Tình báo Đức bị tố do thám FBI và các hãng sản xuất vũ khí Mỹ
Truyền thông Đức ngày 11.11 hé lộ cơ quan tình báo Đức BND đã bí mật do thám Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và các công ty sản xuất vũ khí Mỹ.
Bên ngoài cơ quan tình báo Đức BND tại thành phố Munich – Ảnh: Reuters
Theo đài phát thanh RBB Inforadio (Đức), BND còn do thám cả Tòa án Hình sự Quốc tế ở thành phố The Hague (Hà Lan), Tổ chức Y tế Thế giới, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và cả một quan chức ngoại giao Đức được cử làm quan sát viên đại diện cho Liên minh châu Âu (EU) đến Georgia trong giai đoạn 2008-2011, theo hãng tin AP (Mỹ).
Trong danh sách mục tiêu do thám của BND cũng có FBI và “nhiều công ty Mỹ và châu Âu, chuyên sản xuất vũ khí, chẳng hạn hãng Lockheed của Mỹ”, RBB Inforadio cho hay nhưng không trích dẫn nguồn tin.
Video đang HOT
Tờ Der Spiegel (Đức) cũng loan tin BND nhắm vào số điện thoại và địa chỉ email của các quan chức ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Vatican và các quốc gia châu Âu khác, bao gồm cả cơ quan quốc tế Chữ thập Đỏ.
BND từ chối bình luận về thông tin này, trong khi phát ngôn viên chính phủ Đức Christiane Wirtz nói rằng: “Sự thật đằng sau những thông tin mà giới truyền thông đưa ra sẽ được điều tra”. Bà Wirtz đồng thời cho biết những ủy ban phụ trách tình báo của Quốc hội Đức cũng sẽ được thông báo về vấn đề này.
Thông tin mà truyền thông Đức đưa ra là khá nhạy cảm, bởi vì chính phủ Đức hai năm trước từng phản ứng gay gắt trước thông tin Mỹ bí mật nghe lén các quan chức cấp cao Đức, trong đó có Thủ tướng Angela Merkel, theo AP.
Các nghị sĩ Đức đã yêu cầu mở rộng điều tra hoạt động nghe lén của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Cựu nhân viên NSA, Edward Snowden đang tị nạn ở Nga, đã tiết lộ tài liệu mật của NSA cho thấy cơ quan này nghe lén điện thoại di động của bà Merkel.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tổng thống Mỹ gọi điện cho Thủ tướng Nhật về vụ NSA nghe lén
Tổng thống Barack Obama "rất lấy làm tiếc" khi tiết lộ của Wikileaks về việc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) do thám các chính trị gia Nhật Bản đã gây ra cuộc tranh luận lớn ở nước Nhật, AFP ngày 26.8 dẫn lời người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga.
Tổng thống Mỹ Barak Obama trao đổi với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc Wikileaks tố Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ do thám các quan chức và doanh nghiệp Nhật - Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp báo ngày 26.8, người phát ngôn chính phủ Nhật Bản, ông Yoshihide Suga cho biết sáng cùng ngày Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trong cuộc điện đàm kéo dài 40 phút này, hai nhà lãnh đạo đã đề cập đến vụ việc lùm xùm sau khi Wikileaks hồi tháng 7 tiết lộ Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã bí mật theo dõi hoạt động của các quan chức và doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản.
Theo lời ông Suga, "Tổng thống Obama nói ông rất lấy làm tiếc vì vụ việc trên đã gây ra một cuộc tranh luận lớn ở Nhật Bản". Tuy nhiên, ông Suda không xác nhận cáo buộc do thám mà Wikileaks đưa ra.
Trong khi đó, người phát ngôn chính phủ Nhật Bản cho biết Thủ tướng Abe đã tiếp tục bày tỏ quan ngại đối với vụ việc trên. Thủ tướng Abe đã nói với Tổng thống Obama rằng nếu thông tin Washngton do thám quan chức Nhật Bản là thật, điều đó sẽ gây nguy hại đối với quan hệ đồng minh đáng tin cậy giữa hai nước, Kyodo News ngày 26.8 dẫn lời ông Suga.
Ngoài ra, Thủ tướng Abe đã yêu cầu Tổng thống Obama điều tra về vụ việc do thám nói trên, theo Kyodo News.
Mặc dù trong câu nói của Tổng thống Obama được ông Suga nhắc lại không nói rõ ông Obama xin lỗi, nhưng cả Kyodo News và AFP đều đưa tin nhà lãnh đạo Mỹ đã gửi lời xin lỗi tới Thủ tướng Abe và chính phủ Nhật Bản về vụ việc do thám nói trên.
Cũng trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ hợp tác về các vấn đề kinh tế toàn cầu trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang khủng hoảng những ngày qua. Ngoài ra, ông Obama khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với bài phát biểu nhân kỷ niệm 70 năm kêt thúc chiến tranh thế giới thứ hai của ông Abe.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tập đoàn viễn thông AT&T giúp Mỹ nghe lén trên diện rộng Tập đoàn viễn thông AT&T từng giúp Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) do thám một lượng lớn đường truyền Internet đi qua Mỹ. Tập đoàn viễn thông AT&T bị cho là hỗ trợ tích cực cho NSA nghe lén. Ảnh: Reuters Với hỗ trợ kỹ thuật của tập đoàn này, NSA thực hiện nhiều hoạt động được coi là mật,...