Tìm tương lai ở trường nghề
Sau mỗi kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ, dường như tâm lý “phải vào được đại học” vẫn đang đè nặng lên nhiều thí sinh. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ khác mạnh dạn chọn con đường mới: Học nghề.
C hắp nối cung – cầu
Ông Hoàng Bá Quyền – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đối tượng thanh niên cần xác định mục tiêu chính đó là nhu cầu học và giải quyết việc làm sau học nghề. “Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn hiện rất lớn, các em luôn xác định đi học để có nghề chứ không phải để lấy bằng cấp. Do vậy, trường nghề là cánh cửa mới cho thanh niên lựa chọn”- ông Quyền chia sẻ.
Tuy nhiên, học nghề phải gắn với việc làm mới có thể thực sự thu hút học viên và xu thế tất yếu hiện nay là các trung tâm dạy nghề, trường nghề thường liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để sau khi các em ra trường có việc làm ổn định. Chẳng hạn, Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân liên kết với Trung tâm Kỹ thuật xe máy Hà Nội để tạo nơi thực tập, làm việc cho học viên sửa chữa xe máy. Ông Phạm Đình Hùng – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật xe máy Hà Nội chia sẻ: “Người làm nghề như chúng tôi rất cần những lao động có tay nghề bài bản, chuyên nghiệp. Vì vậy, việc liên kết với các trung tâm dạy nghề đang là hướng đi của chúng tôi để đảm bảo có nguồn lao động tốt”.
Học viên Trung tâm Dạy nghề Phương Nam trong giờ thực hành
Hoàng Trung Kiên- kỹ thuật viên sửa chữa xe máy tại Trung tâm Kỹ thuật xe máy Hà Nội chia sẻ: “Trước em theo học nghề ngắn hạn tại Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân, kết thúc khóa học, em được trung tâm giới thiệu làm việc tại đây. Vừa làm vừa học hỏi nâng cao tay nghề. Đến nay em đã có mức lương 10 triệu đồng/tháng”.
Video đang HOT
Với các học sinh thuộc diện gia đình chính sách, được hỗ trợ theo Quyết định 1956, một số trung tâm dạy nghề dân lập cũng có các hỗ trợ đặc biệt. Học viên Nguyễn Khánh Hoàn (Cẩm Khê, Phú Thọ) thuộc diện hộ nghèo, đang theo nghề điện dân dụng tại Trung tâm Dạy nghề Phương Nam (Hà Nội) bộc bạch: “Bọn em được miễn giảm 10% học phí, chu cấp chỗ ăn ở và điều kiện sinh hoạt, nên rất yên tâm học tập”.
Bỏ tâm lý khoa cử
Bà Nguyễn Thị Hằng – Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam nhận định, học trường nghề là một lựa chọn “đường gần, dễ đi” để có một ngành học phù hợp với khả năng của nhiều học sinh sau tốt nghiệp THCS hay THPT. Hiện ở các trường nghề cũng tiến hành việc đa dạng hóa ngành nghề với nhiều hình thức đào tạo. Nghề phổ biến nhất là sửa chữa ô tô, xe máy, điện dân dụng, điện thoại, cắt may…, học viên được đào tạo tại chỗ hoặc đưa tới các doanh nghiệp thực tập trực tiếp.
Ông Vũ Phương Nam – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Phương Nam cho biết: “Mặc dù đã đa dạng hóa trường nghề, đa dạng hóa hình thức học tập, nhưng nhiều thanh niên vẫn không mặn mà học nghề. Cái mác “đại học” đã làm lệch lạc suy nghĩ về con đường nghề nghiệp của nhiều học sinh”.
Tuy nhiên, khi bước chân vào các trung tâm dạy nghề, nhiều học viên vẫn còn… ngại ngần. Học viên Lương Văn Cầu (Cư Yang, Eakar – Đăk Lăk), theo học tại Trung tâm Dạy nghề Phương Nam chia sẻ: “Gia đình em khó khăn, bố ốm nặng… thấy bạn bè đi thi ĐH, em cũng muốn đi thi. Nhưng sau em nghĩ, học đại học mà không tới nơi tới chốn thì cũng thất nghiệp, trong khi đi học nghề em có việc làm ngay và còn nhiều cơ hội học hành khác”.
Bà Nguyễn Thị Hằng chia sẻ, từ xưa tới nay, các trường nghề, trung tâm dạy nghề vướng phải một rào cản bởi tâm lý coi trọng bằng cấp của đại đa số phụ huynh, học sinh. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần tuyển dụng đội ngũ có tay nghề chuyên nghiệp là rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các bậc phụ huynh cũng nên định hướng lại để giúp con em học đúng ngành nghề phù hợp. “Mục tiêu hợp lý nhất là phân luồng được 30% học sinh THCS vào học nghề, 50 – 60% học sinh THPT học nghề”- bà Hằng nói.
Theo Dân việt
Trả lại sứ mệnh thực cho tại chức
Hiện tượng bằng tại chức bị phàn nàn, thậm chí bị tẩy chay ở một số nơi, là hiện tượng bất thường so với thông lệ của phương Tây.
Trong khi thực tế, theo học dưới các hình thức phi truyền thống là một lựa chọn của sinh viên (SV) khi họ không có điều kiện vào ĐH ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bởi ở nhiều nơi, chi phí học ĐH là khá đáng kể và đang không ngừng tăng. Đó là chưa nói tới nguy cơ mất thu nhập có thể có trong những năm đi học theo lối truyền thống, nếu họ đi làm thay vì đi học.
Một lớp học của sinh viên năm 3 ngành điện công nghiệp hệ tại chức tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: NHƯ HÙNG
Hơn thế nữa, nhiều người sau một vài năm đi làm cảm thấy cần bổ sung kiến thức hoặc nhận ra mình không thích hợp với nghề nghiệp đang làm, muốn theo học chuyên môn khác để đổi nghề. Vì thế, học tập suốt đời là một nhu cầu ngày càng tăng và không chỉ giới hạn trong các khóa tập huấn ngắn hạn, mà cả đào tạo có cấp bằng.
Vấn đề chất lượng
Ở Hoa Kỳ, không có một dư luận chung phàn nàn về chất lượng của SV phi chính quy. Tất nhiên, các trường khác nhau có chất lượng đào tạo khác nhau, nhưng SV từ một trường thì không có sự khác nhau đáng kể về chất lượng giữa các hình thức học tập theo lối truyền thống hay phi truyền thống, toàn thời gian hay bán thời gian. GS Dennis Berg, nguyên trưởng khoa Sau ĐH của California State University, Fullerton, cho biết SV Mỹ có mức độ tự do rất cao trong việc lựa chọn phương thức học tập. SV bán thời gian có thời gian học trên lớp ít hơn SV toàn thời gian, nhưng bù lại họ phải dành nhiều thời gian hơn cho tự học. Tiêu chuẩn đầu vào và đầu ra không khác nhau, dựa trên cùng một chuẩn mực kiến thức, kỹ năng. Quá trình học dựa trên cùng một chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, nguồn lực và dịch vụ.
Dùng người dựa trên tài năng Cái gốc của vấn đề vẫn là chế độ dùng người và thái độ của xã hội đối với bằng cấp. Dùng người dựa trên tài năng phẩm chất chứ không dựa trên tấm bằng, dựa trên quan hệ thân thế, dựa trên mua quan bán tước là cốt lõi của một xã hội lành mạnh. Khi người giỏi được đặt đúng chỗ xứng đáng thì tất cả mọi người trong xã hội sẽ cố gắng trở thành giỏi, thay vì cố gắng có một tấm bằng mà không có kiến thức, năng lực, phẩm chất tương xứng. Thay đổi thái độ chạy theo hư danh, coi bằng cấp là tiêu chuẩn "cơ cấu", che đậy sự dốt nát bằng các loại bằng cấp, danh xưng, tước vị, thì các loại bằng dỏm, bằng giả, bằng thật học giả tự nó không có đất sống. Khi đó Nhà nước không cần phải kiểm soát, các trường cũng phải nghĩ ra cách để nâng cao chất lượng, vì nếu không họ sẽ trở thành con rắn tự cắn đuôi mình để sống.
Việc chọn học theo hình thức chính quy toàn thời gian hay phi chính quy bán thời gian còn phụ thuộc ngành học. GS Michael Edward McHenry - giáo sư môn khoa học vật liệu tại Carnegie Mellon University, Hoa Kỳ - cho biết có rất ít SV theo học dưới hình thức phi chính quy, bán thời gian ở khoa của ông, lý do vì ngành học của ông đòi hỏi SV phải thực tập và làm việc nhiều trong các phòng thí nghiệm, nếu chọn học theo lối bán thời gian họ sẽ có ít cơ may đạt yêu cầu để được công nhận tốt nghiệp.
GS Martin Hayden, trưởng khoa giáo dục ĐH Southern Cross ở Úc, người có nhiều kinh nghiệm làm việc tại VN, cũng cho biết ở Úc, giống như mọi quốc gia phương Tây, hoàn toàn không khác nhau chút nào về chất lượng đào tạo đối với mỗi chương trình cấp bằng: cùng một bằng cấp có nghĩa là cùng một tiêu chuẩn học tập, giảng dạy và đánh giá, dù học toàn thời gian, bán thời gian hay từ xa, tại chức. Hiện tượng bằng tại chức bị phàn nàn, thậm chí bị tẩy chay ở VN, là hiện tượng bất thường so với thông lệ của phương Tây.
Xác định đúng mục tiêu
Khi nói "hệ tại chức đã hết sứ mệnh lịch sử" là chúng ta đã mặc định "sứ mệnh lịch sử của hệ tại chức là hợp thức hóa vấn đề bằng cấp cho những người cần có bằng cấp". Nếu có một sứ mệnh như thế, đúng là cần chấm dứt ngay sứ mệnh ấy và trả lại cho hệ tại chức sứ mệnh thật sự của nó là đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho tất cả mọi người.
Để thực hiện được sứ mệnh thật sự này, hệ tại chức cần có những tiêu chuẩn đầu vào và nhất là tiêu chuẩn đánh giá đầu ra như hệ chính quy, cần đảm bảo cùng một chuẩn mực trong quy trình đào tạo. Ở các nước tuy học bán thời gian theo lối vừa học vừa làm, SV vẫn đến trường, vào thư viện, tham gia thực nghiệm, thực tập, tiếp xúc với giáo sư ngoài giờ giảng chỉ có thời gian học trên lớp ít hơn và linh hoạt hơn để phù hợp với điều kiện vừa học vừa làm của họ.
Phải xác định lại mục tiêu thật sự của hệ đào tạo không chính quy, vì mục tiêu khác nhau thì cách làm sẽ khác nhau, và cách làm khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Nếu xem vấn đề tại chức là vấn đề nồi cơm của các trường, thì chất lượng rất dễ bị thả nổi trong bối cảnh người học cần có bằng cấp chứ không cần kiến thức thật sự.
Nếu hệ tại chức nhằm tạo điều kiện cho người vừa làm vừa học nâng cao kiến thức thì chất lượng đào tạo là mục tiêu. Để đạt được mục tiêu đó, cần có những hình thức, phương tiện giảng dạy phù hợp, đúng như GS Lâm Quang Thiệp đã nói.
Theo tuổi trẻ
MBA Quốc tế chất lượng cao, học phí ưu đãi tại HUTECH. Bằng cấp được Quốc tế công nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cấp phép, chất lượng đào tạo tốt, địa chỉ học tập tin cậy, học phí hợp lý (chính sách học phí ưu đãi đến 50%) là những ưu điểm nổi bật của một chương trình Thạc sỹ Quốc tế. Và chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh...