Tín hiệu vui
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có hơn 50 trường đại học đào tạo giáo viên.
Quy mô đào tạo chính quy trên 50 nghìn giáo sinh.
Ảnh minh họa Internet.
Video đang HOT
Năm 2021 chứng kiến sự quay trở lại tốp đầu của nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên với số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng vọt. Nhóm ngành này có tổng chỉ tiêu là hơn 50 nghìn nhưng số lượng đăng ký nguyện vọng 1 là trên 68 nghìn.
Vẫn giữ vững “danh hiệu” tốp đầu, năm nay tuyển sinh sư phạm tiếp tục có bước tiến cả về số lượng và chất lượng. Điều này lý giải vì sao các chuyên gia ghi nhận, điểm sáng trong bức tranh điểm chuẩn năm 2022 thuộc về các trường sư phạm khi mà hầu hết cơ sở đào tạo đều có điểm trúng tuyển ở mức cao hoặc tăng so với năm 2021. Nhiều ngành, thí sinh phải đạt 29 – 30 điểm/3 môn mới có cơ hội trúng tuyển.
Ngoài ra, theo số liệu của Bộ GD&ĐT, trong hơn 620.400 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, số trúng tuyển chính thức sau đợt 1 là trên 567.000. Trong đó, riêng cao đẳng sư phạm có hơn 3.500 thí sinh trúng tuyển, đạt tỷ lệ 91,4% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển. Số liệu này là một trong những minh chứng cho tín hiệu đáng mừng của ngành sư phạm.
Theo nhận định của các chuyên gia, một trong những lý do giúp sư phạm “vượt khó, tăng tốc” là Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên, chính sách ưu đãi hỗ trợ sinh viên sư phạm về học phí và sinh hoạt phí đã đi vào thực tiễn. Cùng với đó là sự quan tâm của Bộ GD&ĐT với những cơ chế nhằm tăng sức hút cho ngành sư phạm. Tất nhiên, cũng phải kể đến sự chủ động tích cực trong đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo.
Âu cũng là quy luật tự nhiên bởi các trường sư phạm vẫn được coi là những “cỗ máy cái” đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo logic, có đội ngũ thầy, cô giáo giỏi, tận tâm, yêu nghề thì nền giáo dục mới phát triển, đất nước mới phồn thịnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, dù có cơ chế, chính sách đãi ngộ đến đâu, “mở cửa” và “kích cầu” như thế nào thì thương hiệu về chất lượng đào tạo mới tạo nên sức hút của các trường sư phạm. Đây mới là yếu tố căn cơ và mang tính bền vững.
Ai cũng hiểu, muốn nâng cao chất lượng đầu vào, nói cách khác muốn có nhiều người giỏi theo học sư phạm, đòi hỏi các trường phải không ngừng cải tiến về mọi mặt. Trong đó, cần có chiến lược, chính sách rõ ràng để đầu tư, phát triển đội ngũ giảng viên. Đồng thời, đổi mới, phát triển chương trình đào tạo qua tiếp cận với các chương trình giáo dục của những nước tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Lẽ dĩ nhiên, chất lượng của các trường sư phạm có vai trò rất lớn trong việc quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Thầy giỏi trò mới giỏi. Song, bản thân mỗi sinh viên sư phạm phải có tình yêu với giáo dục, coi nghề giáo là hình mẫu để học tập và rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành giáo viên tốt, vững vàng nghề nghiệp.
Bồi dưỡng cấp tốc để 'gánh' chương trình
Hai môn học mới của Chương trình GDPT 2018 là Khoa học tự nhiên và Lịch sử - Địa lý được các trường THCS triển khai khác nhau.
Có trường phân công một giáo viên đảm nhận cả môn học, có nơi tách ra từng phân môn, bố trí 2-3 giáo viên cùng giảng dạy.
Cá biệt, có đơn vị năm học trước bố trí mỗi phân môn một giáo viên đứng lớp, nhưng năm học này do khó khăn về biên chế nên gom chung một giáo viên. Thực tế này khiến các thầy, cô rơi vào thế bị động, bồi dưỡng cấp tốc kiến thức trong vòng 2-3 tháng nhưng "gánh" chương trình cả môn học.
Cô Nguyễn Thị Phương Thanh, giáo viên môn Khoa học tự nhiên, Trường THCS Bạch Đằng (quận 3), bày tỏ, để dạy "đều tay" các mảng kiến thức trong môn tích hợp cần quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên. Thời điểm hiện tại, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức dạy môn tích hợp chỉ đáp ứng yêu cầu dạy học cơ bản, song để mở rộng, chuyên sâu kiến thức và kỹ năng cho học sinh thì rất khó.
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết, thời điểm triển khai Chương trình GDPT 2018, các trường đại học chưa có mã ngành đào tạo giáo viên đa môn. Do đó, việc sử dụng đội ngũ sẵn có - dù được đào tạo đơn môn là tất yếu. Nói thêm về việc đào tạo, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn Võ Văn Thật cho biết, năm 2019 trường bắt đầu mở mã ngành đào tạo sư phạm Lịch sử - Địa lý và Khoa học tự nhiên. Theo lộ trình đào tạo 4 năm thì cuối năm 2023 mới có lứa giáo sinh đầu tiên tốt nghiệp ra trường với 30 giáo viên ở mỗi ngành học. Hiện nay, còn khoảng 90% sinh viên theo học. Như vậy, ước tính có hơn 50 giáo sinh ra trường.
Còn Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cuối năm 2023, sẽ có hơn 100 giáo sinh đầu tiên tốt nghiệp hai ngành sư phạm Lịch sử - Địa lý và Khoa học tự nhiên. Song, câu hỏi được đặt ra là với số lượng giáo viên đa môn hàng năm tốt nghiệp ra trường, bài toán phân bổ giáo viên sẽ tính toán như thế nào để không xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu như từng xảy ra với các môn học khác?
Tin tức giáo dục đặc biệt 26.9: Khi giáo án chương trình mới cũng bị mua bán Giáo án ở những khối lớp áp dụng chương trình mới được rao bán có khi lên đến hơn 1 triệu đồng. Thực tế này là một trong những nội dung được phản ánh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai (26.9). Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (26.9) còn đặt...