Tìm thấy 24 hành tinh già hơn Trái đất có thể có sự sống
Đó là những hành tinh có điều kiện thích hợp cho sự sống hơn nhiều so với Trái đất. Hơn nữa, chúng quay quanh những ngôi sao có tuổi đời lâu hơn Mặt trời, Sputnik dẫn kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrobiology.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố môi trường của 4.500 ngòai hành tinh đã biết và xác định trong số đó có 24 hành tinh có tiềm năng của sự sống .
Các hành tinh này có tuổi già hơn, lớn hơn, ấm hơn và có thể ẩm hơn Trái đất, đồng thời những hành tinh này quay quanh các ngôi sao chậm thay đổi, có tuổi đời cao hơn Mặt trời.
Thậm chí có những hành tinh “có siêu tiềm năng sống”, nơi sự sống có nhiều cơ hội phát triển lên các dạng cao hơn trên Trái đất.
Thông cáo báo chí dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Dirk Schulze-Makuch, cho biết: “Với sự ra đời của kính viễn vọng không gian mới, chúng ta sẽ có thêm thông tin, vì vậy điều quan trọng là phải chọn đúng mục tiêu. Chúng ta phải tập trung vào một số hành tinh nhất định, có những điều kiện hứa hẹn nhất cho sự sống phức tạp. Điều quan trọng là không nên chỉ giới hạn trong việc tìm kiếm Trái đất thứ hai, bởi vì có thể có những hành tinh thậm chí còn phù hợp với sự sống hơn hành tinh chúng ta”.
Hành tinh Kepler-442b được NASA phát hiện, công bố vào tháng 1/2015, có kích cỡ lớn hơn Trái đất, có bán kính lớn gấp 1,34 lần và khối lượng gấp 2,34 lần Trái đất, nằm cách xa 1.206 năm ánh sáng. Kepler-442b sở hữu một khoảng cách hoàn hảo với ngôi sao chủ của nó và được đánh giá là thích hợp với sự sống hơn cả Trái đất. Đây được cho là một trong những nơi tiềm năng có thể người ngoài hành tinh sinh sống. Ảnh: Twitter/Astronomy Club.
Từ kho lưu trữ Keplerian về các ngôi sao, các tác giả đã chọn các hệ hành tinh-sao với các hành tinh dạng như Trái đất, nằm trong vùng có thể sinh sống được của nước lỏng.
Các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến các sao loại G (có tuổi thọ dưới 10 tỷ năm) có cùng lớp quang phổ với Mặt trời, cũng như các sao lùn lớp K, có phần lạnh hơn, khối lượng nhỏ hơn và ít sáng hơn Mặt trời, nhưng sống lâu hơn, tới 20-70 tỷ năm.
Theo các tác giả, sự sống dễ phát triển hơn trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ cao hơn một chút – khoảng 5 độ C so với trên Trái đất. Bằng chứng là, các khu vực rừng nhiệt đới có sự đa dạng sinh học hơn đáng kể so với các khu vực khô cằn hoặc lạnh hơn.
Tuy vậy, ở các ngôi sao lạnh hơn, sự sống trên các hành tinh xoay quanh chúng cũng có lợi thế là có nhiều thời gian hơn để phát triển.
Thứ cực kỳ chết chóc này đã giúp Trái Đất... có sự sống
Nghiên cứu của Mỹ không những tìm ra yếu tố bất ngờ quyết định khả năng sống được của Trái Đất mà còn có thể định hướng cho các nhiệm vụ săn tìm sự sống ngoài hành tinh
Công trình của nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Santa Cruz cho thấy các nguyên tố phóng xạ lâu đời được kết hợp vào một hành tinh đá trong giai đoạn hình thành có thể quyết định khả năng sinh sống của hành tinh đó trong tương lai.
Các nguyên tố như thorium và uranium có thể là nỗi ám ảnh với con người hay các sinh vật khác ngày nay. Nhưng ở bên trong lõi Trái Đất thuở sơ khai, chính quá trình phân rã các nguyên tố này đã tạo nên sự gia nhiệt cần thiết từ bên trong cho hành tinh. Sự gia nhiệt này thúc đẩy quá trình kiến tạo mảng và có thể cần thiết để hành tinh tạo ra từ trường.
Ảnh đồ họa mô tả các dạng hành tinh đá có thể sống được nhờ sự tồn tại vừa đủ của các nguyên tố phóng xạ - Ảnh: MELISA WEISS
Từ trường của Trái Đất giúp bảo vệ hành tinh khỏi gió Mặt Trời và các tia vũ trụ độc hại, trong khi quá trình kiến tạo mảng giúp thúc đẩy các phản ứng hóa sinh tạo ra sự sống sơ khai, cũng như góp phần lớn vào sự ổn định của khí quyền và khí hậu. Toàn bộ những yếu tố này bảo đảm cho sự sống có cơ hội được phát triển an toàn và ngày một tiến hóa.
Và một điều may mắn nữa là lượng phóng xạ trên Trái Đất đã vừa đủ. Nếu nhiệt phóng xạ từ lõi quá cao, hành tinh sẽ hoạt động quá mức, ví dụ núi lửa phun liên tục khiến các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt diễn ra thường xuyên hơn và khắc nghiệt hơn.
Theo giáo sư Francis Nimmo, một trong các tác giả chính của nghiên cứu, do thành phần của một hành tinh liên quan mật thiết đến ngôi sao mẹ tạo ra nó, nên việc dùng quang phổ học để xác định thành phần các ngôi sao sẽ giúp suy đoán xem hành tinh quay quanh nó có khả năng hỗ trợ sự sống hay không. Điều này sẽ giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm đáng kể trong các hành tinh thuộc vùng sự sống Goldilocks của các ngôi sao.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.
300 triệu hành tinh có thể có sự sống, gần nhất cách Trái đất 20 năm ánh sáng Một nghiên cứu mới đây cho thấy thiên hà có thể chứa tới 300 triệu hành tinh có khả năng hỗ trợ sự sống. Tuy nhiên trong số 300 triệu hành tinh này, chúng ta mới chỉ phát hiện được 4.500 ngoại hành tinh. Phân tích dữ liệu từ kính thiên văn không gian Kepler, các nhà nghiên cứu phát hiện 50% trong...