Tín dụng tăng trưởng chậm
Ngày 22-9, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động của ngân hàng quý III-2020.
Báo cáo của NHNN cho thấy, trong quý III-2020, NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường. Thanh khoản hệ thống của tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt.
Tính đến ngày 15-9, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019. Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống TCTD dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch Covid-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ năm 2019, đến ngày 16-9, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.
Đến nay, hầu hết các TCTD đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở dưới mức 2%. Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7-2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 1.113,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó 7 tháng đầu năm 2020, tổng nợ xấu được xử lý là khoảng 63,7 nghìn tỷ đồng.
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ ngày 15-8 đến ngày 31-5-2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tháng giai đoạn 2012-2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Đồng thời, kết quả xử lý nợ xác định theo Nghị quyết 42 theo hình thức khách hàng trả nợ có xu hướng tăng, khách hàng đã chủ động hợp tác hơn trong việc trả nợ TCTD. Theo đó, tỷ trọng nợ xấu xử lý bằng hình thức khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết 42 đã xử lý từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến thời điểm 31-12-2019 và 31-5-2020 tương ứng khoảng 40,5% và 40,1%, cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 (22,8%).
Về hỗ trợ tín dụng, theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 (Thông tư 01), lãnh đạo NHNN cho biết, đến ngày 14-9, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485.000 khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế tính từ 23-1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310.000 khách hàng.
Trong việc miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, tổng số tiền phí giao dịch thanh toán các TCTD miễn, giảm cho khách hàng qua Napas đến hết năm 2020 khoảng 1.004 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2020, số thu phí dịch vụ thanh toán của NHNN giảm khoảng 285 tỷ đồng để hỗ trợ TCTD tiếp tục giảm phí dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp.
Video đang HOT
Về định hướng trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ điều hành nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản của TCTD hợp lý để ổn định thị trường. Đồng thời, NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay tiếp sức cho nền kinh tế, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới nhưng không hạ chuẩn cho vay nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Thận trọng khoản vay ưu đãi lãi suất qua ngân hàng
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kiến nghị Chính phủ cần cân nhắc đề xuất cung cấp các khoản vay ưu đãi lãi suất thông qua ngân hàng thương mại (NHTM) khi thực tế triển khai chính sách hỗ trợ từ năm 2009 đã bộc lộ nhiều hạn chế...
Năm nay là thời điểm nhiều ngân hàng phải nhận lại những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC mà không xử lý được, nên nợ xấu còn tăng.
Cho vay chính sách, kinh nghiệm 2009
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, lãnh đạo cao cấp một NHTM cổ phần nhận định: "Kiến nghị của NHNN có lẽ bắt nguồn từ những lo ngại về nợ xấu sẽ phát sinh sau đại dịch Covid-19, bên cạnh đó là đề xuất cho 19 tập đoàn, tổng công ty tiếp cận gói tín dụng 285.000 tỷ đồng hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch với lãi suất 0% trong thời hạn ít nhất 3 năm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC)".
Liên quan tới đề xuất hỗ trợ, CMSC cho rằng, trong năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng 279.767 tỷ đồng so với kế hoạch. Ngoài ra, sẽ có 8/19 tập đoàn, cổng công ty bị thua lỗ, tổng số lỗ khoảng 26.326 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước giảm khoảng 32.836 tỷ đồng so với kế hoạch...
Song, vấn đề ở đây là các NHTM cũng là doanh nghiệp và quan trọng hơn, đó là tình trạng nhiều doanh nhà nước có hiệu quả sử dụng vốn thấp, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu ở mức báo động, nếu tiếp tục cho vay ưu đãi thì dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng trả nợ, khiến nợ xấu tăng cao, qua đó chồng thêm khó khăn cho các ngân hàng...
Nhìn lại từ năm 2009, với mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các giải pháp kích thích kinh tế, gói kích cầu đã được thực hiện ở Việt Nam như gói kích thích kinh tế khoảng 145.600 tỷ đồng (hơn 8 tỷ USD theo tỷ giá giai đoạn này), gói tín dụng hơn 400.000 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm (kéo dài từ tháng 2-12/2009)...
iểm đáng chú ý tại Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vào tháng 6/2009 cho thấy, từ tháng 4/2009, chương trình hỗ trợ lãi suất mở rộng đối tượng vay từ vốn lưu động sang vốn đầu tư và thời hạn dài hơn, từ 9 tháng tăng lên 2 năm, trong khi tín dụng ngân hàng lúc đó vẫn luân chuyển tốt, nên có nhiều băn khoăn về tính hợp lý của chương trình hỗ trợ lãi suất giai đoạn 2 này.
ặc biệt, việc hỗ trợ lãi suất có nhiều điểm giống như chức năng "cho vay chính sách" vốn đã bị các NHTM hủy bỏ và chuyển sang những ngân hàng chuyên biệt trước đó vài năm như một phần trong nỗ lực cải cách ngành tài chính ngân hàng.
"Cho vay chính sách rất dễ bị thiên vị, có thể khiến việc phân bổ nguồn lực trở nên thiếu hiệu quả, gây ảnh hưởng đến chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng", WB nhận định.
Cũng theo WB, ngay tại thời điểm đó đã có một số dấu hiệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng lên sau vài năm khi các ngân hàng quốc doanh có nhiều nỗ lực làm sạch danh mục đầu tư của mình để chuẩn bị cho cổ phần hóa và nhìn chung đã cải thiện được chất lượng cho vay.
Nợ xấu có thể cao hơn 3,67% vào cuối năm 2020
Số liệu NHNN cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2020 là 1,77%, tăng so với con số cuối năm 2019 là 1,63%. Con số này có thể cao hơn trong quý II khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới.
Cũng theo NHNN, ước có khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi Covid-19, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, trong đó nhiều nhất là kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng với dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 548.000 tỷ đồng, chiếm 6,6% tổng dư nợ; tiếp đó là công nghiệp chế biến, chế tạo với 520.000 tỷ đồng, chiếm 6,3%; hoạt động dịch vụ khác (sửa chữa các thiết bị, đồ dùng gia dụng, dịch vụ phục vụ tăng cường sức khoẻ, giặt là, cắt tóc, hiếu hỉ...) là 260.000 tỷ đồng, chiếm 3,1%; nông - lâm nghiệp và thuỷ sản là 157.000 tỷ đồng, chiếm 1,9%, tập trung chủ yếu vào các ngành hàng rau quả, thuỷ sản, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu.
Với hoạt động kinh doanh bất động sản, dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 145.000 tỷ đồng, chiếm 1,75% tổng dư nợ; các dự án BOT, BT giao thông khoảng 110.000 tỷ đồng (chiếm 1,35%); khai khoáng dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 45.000 tỷ đồng (chiếm 0,5%), tập trung chủ yếu vào dư nợ đối với khai thác than, dầu thô, quặng kim loại. Con số này tại lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch là 169.000 tỷ đồng; vận tải là 139.000 tỷ đồng...
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến nợ xấu tại các NHTM tăng trong thời điểm này đó là: Thứ nhất, Covid-19 đã tác động toàn diện đến người dân và doanh nghiệp, trong đó có các ngân hàng. Nợ xấu khó có thể giảm, mà ngược lại có nguy cơ tăng bởi kinh tế khó khăn.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 26.000 doanh nghiệp, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước, hàng chục nghìn doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất - kinh doanh, doanh thu giảm mạnh, dẫn đến mất cân đối về tài chính nên không thể tất toán các khoản vay từ ngân hàng.
Thứ hai, nhiều lao động mất việc làm hoặc tạm nghỉ ở nhà, thu nhập giảm, trong đó có khách hàng của các tổ chức tín dụng, dẫn đến mất khả năng trả nợ các khoản vay tiêu dùng.
Thứ ba, dư nợ tín dụng của các ngân hàng trong 5 tháng qua tăng trưởng chậm, khiến tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ tăng. Ông Phạm Chí Quang, Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, tính đến 29/5, tín dụng mới tăng trưởng 1,96% so với cuối năm 2019 do nhu cầu tín dụng tăng thấp trước tác động của dịch bệnh.
Thứ tư, vào giai đoạn 2014-2015, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã mua số lượng lớn nợ xấu từ các ngân hàng, với giá trị khoảng 200.000 tỷ đồng.
Thời gian đáo hạn của trái phiếu VAMC là 5 năm, nghĩa là các trái phiếu này sẽ đáo hạn vào năm 2019 và 2020.
Năm nay là thời điểm nhiều ngân hàng phải nhận lại những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC mà không xử lý được. iều đó sẽ khiến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng còn tăng lên.
Theo NHNN, đến nay, chưa thể biết dịch bệnh trên thế giới diễn biến thế nào, trong khi kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nên các doanh nghiệp sẽ còn gặp khó khăn và ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.
Theo đó, nợ xấu sẽ tăng, có thể cao hơn 3,67% vào cuối năm nay, thậm chí còn cao hơn nếu doanh nghiệp chậm hồi phục, thị trường xuất khẩu tiếp tục gián đoạn. Có chuyên gia kinh tế còn đưa ra dự báo, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 khoảng 4%.
Thực tế cho thấy, với chính sách cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi vay, các NHTM đã góp phần giảm khó khăn cho khách hàng và giữ cho nợ xấu không bị đẩy lên quá cao trong năm nay. Tuy nhiên, nợ xấu trong dài hạn sẽ là điều phải rất thận trọng.
Với quyết tâm từ cơ quan quản lý tới các thành viên trong hệ thống trong việc không hạ chuẩn tín dụng, hy vọng nợ xấu tại các NHTM sẽ tiếp tục được kiểm soát với tỷ lệ phù hợp trong thời gian tới.
KIDO (KDC): Quay lại mảng cốt lõi, tung bánh trung thu KIDO ngay trong quý III Liên quan đến việc quay lại ngành cốt lõi sau 5 năm bán mảng bánh keọ, tại ĐHCĐ CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) diễn ra sáng nay (15/6), đại diện KDC cho biết, kỳ vọng chỉ sau 2 năm nữa, sẽ nhanh chóng lên vị trí thứ 2 trên thị trường, sau Mondelez. Với lơị thế là kênh phân phối, 20 năm kinh...