Tình báo Pháp cảnh báo Iran sắp có vũ khí hạt nhân
Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Pháp, ông Nicolas Lerner vừa cảnh báo Iran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân trong vòng vài tháng tới.
Quang cảnh bên trong cơ sở làm giàu urani Fordow của Iran ở Qom. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Paris cùng ông Richard Moore, Giám đốc Cơ quan Tình báo Mật Anh (MI6), ông Lerner nhấn mạnh rằng chương trình hạt nhân của Tehran đang trở thành mối quan ngại lớn nhất đối với Paris và London.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Lerner: “Các cơ quan tình báo của chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ để đối phó với một trong những mối đ.e dọ.a lớn nhất, nếu không muốn nói là mối đ.e dọ.a nghiêm trọng nhất trong những tháng tới, đó là khả năng phổ biến vũ khí hạt nhân ở Iran”.
Chia sẻ quan ngại, ông Richard Moore nói: “Tham vọng hạt nhân của Iran tiếp tục đ.e dọ.a tất cả chúng ta”.
Tehran khẳng định chương trình hạt nhân hòa bình
Trước các cáo buộc, Iran nhiều lần tuyên bố chương trình hạt nhân của mình chỉ nhằm mục đích hòa bình. Lãnh tụ Tối cao Cách mạng Hồi giáo Iran, ông Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã ban hành một fatwa (sắc lệnh tôn giáo) khẳng định việc sở hữu, phát triển, và sử dụng vũ khí hạt nhân đi ngược lại các nguyên tắc Hồi giáo và bị cấm hoàn toàn.
Video đang HOT
Năm 2015, Iran đã ký kết Thỏa thuận Hạt nhân (JCPOA), chứng minh tính hòa bình của chương trình hạt nhân trước cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đã khiến tương lai của thỏa thuận rơi vào bế tắc.
Đáp lại, Iran bắt đầu giảm dần cam kết theo JCPOA bằng một loạt các bước đi được công khai và thông báo trước, sau khi các bên còn lại không đảm bảo được quyền lợi kinh tế mà Iran đáng lẽ được hưởng.
Trong khi đó, đầu tháng này, ông Kamal Kharrazi, cố vấn cấp cao của lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Khamenei, xác nhận rằng Tehran có đủ khả năng kỹ thuật cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Dù vậy, ông nhấn mạnh rằng Iran không có kế hoạch theo đuổi con đường này, nhưng khẳng định: “Nếu sự sống còn của Iran bị đ.e dọ.a nghiêm trọng, chúng tôi có quyền cân nhắc lại”.
Ngày 28/11, thông tin trong báo cáo mật của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) gửi các quốc gia thành viên cho biết Iran đã thông báo kế hoạch lắp đặt hơn 6.000 máy ly tâm làm giàu urani và đưa nhiều máy đã có vào hoạt động.
Theo báo cáo, Iran hiện có hai nhà máy hạt nhân ngầm tại Natanz và Fordow và một nhà máy thí điểm trên mặt đất tại Natanz, với hơn 10.000 máy ly tâm đang hoạt động. Tehran đã phác thảo kế hoạch lắp đặt thêm 32 cụm máy tại các nhà máy này, trong đó có một cụm máy lớn nhất từ trước đến nay tại Iran với hơn 1.100 máy ly tâm IR-6 tiên tiến. Cụ thể, 18 cụm, mỗi cụm 166 máy ly tâm IR-4, sẽ được lắp đặt tại nhà máy Natanz ngầm. Iran cũng có kế hoạch lắp đặt một cụm với 1.152 máy ly tâm IR-6 mới ở nhà máy trên mặt đất cũng ở Natanz, và tăng số lượng cụm máy hoàn chỉnh tại nhà máy này để sản xuất nhiều urani làm giàu hơn.
Ngoài ra, theo báo cáo của IAEA, Iran thông báo đã hoàn tất lắp đặt hai cụm máy ly tâm IR-2m cuối cùng trong lô 18 máy tại nhà máy hạt nhân ngầm tại Natanz và có kế hoạch đưa cả 18 máy vào hoạt động. Tuy nhiên, cho đến ngày 26/11, IAEA xác nhận urani chưa được đưa vào các máy này.
Về phần mình, IAEA cho biết đã thông báo với Iran về việc thay đổi mức độ thanh tra tại nhà máy hạt nhân ngầm Fordow khi 8 cụm máy mới lắp đặt đi vào hoạt động. Đây là nhà máy Iran đang làm giàu hạt nhân lên mức 60%, mức tinh khiết cao gần mức sản xuất vũ khí hạt nhân, khoảng 90%.
Vấn đề hạt nhân của Iran tiếp tục là một trong những chủ đề nóng bỏng trên bàn ngoại giao quốc tế. Các quốc gia như Pháp và Anh lo ngại rằng bất kỳ bước tiến nào trong tham vọng hạt nhân của Tehran cũng có thể dẫn đến leo thang căng thẳng khu vực và đ.e dọ.a an ninh toàn cầu.
Tương lai của JCPOA, cùng với những áp lực từ Mỹ và các đồng minh, đang đặt ra câu hỏi lớn về cách thế giới đối phó với thách thức này, trong bối cảnh mối đ.e dọ.a hạt nhân ngày càng hiện hữu.
Iran kích hoạt máy ly tâm mới nhằm đáp trả nghị quyết của IAEA
Ngày 22/11, Iran cho biết nước này đã bắt đầu kích hoạt "các máy ly tâm mới, hiện đại" để làm giàu urani, phục vụ chương trình hạt nhân quốc gia.
Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Động thái này nhằm đáp trả nghị quyết "chống Tehran" vừa được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua ngày 21/11.
Trong một tuyên bố chung, Bộ Ngoại giao Iran và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran cho biết, lãnh đạo cơ quan hạt nhân đã chỉ đạo thực hiện những biện pháp hiệu quả để đối phó với nghị quyết này. Các biện pháp bao gồm triển khai số lượng lớn máy ly tâm hiện đại với nhiều loại khác nhau. Tuyên bố chung cũng ch.ỉ tríc.h nghị quyết của IAEA là "chính trị, không thực tế và phản tác dụng".
Dù vậy, Iran khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác về công nghệ và các biện pháp bảo vệ với IAEA theo thỏa thuận trước đó. Tuyên bố cũng nhấn mạnh nước này sẽ kiên định bảo vệ quyền lợi của người dân và phát triển chương trình hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình.
Nghị quyết của IAEA, do Pháp, Đức và Anh soạn thảo và được Mỹ ủng hộ, đã được thông qua trong cuộc họp Hội đồng thống đốc IAEA với sự tham gia của 35 quốc gia. Đây là nghị quyết thứ hai trong năm, sau nghị quyết hồi tháng 6 cũng bị Iran ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ.
Nghị quyết lần này được đưa ra ngay sau chuyến thăm Tehran của Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi, trong đó ông đã gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao của Iran, bao gồm Tổng thống Masoud Pezeshkian. Tuy nhiên, đại diện Iran tại Liên hợp quốc, ông Saeid Iravani, cho rằng nghị quyết này "không cân nhắc kết quả tích cực" từ chuyến thăm của ông Grossi. Iran tuyên bố sẽ phản ứng dựa trên "quyền hợp pháp" của mình.
Ngoại trưởng Iran Abbas Aragchi đã liên lạc với người đồng cấp của các quốc gia thành viên Hội đồng thống đốc IAEA để kêu gọi phản đối nghị quyết và ngăn ngừa việc hội đồng này bị lợi dụng cho mục tiêu chính trị của ba quốc gia châu Âu, theo truyền thông Iran.
Theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, Iran chỉ được phép vận hành khoảng 5.000 máy ly tâm đời cũ và sử dụng máy ly tâm hiện đại cho mục đích nghiên cứu.
Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 dưới thời Tổng thống Donald Trump và tái áp đặt các lệnh trừng phạt, Iran dần giảm cam kết và đưa vào hoạt động các máy ly tâm mới từ năm 2019.
Belarus nói Ukraine tấ.n côn.g Kursk sẽ thúc đẩy Nga dùng vũ khí hạt nhân Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cảnh báo động thái leo thang từ Ukraine đang thúc đẩy Nga thực hiện các biện pháp mà bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tại cuộc họp ở Saint Petersburg, Nga ngày 29/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Russia-1 phát sóng ngày 18/8, ông...