Tin đồn “nước sôi đun lại gây ung thư, nước để qua đêm có chất độc”: GS thực phẩm tiết lộ chỉ số gây bất ngờ

Theo dõi VGT trên

Có cơ sở nào cho những lời đồn này không? Làm thế nào để uống nước an toàn và lành mạnh hơn?

Tin đồn nước sôi đun lại gây ung thư, nước để qua đêm có chất độc: GS thực phẩm tiết lộ chỉ số gây bất ngờ - Hình 1

Tác giả bài viết: Tiến sĩ Vương Tư Lộ (Wang Silu), chuyên gia dinh dưỡng quốc gia, chuyên gia đánh giá nội bộ của hệ thống thực phẩm HACCP của Trung Quốc trả lời về tin đồn nước uống liên quan đến ung thư.

Người phản biện và thẩm định bài viết: Giáo sư Lưu Thiếu Vĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông, Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm từ Đại học Bang Pennsylvania, Sau Tiến sỹ tại Đại học Bang Kansas, Hoa Kỳ.

Nước là chất dinh dưỡng thiết yếu không thể thiếu đối với con người. Gần đây, nước lại bị đẩy lên đỉnh của bão, khi có người cho rằng “nước sôi đun lại sử dụng gây ung thư!” “Nước có độc khi để qua đêm, không bao giờ được uống”… khiến dư luận hoang mang, nghi ngờ.

Vậy, có cơ sở nào cho những lời đồn này không? Làm thế nào để uống nước an toàn và lành mạnh hơn?

Tin đồn nước sôi đun lại gây ung thư, nước để qua đêm có chất độc: GS thực phẩm tiết lộ chỉ số gây bất ngờ - Hình 2

Giáo sư Lưu Thiếu Vĩ

Nước sôi đun lại có thực sự gây ung thư?

Nước sôi đun lại, tức là nước đã đun sôi để nguội, rồi lại đun sôi lên sử dụng (đun nhiều lần). Người ta đồn rằng uống nước như vậy sẽ bị ung thư, cơ sở để xuất hiện ý kiến này chủ yếu là các chất “nitrat và nitrit” có trong đó.

Trên thực tế, trong quá trình đun sôi nước nhiều lần, do vấn đề nhiệt độ cao và thiếu oxy, một số chất nitrat trong nước sẽ thực sự chuyển hóa thành nitrit.

Tin đồn nước sôi đun lại gây ung thư, nước để qua đêm có chất độc: GS thực phẩm tiết lộ chỉ số gây bất ngờ - Hình 3

Tin đồn nước sôi đun lại gây ung thư, nước để qua đêm có chất độc: GS thực phẩm tiết lộ chỉ số gây bất ngờ - Hình 4

Tiến sĩ Vương Tư Lộ

Nhưng liệu điều đó có nghĩa là sẽ gây ung thư không?

Sau khi tiến hành nghiên cứu và triển khai thực nghiệm đã xác định, hàm lượng nitrit trong nước máy là 0,007 mg/L, sau khi đun sôi một lần là 0,021 mg/L và hàm lượng sau khi đun sôi 20 lần là 0,038 mg/L.

Hàm lượng axit nitơ trong nước uống được xác định theo “tiêu chuẩn quốc gia” rõ ràng, và giá trị là 1 mg/L.

Từ một góc độ khác, để đạt đến giới hạn này, về lý thuyết, nước cần được đun sôi 200 lần.

Vì vậy, dù đã qua mấy lần đun sôi, giá trị của nó vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc gia, không thể khái quát được, thực tế thì nước sôi đun lại không có mối liên hệ nào với bệnh ung thư.

Video đang HOT

Nước để qua đêm có thực sự độc không?

Một số người nói rằng nước uống để qua đêm rất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư. Lý do vẫn là vấn đề “nitrit”.

Các hợp chất nitrosamine thực sự là một loại phụ phẩm khử trùng nước uống mới, nhưng hàm lượng nitrosamine mà chúng ta ăn/uống vào từ nước uống thực sự là “ít ỏi”.

Vì để sản xuất ra chất nitrosamine cần có môi trường và tiền chất thích hợp, các chất vi khuẩn trong nước sau khi đun sôi sẽ mất hoạt tính, hàm lượng nitrat ít hơn nên không có cơ sở để sản xuất lượng lớn chất nitrosamine.

Do đó, dù nước đun sôi để qua đêm cũng không làm thay đổi bản chất của nước, hàm lượng vi sinh vật có thể tăng lên nhưng không gây hại nhiều hơn cho cơ thể con người.

Tin đồn nước sôi đun lại gây ung thư, nước để qua đêm có chất độc: GS thực phẩm tiết lộ chỉ số gây bất ngờ - Hình 5

Làm thế nào để uống nước an toàn và lành mạnh hơn?

1. Miễn là nước bạn uống là nước sạch, đủ tiêu chuẩn và an toàn, bạn có thể tự tin uống.

2. Uống nước, đừng dính vào lý thuyết bó buộc rằng phải đủ “8 cốc nước”/ngày. Kích thước cốc khác nhau, lượng nước bạn uống đương nhiên sẽ khác.

Trong tài liệu “Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc” khuyến nghị người lớn uống 1500-1700ml nước mỗi ngày là đáng tin cậy nhất, vui lòng tính “số cốc” theo kích thước cốc.

Ngoài ra, nếu thời tiết nóng hoặc một số người thuộc đối tượng đặc biệt (người lao động ngoài trời, vận động viên,…), bạn cũng nên tăng lượng nước uống một cách hợp lý.

3. Chú ý vệ sinh và không uống “nước lã”.

Nước uống phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, an toàn; nhiều người vẫn quen uống nước máy chưa qua đun sôi, nhưng “nước lã” như vậy có thể chứa các chất độc hại như clo, vi khuẩn và trứng côn trùng. Do đó, bạn hãy đun sôi trước khi uống.

4. Không uống nước nóng, nước đá, và nhiệt độ nước phải “thích hợp”.

Uống nước đá sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị lạnh đột ngột, gây co mao mạch, gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Uống nước nóng chắc chắn sẽ làm tổn thương niêm mạc (thực quản, dạ dày), thậm chí tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.

Do đó, nước ở khoảng 37 độ C là đáng tin cậy nhất, tương đương với nhiệt độ cơ thể, và cơ thể con người sẽ chấp nhận nó dễ dàng hơn.

Tin đồn nước sôi đun lại gây ung thư, nước để qua đêm có chất độc: GS thực phẩm tiết lộ chỉ số gây bất ngờ - Hình 6

5. Uống từ từ, đừng uống nhiều nước một lúc.

Đừng lo lắng về việc uống nước, hãy “uống từ từ” từng ngụm nhỏ và tránh việc uống một lúc nhiều nước khi bạn không thấy khát.

Uống không quá 500ml nước mỗi lần để tránh bị ngộ độc nước do uống quá nhiều.

Tốt nhất là uống từng ngụm nhỏ, mỗi lần khoảng 200ml với tốc độ uống chậm và thoải mái.

6. Đừng đợi cho đến khi bạn khát rồi mới uống nước.

Vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người luôn thích đợi đến khi cảm thấy khát rồi mới uống nước, nhưng lúc này cơ thể đã mất nước trầm trọng nên càng đe dọa đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Do đó, hãy phát triển một thói quen uống nước lành mạnh và cố ý lập kế hoạch uống đều đặn một lượng nhỏ nước sau khi thức dậy, trước khi ăn, trước khi đi ngủ và những khoảng thời gian quan trọng khác.

7. Cẩn trọng với các quảng cáo và đừng bị ám ảnh bởi chủng loại nước.

Có rất nhiều loại “mánh lới quảng cáo” trên thị trường, với các loại nước có khái niệm về chủng loại như nước giàu oxy, nước kiềm và nước sinh thái nổi lên thành dòng thông tin bất tận. Trên thực tế, nhiều trong số đó chỉ là “mánh lới quảng cáo”.

Ngược lại, nước đun sôi thông thường có giá cả phải chăng và đáng tin cậy hơn.

Những loại nước có gắn thêm các thành phần khác không phải là thần kỳ. Đừng lãng phí tiền cho cái gọi là sức khỏe.

Độc tố trong bún, mì

Độc chất do vi khuẩn pseudomonas cocotoxin sinh ra gây ung thư khi tích tụ lâu ngày. Nặng hơn, bệnh nhân có thể tử vong ngay sau khi ăn.

Mới đây, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) ghi nhận 9 người bị ngộ độc do vi khuẩn pseudomonas cocotoxin sau khi ăn mì lên men. Ca ngộ độc gây ra cái chết cho 8 người, nạn nhân còn lại đang nguy kịch, phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) phát hiện chất độc do pseudomonas cocotoxin sinh ra trong bột ngô - nguyên liệu làm món mì các nạn nhân đã ăn. Chất độc này cũng được tìm thấy trong dịch dạ dày của nạn nhân.

Tỷ lệ tử vong 40-100%

Ngâm, lên men thực phẩm là thói quen của nhiều gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình lên men, thực phẩm sẽ dễ bị nhiễm khuẩn pseudomonas cocotoxin. Vi khuẩn này phân hủy cùng các chất trong thực phẩm, tạo ra alatoxin và axit men gạo (mycolic acid).

Pseudomonas cocotoxin có thể phát triển từ 25-37 độ C và sinh ra lượng lớn axit men gạo. Khuẩn pseudomonas cocotoxin sợ nhiệt, có thể tiêu diệt khi nấu nướng. Tuy nhiên, axit men gạo do chúng tạo ra có khả năng chịu nhiệt cao, không bị bất hoạt dù đun sôi đến 100 độ C hay ninh, nấu trong nồi áp suất lâu.

Độc tố trong bún, mì - Hình 1

Mì, bún và các thực phẩm lên men, ngâm nước lâu dễ nhiễm vi khuẩn pseudomonas cocotoxin và sinh ra chất độc axit men gạo (mycolic acid). Ảnh: Freepik.

Chúng đều là những chất độc đã được chứng minh gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, thận, tim, não. Chất độc này có thể gây ung thư khi tích tụ lâu ngày. Nặng hơn, bệnh nhân có thể tử vong ngay sau khi ăn như trường hợp 8 người ở Hắc Long Giang.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố ngộ độc khuẩn trong thức ăn lên men. Tờ The Paper trước đó đưa tin ngày 28/7, 11 thực khách ở thị trấn Shenquan, Huilai, Quảng Đông, Trung Quốc bị ngộ độc sau khi ăn mì gạo. Các nạn nhân có cùng triệu chứng nôn, tiêu chảy.

Tháng 6/2014, Trung Quốc cũng xảy ra một vụ ngộ độc pseudomonas cocotoxin nghiêm trọng do khuẩn trong phở lên men. Vụ việc đã khiến 6 người tử vong, 20 bệnh nhân nguy kịch.

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Đánh giá rủi ro An toàn Thực phẩm Trung Quốc nhận được tổng cộng 5 báo cáo về các vụ ngộ độc tương tự với 47 bệnh nhân và 16 ca tử vong. Thực phẩm gây ngộ độc chủ yếu là bún, phở, mì lên men tự sản xuất.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho hay độc tố pseudomonas cocotoxin chưa có thuốc giải. Tỷ lệ tử vong khi trúng độc từ 40 đến 100%.

Từ năm 1953 đến 1994, Trung Quốc ghi nhận 545 vụ ngộ độc thực phẩm do trực khuẩn mủ xanh gây ra. Tỷ lệ tử vong trung bình của các ca mắc là 41,8%.

Độc tố trong bún, mì - Hình 2

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn pseudomonas cocotoxin sinh ra chưa có thuốc giải, tỷ lệ tử vong cao. Ảnh: Freepik.

Triệu chứng và cách xử lý khi ngộ độc

Độc tố do pseudomonas cocotoxin sinh ra được các chuyên gia Trung Quốc phát hiện từ năm 1977. Loại độc này chủ yếu xuất hiện vào mùa hè, thu do thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản.

Ngộ độc pseudomonas cocotoxin là bệnh khởi phát cấp tính. Thời gian khởi phát triệu chứng thường 30 phút sau khi ngộ độc hoặc có thể muộn nhất là 12 giờ. Thậm chí, trong một số trường hợp, nạn nhân có dấu hiệu sau 1-2 ngày. Triệu chứng khi ngộ độc là đau bụng trên, buồn nôn, nôn (chất nôn có màu nâu trong trường hợp nặng), tiêu chảy, chóng mặt, suy nhược.

Trong các ca bị ngộ độc nặng, nạn nhân bị vàng da, chướng gan, xuất huyết dưới da, nôn trớ, tiểu ra máu, bất tỉnh, co giật và sốc phản vệ.

Hiện tại, ngộ độc pseudomonas cocotoxin là bệnh chưa có thuốc giải. Các bác sĩ phải điều trị triệu chứng, thải độc từ từ và chuyển hóa dần chất độc.

Độc tố trong bún, mì - Hình 3

Nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm nôn càng sớm càng tốt. Ảnh: Freepik.

Cục Quản lý Giám sát Thị trường tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đưa khuyến cáo các sản phẩm ngũ cốc lên men (mì, hủ tiếu, bánh bao, bánh nếp/tẻ...), nấm, rất dễ nhiễm vi khuẩn pseudomonas cocotoxin, sau đó sinh ra độc tố. Do đó, chúng ta cần cần trọng khi sử dụng các thực phẩm lên men. Nếu phát hiện các đốm mốc hồng, xanh lá cây, vàng, đen, chúng ta tuyệt đối không được sử dụng.

Khi chế biến các thực phẩm từ nấm, người dân nên kiểm tra xem chúng có bị hư hại, ẩm mốc hay không. Khi ngâm nấm, mọc nhĩ, chúng ta nên sử dụng nước sôi để giảm thiểu sự phát triển của pseudomonas cocotoxin.

Ngoài ra, người dân cũng không nên ngâm thực phẩm lâu vì dễ khiến nó trở thành môi trường cho pseudomonas cocotoxin xâm nhập và sản sinh chất độc.

Sau khi ăn các ngũ cốc lên men, nếu bạn cảm thấy không khỏe hãy ngừng ăn ngay lập tức và tới bệnh viện kiểm tra. Khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần sơ cứu tạm thời bằng cách gây nôn càng sớm càng tốt. Đây là cách để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, cho người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Bạn có thể dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.

Nạn nhân cần được nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày càng tốt. Theo Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khi tiến hành gây nôn, chúng ta cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất thải không bị trào ngược vào phổi gây sặc cho người bệnh. Người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.

Sau khi nạn nhân nôn, đi ngoài, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, người dân cần bù lại cho nạn nhân bằng cách cho uống nhiều nước lọc, oresol hoặc nước gạo rang.

Dù đã được sơ cứu ban đầu, bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Do đó, chúng ta cần đưa nạn nhân tới bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch
05:21:55 16/11/2024
Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp
05:25:24 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024

Tin mới nhất

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"

Tv show

22:18:01 17/11/2024
Trong công diễn đầu tiên của Chị đẹp đạp gió , tiết mục của đội Minh Hằng bất ngờ thua cuộc trước đội ca nương Kiều Anh.

Bị loại khỏi danh sách tuyển Anh, Rashford tìm niềm vui ở Mỹ

Sao thể thao

22:11:28 17/11/2024
Marcus Rashford bỏ lại nỗi thất vọng bị tuyển Anh hắt hủi bằng cách dự khán trận New York Knick và Brooklyn Nets thuộc giải NBA ở New York - Mỹ.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.

Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?

Sao việt

21:28:52 17/11/2024
Kết quả của Kỳ Duyên tại Miss Universe dù gây tiếc nuối, nhưng phần nào minh chứng những cố gắng âm thầm của nàng hậu suốt thời gian qua đã được đền đáp.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.