Tình báo Indonesia xuất đầu lộ diện trong cuộc chiến chống Covid-19
Cơ quan Tình báo Quốc gia (BIN) của Indonesia là cơ quan mật nhưng trong cuộc chiến khốc liệt chống Covid-19 ở nước này, họ đã xuất đầu lộ diện.
Khi Indonesia đối mặt với đại dịch Covid-19, hầu hết tất các các cơ quan an ninh quốc gia của quốc gia vạn đảo này đều tham gia sâu vào việc khống chế dịch bệnh đó. Chính phủ Indonesia hiện gồm rất nhiều sĩ quan cấp tướng của quân đội và cảnh sát đã nghỉ hưu, nhiều người trong số đó đóng vai trò lãnh đạo trong Nhóm đặc trách về Covid-19. Bản thân Nhóm đặc trách này cũng gồm nhiều sĩ quan cảnh sát và quân đội đương nhiệm.
Trang chủ website của Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia (BIN) (Ảnh chụp màn hình)
Giữa thời khủng hoảng Covid-19, các cơ quan an ninh của Indonesia được trao trách nhiệm lớn cùng quyền lực lớn lao đi kèm.
Các Lực lượng Vũ trang Indonesia (TNI) có vai trò cung cấp hỗ trợ về hậu cần, cung ứng, và vận tải cho ứng phó với đại dịch Covid-19. Họ đã nhanh chóng trở thành bên quản trị các bệnh viện khẩn cấp về Covid-19 ở Kemayoran, Jakarta, và đảo Galang, quần đảo Riau.
Trong khi đó, lực lượng Cảnh sát Indonesia (POLRI) có vai trò thực thi giãn cách xã hội và các biện pháp khác để giảm nhẹ dịch bệnh.
Video đang HOT
Tình báo Indonesia lấn sân sang ngành y tế?
Đáng lưu ý nhất là trường hợp mở rộng vai trò của Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia (BIN). Tổ chức nào có nhiệm vụ truy vết những người tiếp xúc với nguồn bệnh Covid-19 để nắm được mức độ lây nhiễm của dịch bệnh này, nhằm đưa ra cảnh báo sớm. Tuy nhiên vai trò của họ không dừng lại ở đó mà được mở rộng tới mọi thứ liên quan đến đại dịch Covid-19.
Vào ngày 13/3/2020, BIN thông báo với công chúng rằng họ đã xây dựng được mô hình lan truyền của Covid-19, với dự đoán đỉnh dịch xảy ra vào tháng 5/2020. Vào ngày 17/4, BIN quyên góp thiết bị y tế và thuốc men cho Nhóm đặc trách của chính phủ Indonesia. BIN lập ra một đơn vị tình báo y tế – đơn vị này không tồn tại trước đại dịch Covid-19, rồi tuyển các tình nguyện viên y tế để đương đầu với đại dịch này. Đơn vị đó ra mắt vào ngày 22/4.
BIN đã chuẩn bị các phòng xét nghiệm nhanh lưu động và thực hiện một số cuộc xét nghiệm ở Jakarta, Nam Tangerang, Tangerang, Surabaya, và những nơi khác.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia cũng cung cấp hỗ trợ thiết bị y tế cho các chính quyền địa phương của nước này. Họ còn phun thuốc khử trùng ở một số khu vực và giáo dục cộng đồng về sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.
Vào ngày 6/6, BIN một lần nữa công bố với công chúng rằng họ dự đoán số ca bệnh sẽ vẫn gia tăng dù trước đó họ đự đoán đỉnh dịch rơi vào tháng 5. Cuối cùng vào ngày 12/6, BIN tuyên bố họ đang điều phối nỗ lực đẩy nhanh việc sản xuất thuốc trị Covid-19.
Tình báo Indonesia chủ động hoạt động dưới ánh sáng?
Vai trò của BIN trong việc xử lý Covid-19 có 3 điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, BIN vốn không có chuyên môn về dịch tễ học và y tế công cộng. Việc xây dựng mô hình bệnh Covid-19 có lẽ hơi vượt tầm của họ. Việc này đáng lẽ phải do các chuyên gia y tế công cộng và dịch tễ học của Bộ Y tế Indonesia đảm nhiệm. Thế nhưng, vào ngày 2/4, Trưởng Nhóm đặc trách Covid-19 của chính phủ Indonesia lại nói rằng dự báo của BIN về số ca Covid-19 (được công bố trước đó vào giữa tháng 5) là chính xác tới 99%.
Thứ hai, giả dụ BIN hoàn toàn có chuyên môn về y tế thì công tác tình báo đó đáng lẽ chỉ được gửi tới một địa chỉ, đó là Tổng thống Indonesia, chứ không phải gửi công khai diện rộng cho công chúng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn phát trên truyền hình vào hôm 22/4, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho hay, ông được thông báo hàng ngày bằng văn bản về đại dịch Covid-19 – nhiều khả năng đây là các báo cáo tình báo do BIN cung cấp. Tuy nhiên có một chi tiết thú vị ở đây. Tổng thống Widodo trả lời câu hỏi vì sao chính phủ không tiến hành phong tỏa như sau: Các bản báo cáo đó cho rằng chẳng có nước nào thành công trong việc thực hiện phong tỏa cả. Nhưng hết ngày hôm đó, Việt Nam kết thúc việc cách ly toàn xã hội và tuyên bố thành công trong việc làm phẳng đường cong của dịch bệnh mà không ghi nhận trường hợp tử vong nào do Covid-19. Như vậy, thông tin tình báo của BIN có lẽ không được chính xác cho lắm.
Thứ ba, với tư cách là cơ quan tình báo, thì BIN nên hành động theo lối mật, kể cả trong vụ Covid-19. Nghĩa là, nếu thực hiện các cuộc xét nghiệm ở nơi công cộng, BIN cũng không nên để lộ tên của mình ra và nên sử dụng danh nghĩa của các đơn vị khác để tạo bình phong. Như thế mới đúng với khẩu hiệu của họ: “Nếu thành công, không được khen; Nếu thất bại, không bị xỉ vả; Nếu thua cuộc, không bị truy lùng; nếu chết, không được ghi nhận”. Tức là Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia có truyền thống không lộ diện để nhận công về mình. Vậy vì sao lần này BIN lại ra khỏi bóng tối để thực hiện công tác giữa thanh thiên bạch nhật?
Có thể có một lý do cho hiện tượng này. Người đứng đầu BIN, Budi Gunawan, đã ra tuyến trước trong các hoạt động chính trị của Indonesia vào năm 2019 sau khi ông làm trung gian hàn gắn giữa Tổng thống đắc cử Joko Widodo và đối thủ là Prabowo Subianto, sau khi xảy ra một cuộc tranh cãi về bầu cử dẫn tới biểu tình bạo loạn. Khi ông Widodo và ông Subianto gặp gỡ nhau ở một ga tàu tại Jakarta, ông Gunawan đứng giữa 2 người. Có lẽ Gunawan đang nâng BIN lên thực hiện một vai trò rộng hơn trong nền chính trị Indonesia.
Indonesia sẽ tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông đối phó với Trung Quốc
Indonesia sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông để đối phó với các "hành động khiêu khích của Trung Quốc".
Ngày 13/6, Chủ tịch Ủy ban I, Hạ viện Indonesia, ông Sukamta đã yêu cầu Tư lệnh Quân đội Quốc gia Indonesia triển khai tàu chiến và máy bay trinh sát ở vùng Biển Natuna để giữ chủ quyền lãnh thổ của Indonesia trước sự xâm phạm của các tàu nước ngoài.
Indonesia sẽ tăng hiện diện quân sự trên Biển Đông để đối phó với Trung Quốc. Nguồn: AntaraFoto
Ông Sukamta nhấn mạnh, những phản ứng mạnh mẽ từ Chính phủ Indonesia sẽ là tín hiệu để nhắc nhở Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào đang cố gắng xâm nhập lãnh thổ Indonesia một cách bất hợp pháp. Ông Sukamta cho rằng, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, lãnh thổ Indonesia bao gồm khu vực đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý, trường hợp này bao gồm đảo Natuna của Indonesia. Trung Quốc là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Chính trị gia từ Hạ viện Indonesia cũng yêu cầu chính phủ tiếp tục tăng cường ngoại giao và hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nước trong khu vực ASEAN mà cho đến nay cũng bị ảnh hưởng bởi các "yêu sách đơn phương của Trung Quốc" trên Biển Đông. "Việc thống nhất ASEAN chắc chắn sẽ gây áp lực buộc Bắc Kinh không thể tự hào về sức mạnh của mình và cũng để đảm bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng tuân thủ các quy tắc quốc tế và Phán quyết của Tòa án Trọng tài năm 2016", ông nói.
Trước đó, các nhà quan sát đã coi việc triển khai các tàu cá và tàu khảo sát đến Biển Đông là chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm tăng cường yêu sách đối với vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên. Người đứng đầu Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia, Phó Đô đốc Aan Kurnia cho rằng, các cuộc diễn tập của Trung Quốc tại khu vực Đặc quyền Kinh tế Indonesia (EEZ) có xu hướng ngày càng "khiêu khích" hơn, trong đó bao gồm Chiến dịch Biển xanh năm 2020, lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, thành lập hai quận và đặt tên cho 80 cụm đảo san hô và các chủ thể khác ở Biển Đông.
Theo ông Kurnia, vấn đề Biển Đông đang ngày càng nóng lên, có nhiều khả năng xảy ra xung đột với Trung Quốc về thẩm quyền quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia (EEZ).
Phó Đô đốc Aan Kurnia khẳng định, Indonesia sẽ xây dựng chiến lược về quản trị và hợp tác, tăng cường sự hiện diện của các nhân viên thực thi pháp luật tại Biển Đông dựa trên quyền tài phán Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và Indonesia sẽ có những thái độ nghiêm túc trước sự leo thang ở Biển Đông xảy ra do các "hành động khiêu khích" của Trung Quốc.
Bộ trưởng Indonesia hứng chỉ trích vì so sánh nCoV với phụ nữ Bộ trưởng An ninh Indonesia bị chỉ trích phân biệt giới tính khi khuyên người dân học cách sống chung với nCoV vì virus "cũng giống như vợ". Chính phủ Indonesia sắp nới lỏng lệnh phong tỏa từng phần vào đầu tháng 6, cố gắng thiết lập nhịp sống bình thường mới. Trong nỗ lực trấn an người dân về việc nới lỏng...