cũng theo ông Vũ, xã Cẩm Giang có 1023 hộ với 5.100 nhân khẩu thì có khoảng 4.000 nhân khẩu thường xuyên đi qua cầu này. Chưa kể còn một lượng rất lớn người dân ở các xã Cẩm Qúy, Cẩm Tú và Cẩm Lương cũng đi qua đây để lên trung tâm huyện.
Việc có cầu không chỉ qua lại an toàn mà còn rút ngắn khoảng cách từ xã lên trung tâm huyện chỉ còn khoảng 1,5km. Đặc biệt, ngay khi cầu được xây dựng, UBND huyện Cẩm Thủy cũng lập dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường qua cầu đề vào trung tâm xã Cẩm Giang.
Cùng với đó, UBND xã Cẩm Giang quy hoạch khu vực dọc cầu Cẩm Giang trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương và vùng phụ cận. "Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, một tương lai mới sẽ mở ra ở vùng đất này", ông Vũ tự tin.
Người dân vui mừng đi qua cầu Cẩm Giang
Công trình tri ân n hân dân
Là doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, chứng kiến niềm vui của chính quyền và người dân địa phương, kỹ sư Nguyễn Xuân Huy - Phụ trách kỹ thuật, Tổng Công ty CP ĐTXD Minh Tuấn cũng vui lây.
Anh Huy nhớ lại những ngày đầu về thi công: "Khi nghe tin đơn vị về thi công xây dựng cầu, chính quyền và bà con nhân dân ai cũng rất phấn khởi. Chính quyền thì bố trí cắt đất của xã cho làm cầu. Người dân thì giúp đơn vị kéo điện, dựng lán trại, tạo điều kiện cho xe chở vật liệu vào thi công.
Cũng chính bà con nhân dân xã Cẩm Giang đã đóng góp hơn 200 triệu đồng và nhiều ngày công hoàn thành đường dẫn 2 bên đầu cầu. Thấy vậy, anh em chúng tôi cũng phấn đấu thi công thật nhanh, thật chất lượng để tri ân, đáp lại tình cảm của chính quyền và bà con".
Cũng theo anh Huy: Cầu Cẩm Giang gồm 10 nhịp với tổng chiều dài 330m, mặt cầu rộng 3,5m; trong đó có 2 nhịp tránh xe ở 2 đầu cầu rộng 6m, tổng số vốn đầu tư là 33 tỷ đồng; thời gian thi công là 12 tháng kể từ ngày 20/2/2019.
Hai nhịp tránh xe rộng 6m ở 2 đầu cầu đem lại nhiều thuận lợi cho phương tiện và bà con nhân dân khi lưu thông qua cầu
"Nếu xét về mặt kỹ thuật thì thi công cầu Cẩm Giang không có gì phức tạp. Tuy nhiên, do đặc thù là công trình thuộc dự án xây dựng cầu dân sinh (LRAMP), lượng vốn hạn chế. Ngoài ra, theo tiến độ đề ra là 12 tháng nhưng thời tiết ở khu vực Thanh Hóa rất khắc nghiệt; chỉ thi công được 9 tháng, còn từ tháng 7 - 10 là mùa mưa, không thể thi công.
Khó khăn nhất là lúc khoan cọc nhồi dính phải hàng loạt hang cát-tơ. Địa chất này đã gây không ít khó khăn và tốn kém cho đơn vị. Có thời điểm theo thiết kế chỉ đổ 31 khối bê tông, nhưng gặp phải hang cát-tơ, bê tông bị nước cuốn trôi nên phải đổ đến 81 khối bê tông" - kỹ sư Huy cho biết.
Khó khăn về thời tiết, nguồn vốn và phức tạp về địa chất là như thế nhưng đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án 4 (Bộ GTVT) đã cùng với đơn vị thi công, tư vấn giám sát quyết tâm thi công liên tục 3 ca/ ngày. Sau 11 tháng triển khai thi công, công trình đã hoàn thành, vượt tiến độ 1 tháng - Đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Theo kế hoạch sau khi được điều chỉnh, bổ sung thì từ năm 2017 - 2021, Ban Quản lý dự án 4 sẽ triển khai thi công 23 cầu dân sinh (LRAMP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với tổng số vốn dự kiến lên đến 187 tỷ đồng.
Tuy nhiên đến nay, Ban Quản lý dự án 4 đã triển khai thi công xong cả 23/23 cầu với tổng số vốn hết khoảng 160 tỷ đồng. Hiện đã bàn giao và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả 17 cầu, còn lại 6 cầu đang hoàn tất các thủ tục để bàn giao.
Theo kế hoạch, Ban đã vượt tiến độ thi công hẳn 1 năm và tiết kiệm được cho Nhà nước 27 tỷ đồng.
Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em Theo thống kê của Công an tỉnh, từ tháng 1-2017 đến tháng 5-2020, trên địa bàn tỉnh có 114 vụ trẻ em bị xâm hại được phát hiện và xử lý, trong đó số trẻ em nữ bị xâm hại là 96 trẻ (chiếm 83,5%). Trẻ em các dân tộc trong tỉnh tham dự lễ phát động Tháng Hành động vì trẻ em...