Tín hiệu tích cực đào tạo nghề chất lượng cao
Hiện nay, nhiều cơ sở Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở TP Cần Thơ tăng cường đầu tư các nguồn lực, đa dạng hóa loại hình đào tạo, trong đó mở rộng đào tạo nghề chất lượng cao theo chuẩn quốc tế, ASEAN.
Giờ học thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
Tại Xưởng thực hành của Khoa Động lực, Trường Cao đẳng (CĐ) Nghề Cần Thơ, các sinh viên nghề Công nghệ ô tô (chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của CHLB Đức) vừa tập trung thực hành đến thuần thục việc đấu nối các thiết bị ô tô, vừa đối chiếu lý thuyết đã học trên lớp để hiểu bài học sâu hơn.
Võ Hoàng Son, sinh viên ngành Công nghệ ô tô của trường, cho biết: “Sau hơn một năm theo học, tôi đã thực sự yêu thích nghề này. Vừa học vừa thực hành nên tôi hiểu và biết cách sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Thầy cô luôn cập nhật, giảng dạy những kiến thức công nghệ mới. Nhà trường còn tạo điều kiện cho chúng tôi được thực hành với trang thiết bị hiện đại, nên càng học càng hào hứng vì thấy bản thân vững tay nghề hơn”.
Võ Hoàng Son cho biết thêm, mỗi một học kỳ có chuyên gia từ Đức kiểm tra tay nghề, nên sinh viên không chỉ nỗ lực học nghề mà còn rèn thêm ngoại ngữ, để sau khi tốt nghiệp ra trường có thêm cơ hội tham gia thị trường lao động ở nước ngoài.
Chương trình đào tạo nghề Công nghệ ô tô được chuyển giao từ CHLB Đức là một trong những nghề trọng điểm của Trường CĐ Nghề Cần Thơ. Trước khi chuyển giao chương trình, chuyên gia của Đức sẽ kiểm tra nguồn lực của trường để chọn đầu tư.
Ban Giám hiệu nhà trường cử 4 giảng viên sang Đức tập huấn chuyên sâu về nghề ô tô theo chương trình của nước bạn trong 5 tháng. Khi chuẩn bị chu đáo về nguồn lực, trường tuyển sinh với đầu vào có điểm trung bình THPT từ 8.0 trở lên, tiếng Anh 6.5 trở lên.
Có 31 sinh viên trúng tuyển và học chương trình này trong 1 học kỳ, sau đó trải qua sát hạch tay nghề, tiếng Anh và từ đó có 18 sinh viên được chọn vào học chương trình chính thức.
Thầy Dương Chí Thiện, Phó Trưởng khoa Động lực, Trường CĐ Nghề Cần Thơ, cho biết: “Sinh viên học theo chương trình chuẩn của Đức có thời gian thực hành nhiều hơn gấp 3 lần so với chương trình bình thường. Phần lớn các em thực hành tại doanh nghiệp. Việc đánh giá, công nhận kết quả chương trình do chuyên gia Đức thực hiện; nên đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ người học, mà cả của giảng viên của trường, để đảm bảo chất lượng đào tạo”.
Khi sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ được cấp hai bằng: một bằng CĐ của Việt Nam và một bằng nghề quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp, kỹ năng nghề nghiệp được quốc tế công nhận; đủ năng lực tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế; hoặc có thể học liên thông lên trình độ cao hơn tại ức hay tại các quốc gia tiên tiến khác.
Trường CĐ Nghề Cần Thơ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là trường dạy nghề trọng điểm chất lượng cao, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 thuộc nhóm 40 trường CĐ chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận.
Video đang HOT
Từ đó góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho hội nhập, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GDNN ở Việt Nam. Bên cạnh 14 nghề trình độ CĐ và 11 nghề trình độ trung cấp, Trường CĐ Nghề Cần Thơ đào tạo 5 ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế là Công nghệ ô tô, Công nghệ thông tin, Quản trị mạng máy tính, Điện tử công nghiệp, Điện công nghiệp; 3 nghề trọng điểm cấp độ ASEAN gồm Cắt gọt kim loại, Cơ điện tử, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.
Trong thời gian này, trường được UBND TP Cần Thơ đầu tư hệ thống nhà xưởng, cơ sở vật chất với kinh phí tương đương 100 tỉ đồng; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đầu tư 100 tỉ đồng hiện đại hóa các trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề với quy mô 5.000 học sinh, sinh viên.
Theo Thạc sĩ Trang Vũ Phương, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Cần Thơ, nhà trường đã tranh thủ sự ủng hộ của Tổng cục GDNN và các đối tác để thực hiện một số dự án, trong đó có các dự án đào tạo giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài nước (tại Anh, Úc, Đức…).
Đồng thời được chuyển giao chương trình đào tạo chuẩn của Đức (ngành Công nghệ ô tô), Úc (2 nghề Quản trị mạng máy tính và Công nghệ thông tin – Ứng dụng phần mềm), Hàn Quốc (nghề Cắt gọt kim loại)…
Trường còn đẩy mạnh gắn kết với doanh nghiệp để đưa sinh viên thực hành thực tập, nâng cao tay nghề. Từ đó chất lượng giáo dục của trường nâng lên, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp khoảng 90%.
Giờ học thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ.
Cũng nằm trong chiến lược trên, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ được đầu tư 5 nghề trọng điểm cấp quốc gia. Giai đoạn 1, trường được hỗ trợ 3 tỉ đồng đầu tư 1 trong 5 ngành trên để hiện đại hóa trang thiết bị thực hành thực tập.
Thạc sĩ Lê Hoàng Thanh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Sinh viên tốt nghiệp những ngành trọng điểm sẽ có năng lực tay nghề, trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Thời gian qua trường đã đầu tư nguồn lực con người, cơ sở vật chất để phục vụ học tập, thực hành của sinh viên.
Đồng thời, trường tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo, thực hành thực tập, giải quyết hiệu quả việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp”. Trần Bảo Nghi, sinh viên lớp Chăn nuôi thú y (ngành được đầu tư trọng điểm), cho biết: “Được học, thực hành với trang thiết bị mới, hiện đại; thầy cô luôn cập nhật kiến thức; tôi hiểu sâu hơn kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế khi làm việc”.
* * *
Thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ, TP Cần Thơ hiện có 8 cơ sở GDNN được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ đào tạo các ngành, nghề trọng điểm các cấp.
Cụ thể ở 5 trường CĐ như sau: Trường CĐ Nghề Cần Thơ có 5 nghề trọng điểm cấp quốc tế, 3 nghề cấp khu vực ASEAN; Trường CĐ Du lịch Cần Thơ có 5 nghề cấp quốc tế, 2 nghề cấp khu vực ASEAN; Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ có 5 nghề cấp quốc gia; Trường CĐ Y tế Cần Thơ có 1 nghề cấp khu vực ASEAN và 4 nghề cấp quốc gia; Trường CĐ Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ có 1 nghề cấp khu vực ASEAN và 3 nghề cấp quốc gia.
Bậc trung cấp có 3 trường: Trung cấp Nghề Thới Lai có 3 nghề cấp quốc gia; Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Công đoàn Cần Thơ có 1 nghề cấp quốc gia và Trung cấp Giao thông vận tải miền Nam có 1 nghề cấp quốc gia.
Các cơ sở GDNN được thụ hưởng từ chương trình trên thực hiện đổi mới quản lý, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Phần lớn các đơn vị đều điều chỉnh chương trình, cơ cấu thời lượng giữa lý thuyết và thực hành theo hướng tăng dần tỷ trọng thực hành lên hơn 50% đến hơn 70%.
Các trường chủ động tăng cường gắn kết doanh nghiệp trong đào tạo và thực hành. Đây cũng được xem là mũi đột phá khi các trường gửi giảng viên đến doanh nghiệp tiếp cận thực tế sản xuất, đưa sinh viên đến thực tập và nhận phản hồi về chương trình đào tạo để điều chỉnh phù hợp thực tế sản xuất.
Thạc sĩ Lê Hoàng Thanh cho biết sắp tới Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ mở thêm 2 ngành nghề Quản lý siêu thị, Logistics cũng như nâng cấp thêm ngành trọng điểm quốc gia lên khu vực ASEAN, do đó rất cần sự hỗ trợ nguồn lực từ Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo địa phương, để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Thạc sĩ Trang Vũ Phương cũng chia sẻ: “Để trường phát triển, nhà trường rất cần sự hỗ trợ từ Bộ, ngành, lãnh đạo địa phương cũng như các đối tác hỗ trợ trường đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Bên cạnh đó, trường tiếp tục phát huy nội lực, tạo điều kiện để giảng viên học nâng chuẩn, thường xuyên rà soát hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy theo xu hướng hiện đại”.
Hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp
Ông Trương Anh Dũng - tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH - trao đổi với Tuổi Trẻ về đào tạo nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Đào tạo nghiệp vụ lễ tân tại Trường trung cấp Du lịch & khách sạn Saigontourist (TP.HCM) - Ảnh: Thúy Nga
"Người học và xã hội giờ đây đã có cách nhìn thực tế hơn trong vấn đề học nghề, lập nghiệp" - ông Trương Anh Dũng nhấn mạnh.
* Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa tổ chức tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
- Lễ tuyên dương 130 học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức ngày 9-10 với nhiều hoạt động rất ý nghĩa. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt quan trọng, vừa nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong chỉ thị 24/CT-TTg ngày 28-5-2019 của Thủ tướng Chính phủ là để tôn vinh, lan tỏa những giá trị của nhân lực có kỹ năng nghề xuất sắc tới giới trẻ và xã hội; vừa nhằm hưởng ứng Ngày kỹ năng lao động Việt Nam (4-10 hằng năm) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để tôn vinh và khẳng định vị thế, tầm quan trọng của người lao động có kỹ năng nhất là người lao động có tay nghề cao, kỹ năng nghề nghiệp xuất sắc.
Đặc biệt, qua nhiều vòng tuyển chọn, chương trình đã tôn vinh những tấm gương người thật việc thật, những câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng, để lại những dư âm tốt trong dư luận, làm thay đổi cách nhìn của học sinh, phụ huynh và xã hội về hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
* Trước sức ép của bối cảnh công nghệ mới, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cần thực hiện những gì để thích ứng?
- Thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm, chỉ đạo về việc chủ động tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp, đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 nói chung, trong đó có giáo dục nghề nghiệp thích ứng cách mạng 4.0 nói riêng nhằm tạo tiền đề, điều kiện và động lực để giáo dục nghề nghiệp phát triển theo hướng mới.
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 24 đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới bao gồm xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đã có bước chuẩn bị để đi theo hướng mới trong thời gian qua, nhất là trong 5 năm gần đây. Hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện đang đào tạo các ngành, nghề cấp độ quốc tế đã chuẩn bị tốt nhằm thích ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Đăc biêt la cac cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuôc doanh nghiêp, liên kêt vơi nươc ngoai; cac trương đươc phê duyêt để đâu tư trơ thanh trương chât lương cao, cac trương tham gia đao tao thi điêm những chương trinh chuyên giao tư nươc ngoai. Những cơ sở này đóng vai trò dẫn dắt trong hệ thống.
Trước nhu cầu ngày càng lớn của người học và yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, một vấn đề đặt ra theo chỉ thị 24/CT-TTg là các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường đầu tư, hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, không chỉ đổi mới về chương trình, phương pháp dạy và học, trang thiết bị hiện đại, mà cần tiếp tục hiện đại hóa hạ tầng cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, học tập của các em, nhất là các trường chất lượng cao, để các em có điều kiện yên tâm học tập tốt hơn, với kỹ năng tay nghề xuất sắc của mình sẽ đóng góp nhiều hơn cho đất nước sau khi tốt nghiệp.
* Đâu là lợi thế của những bạn trẻ khi chọn con đường giáo dục nghề nghiệp trong thời điểm hiện nay?
- Người học và xã hội giờ đây đã có cách nhìn thực tế hơn trong vấn đề học nghề, lập nghiệp. Bên cạnh đó sự rõ ràng, sòng phẳng trong cách tuyển dụng, trả lương theo vị trí việc làm của các doanh nghiệp đã cho thấy học cái gì ra không quan trọng bằng làm được gì. Học trung cấp, cao đẳng thời gian ngắn, chi phí thấp, ra trường hầu hết có việc làm ngay với mức thu nhập ổn định là câu trả lời có sức thuyết phục lớn nhất.
Theo thống kê, 85% người học giáo dục nghề nghiệp ra trường có việc làm ngay. Trên thực tế con số này còn lớn hơn, chỉ một số ít chưa muốn đi làm ngay vì có nhu cầu tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn.
Ngoài ra, môi trường học tập gắn liền với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa học vừa làm và có lương ngay trong quá trình học, ra trường thích ứng ngay được với công việc. Có lẽ môi trường và phương pháp học tập như vậy đã tạo ra một sức hút đối với người học đến với giáo dục nghề nghiệp.
Mỗi cấp học có sứ mệnh riêng
* Nhiều bạn trẻ và gia đình vẫn có tâm lý chọn đại học trước, sau đó mới đến trường nghề. Ông nói gì về quan điểm này?
- Rõ ràng, mỗi vị trí việc làm trong xã hội và mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò, sứ mệnh riêng. Do vậy không thể nói giáo dục đại học là quan trọng và giá trị hơn giáo dục nghề nghiệp. Như trên tôi đã nói, việc lựa chọn điểm xuất phát bắt đầu từ đâu hoàn toàn là lựa chọn của người học, vai trò và trách nhiệm của chúng ta là định hướng cho người học có những lựa chọn đúng đắn và phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu để không bị lãng phí về thời gian, tiền bạc của người học và của xã hội.
Với truyền thống Á Đông, để có thể thay đổi được quan điểm nặng nề về bằng cấp trong xã hội, bên cạnh các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chúng ta cần phải tuyên truyền, thông tin nhiều hơn nữa đến người học, đến xã hội để nhận thấy sự bất hợp lý và lãng phí trong cơ cấu nguồn lực lao động xã hội nếu tất cả đều đổ dồn vào một con đường duy nhất là đại học.
Nhiều cơ hội học nghề Những ngày này, Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ liên tục đón học sinh đến đăng ký xét tuyển. Năm học 2020-2021, Trường tuyển 915 sinh viên ở 14 ngành bậc Cao đẳng và 385 học sinh ở 11 ngành bậc Trung cấp nghề. Bên cạnh điều kiện học tập thuận lợi với trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ, sau khi tốt...