Tình báo Hàn Quốc nêu lý do Kim Jong-un “biến mất” bí ẩn 20 ngày
Nguyên nhân khiến cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không xuất hiện tại các sự kiện công cộng trong một thời gian dài là vì nhu cầu sắp xếp các vấn đề nội bộ, cũng như do tình hình dịch Covid-19, theo Cơ quan Tình báo Nhà nước Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Quan điểm của tình báo Hàn Quốc
“Tình báo tin rằng Chủ tịch Kim Jong-un tập trung vào cải tổ nhân sự nội bộ, tổ chức các cuộc họp cá nhân về các vấn đề đảng-nhà nước và các vấn đề tăng cường sức mạnh quân sự. Ngoài ra, cùng lúc xảy ra vấn đề coronavirus, vì vậy hoạt động công cộng của lãnh tụ bị cắt giảm mạnh”, hãng tin Ronhap trích dẫn lời của phó chủ tịch ủy ban tình báo quốc hội, Kim Byung Ki, người đã có bài trình bày về quan điểm của cơ quan tình báo Hàn Quốc dựa trên kết quả báo cáo trước các đại biểu.
Theo thông tin tình báo, kể từ đầu năm nay, ông Kim Jong-un chỉ xuất hiện trước công chúng 17 lần, đây là chỉ số thấp nhất trong suốt lịch sử nắm giữ quyền lực của ông. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên nhất thiết phải có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Làm việc ở chế độ bình thường
Video đang HOT
“Tình báo tin rằng ít nhất Kim Jong-un không thực hiện quy trình phẫu thuật hay cuộc phẫu thuật nào liên quan đến tim… Theo các chuyên gia, nếu có vấn đề về tim thì cho dù quy trình có dễ dàng đến đâu cũng phải mất 4-5 tuần để theo dõi tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên… Ngay cả khi Kim Jong-un không tiến hành hoạt động công khai, ông ấy vẫn tham gia vào các vấn đề công cộng như thường lệ”, tình báo của Kim Byong-gi cho các phóng viên biết.
Ông cũng lưu ý rằng, theo Cơ quan Tình báo Nhà nước, nhà lãnh đạo Triều Tiên gần đây đã ra lệnh tăng cường các biện pháp chống dịch bệnh trong cuộc chiến với Covid-19, phát triển các biện pháp nhằm kiềm chế giá cả tăng và nâng cao tinh thần quân đội.
Mặc dù những thông báo chính thức của CHDCND Triều Tiên cho thấy đất nước không có ca nhiễm Covid-19 nào, tình báo Hàn Quốc không loại trừ khả năng vẫn có những người bị bệnh, nếu xét tới chuyện là mức trao đổi nhân đạo với Trung Quốc vào thời điểm biên giới đóng cửa vào cuối tháng 1 khá lớn. Đổi lại, việc sụt giảm thương mại với Trung Quốc tới mức hơn 90% vào tháng 3 so với năm ngoái đã khiến giá gia vị và đường tăng mạnh, người dân xếp hàng dài ở thủ đô để mua đồ nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, nhờ các hành động phối hợp của chính phủ và Bộ Công an, tình hình nói chung đã bình thường hóa trở lại.
“Việc Chủ tịch Kim đã nối lại hoạt động công khai của mình sau 20 ngày vắng mặt để tham gia lễ khai trương Nhà máy Phân bón Phosphate Suncheon, công trình mà ông chỉ đạo giám sát vào đầu năm nay, rất có thể là thông điệp mà vị lãnh tụ muốn gửi gắm về việc giải quyết vấn đề thực phẩm, cũng như thể hiện sự tự tin vào khả năng hồi sinh đất nước bằng chính sức lực của mình”, nghị sĩ Hàn Quốc nhấn mạnh.
Sự tái xuất của Kim Jong-un
Vào ngày 2/5, truyền thông Triều Tiên đưa tin về sự xuất hiện đầu tiên trước công chúng của nhà lãnh đạo đất nước, Kim Jong-un sau 20 ngày. Trong thời gian ông vắng mặt trên các phương tiện truyền thông phương Tây, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đăng tải những tin đồn về chuyện lãnh tụ Bắc Triều Tiên bị bệnh nặng, thậm chí về cái chết của ông. Trong các bức ảnh và video từ lễ khai trương Nhà máy phân bón Suncheon, Kim Jong-un trông vui vẻ và khỏe mạnh, ông tươi cười và hoạt bát, trò chuyện với những người đồng hành.
Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông sau khi phân tích các bức ảnh lại nói rằng, họ dường như nhìn thấy dấu vết trên cánh tay Kim Jong-un cho thấy ông đã từng trải qua phẫu thuật, một số phương tiện truyền thông khác lại tuyên bố rằng chân của nhà lãnh đạo Triều Tiên có vấn đề.
Trong những phân tích mới nhất của các tờ báo Anh, bức ảnh công bố sự tái xuất của ông Kim Jong-un còn bị nghi là do người khác đóng thế. Về phía Triều Tiên, chính quyền Bình Nhưỡng khẳng định, sức khỏe ông Kim Jong-un không có vấn đề gì.
Người chú kín tiếng của nhà lãnh đạo Kim jong Un và cuộc trở về sau 40 năm
Trước những thông tin khác nhau về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nhiều người chú ý đến Kim Pyong-il, người chú mới trở về Triều Tiên cách đây ít lâu sau hơn 40 năm sống ở nước ngoài.
Kim Pyong-il, chú của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Theo New York Post, Kim Pyong-il, sinh ngày năm 1954, là em trai cùng cha khác mẹ với Kim Jong-il - người cha của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Theo những quan chức cấp cao đào tẩu khỏi Triều Tiên, Kim Pyong-il có ngoại hình rất giống Kim Nhật Thành. Ông Kim Jong-il được cho là cảm thấy cha dành nhiều quan tâm cho người em trai Kim Pyong-il.
Ở tuổi thiếu niên, Kim Pyong-il sang Malta du học, sau đó theo học tại học viện quân sự Triều Tiên và có bằng lái máy bay dân sự hạng nhẹ ở Đông Đức. Ông cũng từng theo học ở Moscow và nói tiếng Nga trôi chảy.
Kim Pyong-il trở thành thành viên cấp cao trong lực lượng cận vệ của cha mình, giống như anh trai Kim Jong-il. Ông được cho là từng được thăng hàm đại tá và làm phó chủ nhiệm ban chiến lược của lực lượng cận vệ.
Vào những năm 1970, ông Kim Jong-il giành trọn sự tin tưởng của người cha. Khi lãnh tụ Kim Nhật Thành qua đời vào năm 1994, ông Kim Jong-il lên nắm quyền cho đến năm 2011.
Về phần mình, Kim Pyong-il trải qua 40 năm đảm nhận nhiều vị trí ngoại giao, từng làm đại sứ ở các nước Hungary, Bulgaria, Phần Lan, Ba Lan và Cộng hòa Czech.
Trong quãng thời gian ở châu Âu, Kim Pyong-il không đưa ra bất cứ phát ngôn hay bình luận vì về Triều Tiên. Năm 1994, Kim Pyong-il và mẹ tham dự lễ tang của lãnh tụ Kim Nhật Thành, nhưng hình ảnh của họ không xuất hiện trên truyền hình Triều Tiên, theo Yonhap.
Cuối năm 2019, Kim Pyong-il bất ngờ trở về sống ở Triều Tiên sau 40 năm gần như chỉ ở nước ngoài. Các nhà quan sát về Triều Tiên cho rằng Kim Pyong-il là người có thể nhận được sự ủng hộ rộng của giới tinh hoa ở Bình Nhưỡng khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un vắng bóng.
Thực tế là Kim Pyong-il trở về Triều Tiên và không gặp bất cứ trở ngại nào cho thấy ông không phải là người khiến nhà lãnh đạo Kim Jong Un cảnh giác, theo Bloomberg.
Trong khi đó, Kim Byeong-ki - quan chức tình báo quốc gia Hàn Quốc, nói trên mạng xã hội hôm 26.4 rằng không có dấu hiệu Kim Pyong-il có thể là ứng viên thay thế. "Tôi không tin vào những giả thuyết đó", ông Kim Byeong-ki nói.
Rachel Minyoung Lee, cựu phân tích viên về Triều Tiên, từng làm việc cho chính phủ Mỹ, cho rằng em gái Kim Yo Jong mới là nhân vật ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở chính trường Triều Tiên.
Đăng Nguyễn
Sức mạnh quân sự: Tàu tuần dương mạnh nhất Crimea Tuần dương hạm tên lửa Moscow thuộc dự án 1164 Atlant đóng căn cứ ở Crimea, là chiến hạm mạnh nhất của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga, chuyên gia quân sự Dmitry Boltenkov chia sẻ với Izvestia. "Tàu tuần dương này sẽ kéo dài thời hạn phục vụ một số năm nữa. Tên lửa chống hạm của tàu có thể...