Tìm tô bún bò ngon nhất Sài Gòn
Phở Hà Nội và bún bò Huế “di cư” vào Sài Gòn đã làm cho hủ tiếu bớt đi phần nào vị trí thống trị. Phở thì có vẻ hơi “khó tính” một chút, tức là hàng quán phải tươm tất, thành phần tô phở hùng hậu nên giá bán cũng khá cao.
Còn với món bún bò thì tiệm sang cũng có, mà bình dân trong hang cùng ngõ hẻm cũng có.
“Nhiều người nấu là để bán, tui nấu là để thỏa sức và thỏa hồn, chăm chút hết sức cho nồi bún nên không thể nào nấu khác đi được”, chị Út chia sẻ.
Bún bò Huế ở Sài Gòn cũng có hai dòng: bún bò Huế “lai” với khẩu vị đã thay đổi để phù hợp với người Sài Gòn, hoặc bún bò Huế giữ nguyên Huế dành cho người Huế tha hương hay người miền Trung ưa vị mặn mòi của mắm ruốc.
Theo chỉ dẫn của nhiều người bạn Huế, tôi tìm đến quán bún bò Út Hưng trong hẻm 6C Tú Xương (quận 3). Những người “rặt Huế” vẫn thường tìm đến quán bún không biển hiệu này để thưởng thức một tô bún đúng vị của quê hương.
Chị tên Út, anh tên Hưng nên thực khách quen thường gọi là bún bò “Út Hưng”. Gia đình chị đã bán bún bò ở Sài Gòn hơn 13 năm nay, với 11 lần thay đổi địa điểm, khởi nghiệp chỉ là gánh bún trên vỉa hè.
“Bà nội tui là người nấu bún bò từ thuở rất xưa ở làng An Cựu. Nếu còn sống thì bà nội đã hơn 100 tuổi. Bà nội truyền lại cho các con và bây giờ là các cháu nối nghề”, chị Út tự hào kể.
Cũng như nhiều o (cô), nhiều mụ (bà) gánh bún bò ở Huế, bà nội chị Út cũng gánh bún bò đi bán rong khắp nơi, sau đó thì ngồi bán ở chợ An Cựu. Chị Út thì đi tìm một chân trời mới để bán món này, đó là Sài Gòn.
Hỏi rằng tại sao chị không bán bún bò “lai” (bún bò kiểu miền Nam, có bỏ đường, ít ruốc và sả, nhiều nơi cho thêm cả thơm để tăng vị ngọt), chị Út cho hay, chị nấu bún bò bằng cả tâm hồn, nỗi nhớ Huế của mình nên không thể thay đổi cách nấu được.
Tô bún bò Huế thuộc hàng ngon nhất nhì Sài Gòn.
Video đang HOT
Hấp dẫn những lát bắp bò.
“Nhiều người nấu là để bán, tui nấu là để thỏa sức và thỏa hồn, chăm chút hết sức cho nồi bún nên không thể nào nấu khác đi được”, chị Út chia sẻ.
Nếu tới số nhà 6C Tú Xương (quận 3), bạn sẽ thấy một gánh bún đúng kiểu Huế, với nồi nấu bún là loại nồi nhôm đáy tròn, cổ eo, miệng loe nhưng thân phình to. Kiểu nồi này xuất hiện vào thập niên 60 ở Huế, thay thế cho nồi đất ngày trước.
Nồi sâu lòng nhưng nhỏ miệng nên giữ nhiệt rất tốt. Điểm thú vị là khi bán hết, chỉ cần nghiêng nồi lúc nước gần cạn hết vẫn có thể múc được đến tô cuối cùng. Cái nồi trông nhỏ nhắn mà dường như múc vô tận, chỉ cần chao cái muôi là múc được đủ thứ trong lòng nồi: miếng giò heo, miếng huyết, cục thịt bò gân hay miếng giò viên…
Khách sành ăn món Huế thường tìm gánh bún nào có chiếc nồi này vì họ cho rằng nấu nồi đó bún bò mới ngon. Bởi vậy chiếc nồi là tài sản vô giá của người nấu bún bò Huế.
Chị Út cho biết, bún bò Huế khởi thủy rất đơn giản, chỉ có giò heo và bò bắp hầm mềm, không ăn kèm rau, giá như bây giờ. Bà nội chị trước đây vẫn bán thêm cả giò sống – chả lụa viên tròn (thịt nạc heo quết nhuyễn trong cối đá với nhiều tiêu hạt).
Nồi bún hiện tại của chị Út có đủ thứ mà người Huế hiện đại cần: chả lụa, chả cua, giò heo, bắp bò, huyết (bún bò Nam không nấu với huyết heo), có cả bò tái và chả bò tùy theo sở thích của khách. Để tăng thêm độ ngọt cho nước lèo, chị Út còn dùng thêm cả xương đầu heo.
Đi tìm tô bún Huế đích thực ở Huế thời nay cũng đã khó rồi, huống chi ở Sài Gòn. Ngay cả người Huế cũng rất tranh cãi khi nói về bún bò Huế đích thực.
Có lẽ, nên dẫn lời của một người con xứ Huế nặng lòng với quê hương dù đang là giảng viên đại học trên đất Mỹ Trần Kiêm Đoàn:
“Theo thời gian và không gian, bún bò Huế có lúc và có nơi chỉ còn là một cái tên nhưng phẩm chất, đặc tính, mùi vị… đã hoàn toàn biến đổi. Nhiều người vẫn tẩn mẩn tự hỏi, không biết tô bún bò Huế thời vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và tô bún thời vua Bảo Đại thoái trào năm 1954 có gì khác nhau trong cung đình và ngoài phố chợ.
Có điều rõ ràng là khách ăn bún Huế sẽ cảm thấy tô bún An Hoà khác hẳn tô bún An Cựu, nơi nầy có thêm lát chả, nơi kia có thêm miếng huyết, nơi nọ có chút rau thơm và chuối cây xắt mỏng lơ thơ. Càng đi xa, tô bún ở Đà Nẵng không giống tô bún Sài
Gòn; tô bún Huế Ca-li khác xa tô bún Huế Texas”.
Bàn về ẩm thực, 9 người 10 ý, nên thường gây tranh cãi về độ ngon và tính chính thống của món ăn. Nhưng thôi, mảnh đất Sài
Gòn đã cho bạn quá nhiều lựa chọn. Vì vậy cũng không quá khó để tìm được tô bún bò rất “Huế” giữa lòng thành phố đa văn hóa này.
Bún bò Út Hưng, 6C Tú Xương, phường 7, quận 3
Mở cửa: từ 6h30 đến tầm 9, 10h sáng
Giá: Bún bò (45.000đ/tô), cơm hến, bún hến (30.000đ/phần)
Theo: Xaluan
Sài Gòn: đi đâu để tìm milo dầm trân châu "thần thánh" trên khắp thành phố?
Tổng hợp một số địa chỉ milo dầm trân châu vòng vòng Sài Gòn cho những bạn nào muốn thưởng thức mà không phải đi xa.
Có một nỗi khổ mà nhiều người mê ăn uống sẽ hiểu ấy là biết về một món gì đó ngon lắm, thích lắm, nhưng nhận ra nó cách mình cả chiều dài thành phố. Nhưng may thay, khi một món nào bắt đầu phổ biến dần đều thì những địa chỉ bán sẽ tăng lên và chúng ta không phải đi xa nữa. Milo dầm cũng thế. So với lúc mới xuất hiện thì hiện tại, bạn có thể tìm thấy chỗ bán milo dầm trân châu ở khắp Sài Gòn.
Chú Vũ (131 Cô Bắc, Phường Cô Giang, Q1)
Nguồn ảnh: @rio.thefoodlist.
Khách hàng chính của chú Vũ có lẽ là cacs em học sinh do chú bán rất gần trường tiểu học Lương Thế Vinh. Tuy nhiên điều này cũng không ngăn các khách hàng "lố tuổi" ủng hộ. Milo dầm trân châu của chú mang hương vị tuổi thơ, với những viên trân châu bóng loáng, dai dai và bột milo dằm cùng đá lạnh. Dung lượng milo dầm của chú không tới đầy một ly như nhiều chỗ khác, nhưng đổi lại có giá mềm hơn hẳn là chỉ 10k/ly.
Trà Sữa Túi Lọc Dì Mũi (149/2 Cô Giang, Phường Cô Giang, Q1)
Nguồn ảnh: La Cà Sài Gòn.
Đây là một trong số những địa điểm mà giới trẻ Sài Gòn thường lui tới khi muốn thưởng thức milo dầm trân châu. Khác với nhiều chỗ khác, trân châu Dì Mũi là trân châu tự làm, thường được để trong một thùng ướp lạnh. Trân châu mềm, có vị thơm và ngọt. Nhiều bạn cũng cho rằng trân châu ở đây nhiều hơn so với những chỗ khác, song cũng được bán với cái giá cao hơn chú Vũ là 15k/ly.
Monkey In Black (698 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Q10)
Có thể nhiều bạn chưa biết chuỗi quán cà phê Monkey In Black cũng có phục vụ cả milo dầm trân châu nữa đấy. Milo dầm của quán có giá hơi đắt hơn các hàng quán vỉa hè là 39k/phần. Tuy nhiên quán cũng có cách chế biến và thêm thắt đặc biệt nên cũng đáng để thử. Tuy nói là "dầm", nhưng phần cacao đã được xay mịn với đá, thêm lớp bột milo dày phủ lên trên. Topping ngoài trân châu còn có thêm ngũ cốc milo giòn giòn nhai rất vui miệng.
Cô Thu (436B/18 đường 3 tháng 2, Q10)
Cô Thu cũng là một cái tên mà nhiều bạn trẻ hay "réo gọi" mỗi lần thèm lắm một ly milo dầm siêu to khổng lồ. Mặc dù ly của cô có giá là 20k, coi như đắt nhất trong số những ly milo dầm vỉa hè, song chẳng ai phiền. Mọi người đều thấy đáng vì kích cỡ một ly của cô Thu rất to cũng như đầy ắp các loại thạch, chứ không chỉ trân châu. Một ly của cô Thu gồm milo, đá, sữa đặc và các loại topping khác nhau. Bạn có thể yêu cầu cô chỉnh độ ngọt, béo, số lượng đá...
Theo tri thức trẻ
Món bánh mì hấp Sài Gòn có gì đặc biệt mà hút khách đến vậy? Thưởng thức món bánh mì hấp Sài Gòn, bạn sẽ cảm nhận được sự giòn giòn của rau, vị bùi, ngọt bùi của thịt bò với bánh mì, thêm mùi thơm lừng của đậu phộng. Tất cả hòa quyện, tạo thành hương vị rất lạ. Không như những loại bánh mì nhồi nhân quen thuộc, bánh mì hấp sẽ mang đến hương vị...